• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Thông tin cần biếtTại Việt Nam
  • UKEnglish

Giá trị lịch sử

Danh tướng Ả Nang Công Chúa và chồng là Hùng Thiên Bảo Hộ Quốc Công

Theo thần tích ở đền Tuyền Liệt (nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc) thì lúc bấy giờ, Ả Nang đã cùng chồng là Hùng Bảo tập hợp được trên hai trăm người và chia làm hai đội quân, tình nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng.

Thần tích kể lại rằng:

Vào thời thuộc Hán, bộ chủ Hải Dương là Hùng Trọng, người trang Toàn Liệt và vợ là Trương Quyền sau khi thành thân sinh hạ được một người con trai, đặt tên là Hùng (Thiên) Bảo. Năm Hùng Thiên Bảo lên 10 thì cha mất, Hùng Bảo làm bộ chủ thay cha, nhờ tài năng, đức độ của mình mà được hào kiệt khắp nơi tìm về quy phục. Năm 21 tuổi thì mẹ qua đời.

Nữ kiệt Trần Nang theo mặt chữ trong thần tích là Trần Thị Nương, dân làng tránh húy gọi kiêng là Trần Nang. Cô là con gái ông Trần Hậu người làng Thái Lai. Khi đó có một hào trưởng ở địa phương tên là Đinh Công Dũng tới hỏi Trần Nang làm vợ. Thấy Dũng là người tham bạo nên ông Trần Hậu không gả. Từ đấy Dũng sinh thù.

 Ít lâu sau, bộ chủ Hùng Trọng, nhân về thăm quê thấy Trần Nang đẹp người đẹp nết liền dạm hỏi cho con trai là Hùng Bảo. Và sau đó ít lâu đám cưới được tổ chức. Nhưng giữa lúc đón dâu thì Đinh Công Dũng đem thủ hạ tới đốt phá trang ấp.

Một năm sau, anh kiệt Hùng Bảo đi chu du khắp nơi, đến huyện Chu Diên thì được Trần Công gả con gái là Trần Thị Nương làm vợ; đến ngày cưới thì bị Đinh Công Dũng, một hào phú địa phương đem 100 người đến cướp dâu, Đinh Công Dũng bị Hùng Bảo chém chết, gia binh chạy toán loạn; đám cưới tiếp tục tiến hành, rồi ông đưa vợ về Hải Dương.

Năm Giáp Ngọ, Hán Thế Tổ sai Tô Định sang làm thái thú Giao Châu; Tô Định vô cùng bạo ngược, tàn sát, áp bức dân lành. Bè đảng của Đinh Công Dũng cấu kết với quân Hán, bắt giết Trần Công; được tin cấp báo, vợ chồng anh kiệt Hùng Bảo, Trần Nang kéo quân về nhưng không kịp, đành an táng cha tại trang Thái Lai (nay là thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng), lập cung ở đó để canh gác mộ phần Trần Công (bây giờ là đền Thái Lai); Hùng Bảo thì đóng ở cung Tuyền Liệt (thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập ngày nay) cách đấy không xa.

Thù nhà, nợ nước, hai vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nang chiêu dụ hào kiệt, anh tài được hơn 300 người, Đội thị vệ do Trần Nương chỉ huy có 42 nữ tướng tài giỏi nổi lên chống giặc Hán. Từ đó, vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nang càng nổi tiếng, các anh hùng, tù trưởng trong vùng đều khâm phục.

Bấy giờ trong huyện có Hai chị em Bà Trưng dòng dõi Vua Hùng. Trưng Trắc cũng bị giặc giết mất chồng là Thi Sách, nên rất căm thù và đang chiêu tập binh mã để khởi nghĩa. Biết tin vợ chồng Hùng Bảo – Trần Nang cùng chí hướng, Nhị thánh vương mang hịch đến chiêu dụ (ngày 11-8 năm Canh Tý). Anh kiệt Hùng Bảo rất phấn khởi liền tập hợp hết tráng sĩ, gia thần được 500 người và đội quân của nữ trung hào kiệt Trần Nang gồm 251 nữ binh đến hội quân cùng Bà Trưng.

Trưng Nữ vương cả mừng khao thưởng quân sĩ. Phong cho Hùng Bảo làm Tiết chế tiền quân, Trần Nang làm trưởng lĩnh quân trung nữ binh. Sau đó Trưng Nữ Nhị Vương làm lễ tế cáo trời đất, thánh thần địa linh chi chủ rồi chia 2 đạo thủy bộ tiến đánh Tô Định.

Quân Tô Định thua to tháo chạy về nước. Nghĩa binh thừa thắng thu lại 65 thành trì trên toàn cõi Nam Bang. Hai Bà Trưng Trắc – Trưng Nhị lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương; phong cho Hùng Bảo là Thiên Bảo hộ quốc đại vương, phong cho Trần Nang là Ả Nương hoàng công chúa. Các tướng sĩ khác cũng đều được phong thưởng.

Đất nước thái bình, đại vương Hùng Thiên Bảo xin vua cho về cung ấp. Trưng Vương ưng thuận, ban thưởng cho vợ chồng Hùng Bảo 300 lạng vàng, bạc, ban cho Hùng Bảo đất Toàn Liệt, ban cho Trần Nương đất Thái Lai làm thực ấp. Lúc sống thì làm cung ấp, lúc hóa thành nơi phụng thờ mãi mãi.

Trưng Vương ở ngôi được 3 năm thì nhà Đông Hán sai Mã Viện, đem 20 vạn quân sang xâm chiếm, báo thù. Trưng Vương liền triệu vợ chồng Hùng Bảo hồi kinh để mang quân ứng chiến. Ông bà mang quân thẳng đến đất Đô Dương - Cửu Chân chiến đấu với quân Hán. Nhị thần tướng chém liền hơn 10 tướng giặc, song quân giặc quá đông, biết khó cự được nên ông bà phá vòng vây, chém liền mấy tướng giặc nữa rồi chạy về đất Chu Diên. Quân giặc đuổi theo, đến bến Tuyền Liệt, ông bà lao xuống sông tuẫn tiết.

Thương mến và cảm phục vợ chồng người tướng tài giỏi, trung liệt, Trưng Nữ Vương và các đời vua sau này đều phong mỹ danh cho ông bà Hùng Bảo - Trần Nang (Nương). Thần tướng Hùng Bảo là “Uy linh hiển ứng thiên bảo hộ quốc đại vương”. Phong cho thần nữ tướng quân Trần Nang (Nương) là “Ả Nương Hoàng công chúa đại vương linh phù chi thần”.

Tưởng nhớ đến công lao to lớn của vợ chồng người tướng tài ba, trung liệt, nhân dân Phú Mỹ lập đình thờ hai vị, tôn đại vương Hùng Thiên Bảo, vương nữ Trần Thị Nang (Nương) là Thành hoàng làng. Trong các dịp lễ tết, các ngày tuần tiết đều sắm sửa lễ nghi, đèn nhang thờ phụng.

Đình Phú Mỹ: Tuyệt tác nghệ thuật điêu khắc, nơi thờ phụng đại vương Hùng Thiên Bảo, vương nữ Trần Thị Nang (Nương)

Đình Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ đẹp nhất Việt Nam với nghệ thuật trang trí, điêu khắc đề tài sinh hoạt của con người, các con vật, hoa, lá, vân mây đầy tinh tế.

Trụ cổng đình Phú Mỹ

 Hậu cung đình Phú Mỹ

 Hồng mã trong đình Phú Mỹ

 

 Điêu khắc người ôm cổ rồng tại đình Phú Mỹ

 Điêu khắc nhị long vờn mây

 Điêu khắc voi chiến

 Kiến trúc đình bao gồm: Cổng trụ, sân, toà Đại đình. Hai bên toà Đại đình có 2 toà Tả vu, Hữu vu.

 Điêu khắc Tứ linh trên các xà nách hai gian bên cạnh chính điện

 Toà Đại đình có bố cục chữ “Đinh”

 Điêu khắc hình tượng cầu kỳ, tinh tế trên các bức cốn, xà, đầu dư, kẻ, bẩy. Các tác phẩm điêu khắc là những đề tài sinh động về con người, các linh vật, hoa, lá, vân mây

 Bạch mã trong đình Phú Mỹ

Tổng hợp và biên tập: Nguyễn Thy Nga

 
Trở về đầu trang
   Danh tướng Việt Nam Ả Nang Hùng Bảo Hai Bà Trưng
1.5   Tổng số:2 lượt

Các tin khác

  • Long An phát triển du lịch qua di tích lịch sử - văn hóa
  • Đông đảo người dân xếp hàng chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
  • Đồng Nai: Huyện Vĩnh Cửu xây dựng những mô hình du lịch đặc trưng
  • Đà Nẵng: Sẵn sàng phục vụ du khách dịp lễ và mùa cao điểm
  • Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
  • Thúc đẩy du lịch gắn với bảo tồn động vật hoang dã
  • Sơn La: Du lịch thể thao đa dạng và hấp dẫn
  • Làng Nôm - Hưng Yên: Nơi hồn quê lắng đọng, nơi lịch sử vẹn nguyên
  • Nhảy lửa và đập trứng trong ngày hội Novruz Bayram
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    150
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    147
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    139
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    114

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch