• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
Văn hóaNgôn ngữ văn học
  • UKEnglish

Ngôn ngữ văn học

Kỷ niệm 100 năm thành lập Thư viện quốc gia Việt Nam: Nhiều ứng dụng công nghệ tiện ích

Cách đây 100 năm, ngày 29/11/1917, Thư viện Trung ương Đông Dương - tiền thân của Thư viện quốc gia Việt Nam ngày nay được thành lập tại 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt đối với sự ra đời của hoạt động thư viện Việt Nam.

Năm 1958 Thư viện được chính thức mang tên Thư viện quốc gia (TVQG) theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Ngày 5/12/2012 TVQG chính thức là thành viên Thư viện số Thế giới (WDL) do UNESCO sáng lập và hỗ trợ. Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, mở thêm các dịch vụ mới phục vụ nhu cầu học tập, giải trí của toàn xã hội, năm 2016, TVQG đã triển khai “Thư viện thông minh 2.0” với “Không gian chia sẻ S-hub”- một mô hình dịch vụ thư viện đổi mới, không chỉ phục vụ việc đọc mà còn là nơi trao đổi tri thức, thảo luận, làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng sáng tạo trong không gian tiện nghi hiện đại và thiết bị công nghệ cao. TVQG được trang bị hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội, hiện hạ tầng cơ sở đang được khai thác khá hiệu quả như: Hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số (2001), Hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại TVQG và Thư viện 61 tỉnh thành phố (2003); Ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại TVQG và hệ thống Thư viện công cộng (2005); hệ thống mượn - trả tự động (2015-2017).

Hiện, TVQG có hơn 200 máy trạm phục vụ xử lý tài liệu, số hóa và phục vụ bạn đọc. 18 máy chủ với các máy chủ chức năng phục vụ: quản trị mạng (DNS, DHCP, Firewall, ISA), thư viện điện tử tích hợp (ILIB, OPAC), thư viện số (docWork, Veridian), các bộ sưu tập số (Luận án tiến sĩ -tóm tắt, toàn văn), báo, tạp chí Đông Dương, sách Đông Dương toàn văn, sách Hán Nôm toàn văn), lưu trữ dữ liệu (Data Server), website (Tiếng Việt và Đa ngôn ngữ). Thư viện hiện có hơn 2,5 triệu đơn vị tư liệu và bộ sưu tập số gần 5,8 triệu trang tài liệu do TVQG tạo lập. Trong vốn di sản văn hiến to lớn đó, có sự góp mặt của các bộ sưu tập tư liệu quý giá từ thế kỷ 17 đến nay, như: Gần 1.580.000 bản sách là bộ sưu tập các xuất bản phẩm Việt Nam, về Việt Nam từ 1922 đến nay; 29.200 bộ luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong nước và nước ngoài, của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam; 5.280 bản Hán Nôm viết tay; 68.500 bản tư liệu Đông Dương (trong đó có 1.700 tên báo-tạp chí); 3.996 tư liệu thời kỳ kháng chiến từ 1946-1954; 500.000 đơn vị tư liệu nước ngoài thông qua trao đổi, nhận biếu tặng từ các thư viện, các cơ quan thông tin, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và ở Việt Nam; 9.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài (tương đương với hơn 1.300.000 số báo, tạp chí). Các cơ sở dữ liệu số toàn văn do TVQG tạo lập có trên 5 triệu trang tài liệu số; hơn 4.300 cuộn vi phim do TVQG chụp. Ngoài ra, còn nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh, ảnh, bản đồ, hàng ngàn tên sách của nước ngoài viết về Việt Nam, của người Việt Nam viết và xuất bản ở nước ngoài...

Với những đóng góp to lớn đối với việc phổ biến văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của nhà nước, TVQG đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba...

Nguồn: Báo Du Lịch
Trở về đầu trang
   Thư viện Quốc gia Việt Nam thành lập
3   Tổng số:1 lượt

Các tin khác

  • Các Đạo sắc phong tại đình Yên Phú, Thanh Trì, Hà Nội
  • Nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu
  • Những tư liệu mới về Trịnh Công Sơn: Hai mươi năm vơi cạn lại đầy...
  • Chúc văn Khánh thành đền thờ nữ tướng Lê Chân ở Đông Triều, Quảng Ninh
  • “Long Hưng Triệu Vũ Đế, tư liệu và luận giải” ra mắt độc giả nhân dịp Lễ hội đền Đồng Xâm
  • Hiền tài quốc gia chi nguyên khí - hiền tài là nguyên khí quốc gia
  • Các tác gia văn học trung đại – Châu bản viết gì về họ? Phần 2
  • Các tác gia văn học trung đại – Châu bản viết gì về họ? Phần 1
  • Chiếu dời đô – Thiên đô chiếu và hành trình Thăng Long
  • Phật giáo - Những vấn đề Triết học: Về việc nghiên cứu Phật giáo và Nhật Bản và Trung Quốc
  • 12345

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    144
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    110

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch