Làm bánh gai cầu kỳ và khó hơn so với nhiều loại bánh truyền
thống ở Cao Bằng. Theo truyền thống của người dân tộc Tày và Nùng ở Cao Bằng
thì ngày rằm tháng 7, nhà nào cũng làm bánh gai và bánh rậm để bày thắp hương
cúng tổ tiên.
Làm bánh gai khó và kỳ công hơn bánh rậm. Đầu tháng 7, các
cô cậu bé đi tìm những bụi chuối mật to đẹp để róc lấy những chiếc lá to nhất,
phơi nắng cho vàng héo rồi bó thành từng bó mang về. Trẻ em lên rừng hái lá
gai rừng (lá dài), phải lấy hàng bao to và lá gai vườn (lá tròn) mang về,
tước gân lá phơi khô. Người lớn (các ông bố, bà mẹ) chuẩn bị gạo nếp
ngon, đậu xanh, cốt dừa và dầu vani. (hoàn toàn có thể bánh gai nguyên
thủy không có cốt dừa và dầu vani, nguyện liệu này nhiều khả năng
cho thêm vào khi đã trở thành sản phẩm kinh doanh nổi tiếng trên thị
trường).
Để làm bánh ngon thì phải chuẩn bị các nguyên liệu chính gồm
gạo nếp (bánh gai khó hơn các loại bánh khác, để có được vỏ bánh ngòn,
yêu cầu gạo nếp khá khắt khe, người có kinh nghiệm thường chọn nếp ngon
nhất ở Cao Bằng là gạo nếp huyện Trùng Khánh). Lá bánh gai phải có 2 loại lá
gai rừng (không có ở đồng bằng) (lá nhọn – tạo màu đen đặc trưng và độ
dai dẻo của bánh, lá gai vườn (lá tròn – hình thành màu đen nhánh đẹp).
Bánh được gói bằng lá chuối rừng nhưng lại là lá cây chuối mật (chuối lá)
chứ không dùng lá các loại chuối thông thường, sẽ không có mùi thơm đặc
trưng của bánh gai Cao Bằng (*), đường phên mật mía huyện Phục Hòa. Nhân
của bánh gai sẽ là hỗn hợp đỗ xanh, dừa non bào sợi nhỏ, thêm chút vani (dầu
chuối) và thịt mỡ lợn ngon, chút vừng vàng (trắng) rang sẵn.
Người chơi cũng lắm công phu, làm bánh gai cũng tương
tự như vậy. Việc đầu tiên là: gạo nếp ngon đi ngâm nước trong khoảng một
buổi, để cho róc nước rồi đem gạo đi xay thành bột, sau đó đem đi xát gọi
là đi xát bột ướt.
Khi mới xay xong, bột nếp ở dạng lỏng vì ngậm nước. Nghệ
nhân làm bánh gai cao bằng sẽ cho vào một túi vải, buộc chặc đem treo nửa
ngày cho róc nước. Khi sờ bột mềm mát, nặn thành viên không bị nhão, dính
tay là được. Các nghệ nhân bánh gai quê hương Cao Bằng chỉ sờ qua túi
vải là biết, bột đã ráo nước hay không.
Bánh gai có màu đen là nhờ lá gai. Lá gai hái được từ nhiều
ngày trước đó, tước gân lá, phơi thật khô. Khi bắt đầu làm bánh gai,
nghệ nhân đem lá gai bỏ vào nồi luộc thật kỹ, có thể bỏ thêm chút nước
vôi trong cho nhừ nhanh hơn, sau đó bỏ ra rửa sạch rồi lại luộc lần
nữa cho chín hoàn toàn.
Lá gai luộc xong rửa sạch, vắt khô rồi thái nhỏ, sau đó giã cho thật mịn.
Lấy đường phên đun chảy thành chất lỏng, sôi thì trộn với lá gai giã mịn, thành một hỗn hợp sền sệt.
Hỗn hợp mật này
được nhào trộn với bột gạo đã chuẩn bị, cho vào cối đá giã nhuyễn. Khâu giã
bột bánh làm mệt nhất, các nhà thi nhau dã bột. Làm bột nhanh và hiệu quả
là giã bằng cối đạp chân (loại cối giã gạo tương tự như miền xuôi, rất
hiếm cả làng chỉ có một vài nhà có). Để bánh dẻo quánh, thơm ngon thì
phải giã thật mạnh, thật lâu. Dưới sự chỉ đạo của nghệ nhân, bột gai
sau khi khi giã xong sẽ là hỗn hợp bột dẻo quánh, màu đen mịn, mùi thơm hòa
quyện cả bột nếp, lá gai và mật đường phên.
Khâu giã bột bánh được vì nếu giã bánh được lâu thì bánh sẽ
rất dền bánh và giai và đen và đặc biệt không bị ướt (tiếng dân Tộc Tày gọi là
Nài Ma) vì bánh bị ướt không ngon và sẽ không để được lâu. Bánh ngon thì để được
lâu và người làm sẽ treo lên sợt dây và để đựợc hàng tháng. Nhân bánh được làm
từ đỗ xanh đãi bỏ lớp vỏ xanh cho lên đồ và tán nhuyễn ra và trộn với đường
phên mật mía và mang đi giã bằng cối đá để nhân bánh nhuyễn hết với đường phên
ăn cho vị đường đều nhau. Và theo khẩu vị cho chút vani xuống và có thể chút thịt
mỡ lợn ướp đặc biệt.
Nhân bánh làm từ đỗ xanh, đường, cùi dừa, thịt mỡ.
Bột bánh được nặn chia thành từng phần và nặn dẹt bao lấy từng
cục nhân, viên tròn lại và lăn với một chút hạt vừng trắng (vừng vàng) rang
chín, sau đó được gói lá chuối (thường phải gói thành 3 lớp).
Theo các nghệ nhân Cao Bằng: bánh gai được hấp khoảng 5 giờ
là ngon nhất. Ngày xưa ở quê, các bà mẹ thường thắp nén nhang (hương trầm của
người Nùng) cây to và dài, khi hết hương thì là xong.
Bánh hấp xong thì được đổ ra rổ lớn, lấy khăn sạch thấm nước
lau vỏ lá cho sạch, để khô bánh và lấy lạt
tre buộc thành từng đôi bánh, sau đó buộc túm treo trên dây phơi trong nhà, số bánh này có
thể ăn cả tháng vẫn ngon lành.
Hấp bánh gai ở Cao Bằng