- Theo đó bọ xít để chế biến món ăn phải là loại bọ non chưa mọc ra cánh cứng và sống trên cây vải, nhãn… Vị giòn, nhai nghe rôm rốp của bọ xít hòa quyện với mùi thơm, cay nồng của lá chanh khiến món ăn này trở thành đặc sản, được nhiều người ưa chuộng.
Đối với nhiều người, bọ xít là loài côn trùng hôi hám và đáng sợ thế nhưng với bà con dân tộc Thái tỉnh Sơn La thì đây lại là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon trứ danh, trong đó nổi tiếng nhất là món bọ xít rang lá chanh. Vị giòn, nhai nghe rôm rốp của bọ xít hòa quyện với mùi thơm, cay nồng của lá chanh khiến món ăn này trở thành đặc sản, được nhiều người ưa chuộng.
Bọ xít để chế biến món ăn phải là loại bọ xít non chưa mọc cánh cứng
Theo đó, loại bọ xít để chế biến món ăn phải là loại bọ non chưa mọc ra cánh cứng và sống trên những cây vãi, nhãn.
Để bắt được nhiều bọ xít, người dân nơi đây sắm cho mình loại lưới mắt nhỏ và dày để bảo vệ hoa và quả nhãn, sau khi đã buông lưới thì dùng những sào dài rung nhẹ từng chùm hoa, bọ xít thấy động là bay lên và rơi liền xuống đất.
Bọ xít được ngâm qua nước muối loãng khử mùi hôi sau đó chiên trên dầu ăn nóng
Sau khi bắt về, để khử hết mùi hôi, bọ xít sẽ được ngâm vào nước muối loãng cho đến khi bọt khí từ bọ xít bốc lên phủ kín mặt nước. Lúc này đem vặt bỏ đầu, cánh, rút ruột rồi đem chiên với dầu hoặc mỡ. Để bọ xít giòn tan, phải chiên trên chảo dầu sôi, bếp lửa to và đảo đều tay. Trước khi bày ra đĩa cho thêm lá chanh thái chỉ và không cần cho thêm bất cứ loại gia vị nào vì bản thân con bọ xít đã mang trong mình những vị mặn, cay, ngọt.
Để món ăn ngon đúng điệu, phải chiên bọ xít trên chảo dầu sôi, bếp lửa to và đảo đũa liên tục
Món bọ xít đạt chuẩn là có màu sẫm óng, khi nếm thấy có vị ngọt, béo ngậy nơi đầu lưỡi và giòn tan thơm nức. Người Sơn La thường dùng món ăn này với cơm nóng hoặc nhâm nhi với rượu ngô trong bữa ăn gia đình.
Món bọ xít chiên có vị béo ngậy, ngọt và cay nồng rất đặc trưng
Đối với người dân nơi đây, món bọ xít rang lá chanh là món ăn quen thuộc, dân dã và giàu dinh dưỡng. Hàng năm cứ vào độ nhãn ra hoa, người dân Sơn La lại rủ nhau vào rừng nhãn, rừng vải để bắt côn trùng về ăn.
Hiện nay, món ăn này cũng trở nên phổ biến và được nhiều khách du lịch ưa chuộng mỗi khi có dịp ghé qua nơi đây.
Hiệp Nguyễn