Không có biển hiệu tên quán, món ăn nhưng miến lươn trên phố Nguyễn Chế Nghĩa vẫn hút khách nhiều năm nay.
Một người đàn ông thành đạt người Angola gốc Việt có dịp về thăm lại quê nhà, thèm bát miến lươn. Trước đây, anh cũng sống nơi phố cổ và thường ăn món này ở hàng bà Đường ở Hàng Đồng. Về Việt Nam ít bữa, anh thấy thành phố thay đổi quá nhiều. Bởi vậy, anh nhờ tôi, ông em chơi từ thuở nhỏ, giới thiệu: "Ở Hà Nội quán miến lươn nào ngon?". Ông em cũng thuộc dạng lê la, không cần suy nghĩ, trả lời luôn: "Miến lươn chị Nhung, số 9 Nguyễn Chế Nghĩa, là ngon nhất".
Quán của chị Nhung chỉ bày một tủ đựng đồ ăn ở đầu ngõ.
Có những quán ăn Hà Nội không tên, nằm trong hẻm nhưng rất nổi tiếng. Quán của chị Nhung cũng vậy. Chị vốn là dân gốc Hà Nội, sinh ra và lớn lên ở con phố nhỏ Nguyễn Chế Nghĩa, nối giữa Trần Hưng Đạo và Hàm Long. Quán miến lươn của chị Nhung không phải gia truyền mà mới mở được hơn chục năm nay. Trước đây, chị bán xôi ruốc pate rất ngon. Cũng như bao phụ nữ Việt khác, chị làm đủ nghề để lo cho gia đình. Có thời gian, chị còn trông cả xe máy, xe đạp.
Quầy xôi của chị đông khách nhưng vào mùa hè nóng, chị không bán được nhiều. Sau một thời gian, chị quyết định nghỉ bán xôi để quay sang làm miến lươn. Từ năm 2007, chị tìm hiểu cách làm món ăn này. Quan niệm của chị rất rõ ràng, mình ăn được khách cũng ăn được.
Lươn chiên và nước dùng là "linh hồn" để tạo nên món miến lươn. Nước ninh xương ống cho vị ngọt nhất định, kết hợp với xương lươn giã và sá sùng. Sá sùng rất hợp với nước dùng miến lươn bởi vị ngọt sâu, chẳng cần bày đặt thêm mì chính.
Quán của chị Nhung chỉ bày một tủ đựng đồ ăn ở đầu ngõ.
Có những quán ăn Hà Nội không tên, nằm trong hẻm nhưng rất nổi tiếng. Quán của chị Nhung cũng vậy. Chị vốn là dân gốc Hà Nội, sinh ra và lớn lên ở con phố nhỏ Nguyễn Chế Nghĩa, nối giữa Trần Hưng Đạo và Hàm Long. Quán miến lươn của chị Nhung không phải gia truyền mà mới mở được hơn chục năm nay. Trước đây, chị bán xôi ruốc pate rất ngon. Cũng như bao phụ nữ Việt khác, chị làm đủ nghề để lo cho gia đình. Có thời gian, chị còn trông cả xe máy, xe đạp.
Quầy xôi của chị đông khách nhưng vào mùa hè nóng, chị không bán được nhiều. Sau một thời gian, chị quyết định nghỉ bán xôi để quay sang làm miến lươn. Từ năm 2007, chị tìm hiểu cách làm món ăn này. Quan niệm của chị rất rõ ràng, mình ăn được khách cũng ăn được.
Lươn chiên và nước dùng là "linh hồn" để tạo nên món miến lươn. Nước ninh xương ống cho vị ngọt nhất định, kết hợp với xương lươn giã và sá sùng. Sá sùng rất hợp với nước dùng miến lươn bởi vị ngọt sâu, chẳng cần bày đặt thêm mì chính.
Bát miến lươn đầy đặn có thêm chút hành khô, ớt chưng ăn kèm. Giá mỗi bát từ 30.000 tới 40.000 đồng.
Ai cũng vậy, nếu đến quán từ 7h tới 9h, đều phải trải qua chữ "nhẫn", nhẩn nha đi quanh quầy hàng hoặc đứng ngắm biệt thự cổ từ thời Pháp phía đối diện, đến khi có chỗ thì ngồi gọi món. Vào những ngày rét, khách ngồi hay đứng phải xoa tay cho đỡ lạnh. Nếu ai trót nghiện nước chè hàng sáng, lỡ uống vài ngụm thì lại làm khổ cái dạ dày phải gồng mình lên vì đói cồn cào.
Mắt chúng tôi cứ nhìn chăm chăm vào nồi nước dùng đang bốc khói nghi ngút và tủ lươn giòn ngay bên cạnh. Người bán hàng chần miến qua nồi nước dùng xương mới cho sợi miến ngon và ngậy, thấm gia vị hơn.
Miến nằm cuộn tròn trong lòng bát, có thêm lươn rồi hành răm ở trên. Khi gặp nước dùng, những miếng lươn tràn ra gần miệng bát. Trước khi thưởng thức sợi miến đầu tiên, tôi thổi phù phù trong sự kìm nén cơn đói đã lên đến đỉnh điểm.
Sau khi húp nước dùng sánh ngậy, cả tôi và người anh đều không nén được hơi thở phào tận hưởng. Nước không trong và thoáng lợn cợn, thoảng qua vị béo ngậy của xương lươn, mùi thơm không có vị mì chính. Bát miến được thêm ít ớt chưng và vài chiếc quẩy từ nhà làm quẩy ngon nhất phố cổ nữa thì còn gì thú vị bằng.
Mồ hôi lăn thành giọt trên trán, người anh của tôi vẫn dùng thìa hớt đến miếng nước cuối cùng. Lúc ấy, tôi mới thấu hiểu, những người xa xứ tìm lại được ký ức vị giác thì họ hạnh phúc đến nhường nào.
Viet Nguyen