Đến Pleiku (Gia Lai) thưởng thức món ngon bản địa Đến Pleiku (Gia Lai) thưởng thức món ngon bản địa Đã đến phố núi Pleiku (Gia Lai) làm khách, bạn không thể bỏ qua món gà nướng ăn cùng cơm lam. Không cần bàn nhiều về món ăn đặc sản này, bởi từ lâu nó là món không thể thiếu trong thực đơn của thực khách khi đến với vùng đất cao nguyên xanh. Điều khiến món ăn này hấp đẫn đến vậy có sự góp phần không nhỏ của thức chấm đi kèm, đó là món muối lá é, loại gia vị đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Đến với Pleiku nhất định phải ăn cơm lam gà nướng: Ảnh: Võ Thanh Thảo Lá é là loại lá gia vị có màu xanh biếc, mùi hương và dáng lá hơi giống rau húng quế non nhưng vị nồng và cánh lá nhỏ hơn, khi nhấm thử trong lưỡi thì cả hương lẫn vị đều đậm đà, thơm hơn rau quế. Chị Ksor Jưn (chủ Quán gà nướng-cơm lam Ksor Hnao-đường Trần Nguyên Hãn), một trong những địa chỉ thưởng thức món ăn uy tín, chất lượng này trên địa bàn thành phố chia sẻ: “Bản thân tên gọi đã cho biết nguyên liệu để làm nên món thức chấm này. Công đoạn chế biến cũng khá đơn giản, muối hột được rang lên dưới lửa nhỏ cùng một ít bột ngọt và ớt xiêm, sau đó tất cả được mang đi giã nhuyễn, tiếp đến cho lá é vào giã cùng. Chỉ đơn giản, mộc mạc thế thôi nhưng khi dùng làm đồ chấm cùng với gà nướng hay các món cá/thịt nướng, luộc sẽ tăng thêm phần đậm đà cho món ăn”. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của quán Ksor Hnao là nhờ vào loại thức chấm độc đáo này, góp phần nâng tầm món ăn thành đặc sản địa phương. Điểm đặc biệt khiến nhiều người thường hay tò mò nhất trong văn hóa ẩm thực của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cách chế biến món ăn. Người dân thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, lá chuối, bếp than củi,... để tạo ra món ăn. Việc chế biến món ăn gần như chỉ dựa vào kinh nghiệm, phong tục truyền thống hay sự chỉ dạy trực tiếp từ người bà, người mẹ. Đặc biệt, cái ngon và hấp dẫn của nền ẩm thực Tây Nguyên là nhờ vào gia vị tự nhiên từ các loại cây rừng mà người dân tận dụng để tẩm ướp tạo ra sự độc đá trong món ăn. Được chế biến tương tự như muối lá é, muối cỏ thơm cũng được thực khách ưa thích vì là loại thức chấm khá ngon và lạ miệng, có thể dùng cùng các loại đồ nướng và cả trái cây. Cỏ thơm cũng là loại lá gia vị có hình dáng nhỏ như cây kim, dài gần 20-50cm tùy vào vùng đất sinh trưởng, thường mọc tự nhiên ở ven các con suối, ven mương, bờ ruộng… tùy vào cách gia giảm khẩu vị ở mỗi vùng, tất cả các gia vị sau khi được phơi khô, sau đó rang lên cho thơm rồi mang giã nát tạo thành loại thức chấm độc đáo. Anh Plit-Chủ quán Plit (hẻm 39 Đào Duy Từ, làng Tiêng, xã Tân Sơn), một trong những địa chỉ ẩm thực truyền thống lâu đời, được du khách yêu thích bởi món ăn và không gian ấn tượng chia sẻ: “Tất cả nguồn nguyên liệu từ gà, gạo, các loại rau cho đến gia vị chế biến của quán đều có nguồn gốc từ làng, do người dân bản địa nuôi, trồng và cung cấp, vì vậy vấn đề an toàn thực phẩm được an tâm hàng đầu. Khi đến quán, ngoài thưởng thức món ăn đặc trưng, nhất là gà nướng-cơm lam, lá mì… yếu tố để lại ấn tượng nhất cho du khách là bản sắc văn hoá truyền thống của người dân bản địa, bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực du khách sẽ cùng hoà nhịp chiêng, thưởng thức âm nhạc, nghe hoà tấu nhạc cụ dân tộc… đây là xu hướng vừa thưởng thức món ngon tại điểm đến, vừa trải nghiệm văn hoá mà du khách rất ưa thích, từ đó sẽ trở thành một sản phẩm du lịch ẩm thực hấp dẫn của địa phương”. Một số địa chỉ ẩm thực với các món ăn đặc trưng truyền thống của người dân bản địa đã tạo được thương hiệu trong lòng người dân và du khách tại Pleiku nên bỏ túi trong hành trình khám phá vùng đất này, có thể kể đến như: Plây cồng chiêng (làng Ốp-đường Bùi Dự), Ia Gui (làng Kép-đường Phạm Ngọc Thạch), Bazan (hẻm 480 Lê Duẩn), H’bla T’rưng (hẻm 220 Lê Duẩn), Tơ Nưng (đường Tôn Đức Thắng), quán Đồi thông (qua cầu Phan Đình Phùng)… Anh Chiêm Thành Long-Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Ẩm thực Việt Nam chia sẻ: Nói đến ẩm thực Gia Lai, thực khách thường nghĩ đến món phở 2 tô, gà nướng-cơm lam… bởi những món ăn này được quảng bá rộng rãi, đã trở thành thương hiệu của ẩm thực địa phương. Nguồn nguyên liệu tươi ngon, đặc biệt là cách chế biến cùng gia vị độc đáo, riêng biệt, được thưởng thức giữa không gian thiên nhiên mát mẻ, trong lành so với mọi nơi, món ăn Gia Lai đã để lại dư vị cho người dùng. Bất kể một du khách nào khi đến một vùng, miền hay đất nước nào đó việc đầu tiên là tìm hiểu về nét văn hoá ẩm thực tại điểm đến. Từ đó cho thấy ẩm thực là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá. Thành công của địa phương là khiến cho thực khách khi được thưởng thức món ăn đó, quay trở về nhà, khi nhắc lại vẫn luôn nhớ món ngon đã được thử khi có dịp đến thăm. Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon mà còn cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến. Vì vậy, ẩm thực là một sản phẩm văn hoá du lịch ấn tượng của vùng đất cao nguyên này. Muối kiến vàng là thức chấm ăn kèm độc đáo hấp dẫn cho thực khách: Ảnh: Võ Thanh Thảo Anh Vương Vũ-chủ nhiệm Câu lạc bộ Ẩm thực Gia Lai cho biết: Ẩm thực Gia Lai đặc biệt bởi nó gắn với giá trị truyền thống của người dân bản địa, đó là những món ăn đặc trưng cùng việc sử dụng các loại gia vị từ rừng như lá é, cỏ thơm, muối kiến, lá cây rừng… khi chế biến đã thu hút thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức. Bên cạnh đó, các món ăn được hội tụ từ khắp mọi miền đất nước dần được biến tấu tùy theo khẩu vị và phong cách chế biến phù hợp với địa phương kết hợp vai trò của khâu quảng bá, xúc tiến du lịch ẩm thực đã đưa hình ảnh về vùng đất và con người phố núi đến gần hơn với du khách”. Việc khai thác, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực để trở thành thương hiệu du lịch Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung, từ đó gia tăng giá trị sản vật địa phương và góp phần phát triển kinh tế-xã hội là điều rất cần thiết. Võ Thanh Thảo Du lịch Gia Lai - dulichpleiku.gialai.gov.vn - Đăng ngày 22/6/2023 Đã đến phố núi Pleiku (Gia Lai) làm khách, bạn không thể bỏ qua món gà nướng ăn cùng cơm lam. Không cần bàn nhiều về món ăn đặc sản này, bởi từ lâu nó là món không thể thiếu trong thực đơn của thực khách khi đến với vùng đất cao nguyên xanh. Điều khiến món ăn này hấp đẫn đến vậy có sự góp phần không nhỏ của thức chấm đi kèm, đó là món muối lá é, loại gia vị đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Đến với Pleiku nhất định phải ăn cơm lam gà nướng: Ảnh: Võ Thanh ThảoLá é là loại lá gia vị có màu xanh biếc, mùi hương và dáng lá hơi giống rau húng quế non nhưng vị nồng và cánh lá nhỏ hơn, khi nhấm thử trong lưỡi thì cả hương lẫn vị đều đậm đà, thơm hơn rau quế. Chị Ksor Jưn (chủ Quán gà nướng-cơm lam Ksor Hnao-đường Trần Nguyên Hãn), một trong những địa chỉ thưởng thức món ăn uy tín, chất lượng này trên địa bàn thành phố chia sẻ: “Bản thân tên gọi đã cho biết nguyên liệu để làm nên món thức chấm này. Công đoạn chế biến cũng khá đơn giản, muối hột được rang lên dưới lửa nhỏ cùng một ít bột ngọt và ớt xiêm, sau đó tất cả được mang đi giã nhuyễn, tiếp đến cho lá é vào giã cùng. Chỉ đơn giản, mộc mạc thế thôi nhưng khi dùng làm đồ chấm cùng với gà nướng hay các món cá/thịt nướng, luộc sẽ tăng thêm phần đậm đà cho món ăn”. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của quán Ksor Hnao là nhờ vào loại thức chấm độc đáo này, góp phần nâng tầm món ăn thành đặc sản địa phương.Điểm đặc biệt khiến nhiều người thường hay tò mò nhất trong văn hóa ẩm thực của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cách chế biến món ăn. Người dân thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, lá chuối, bếp than củi,... để tạo ra món ăn. Việc chế biến món ăn gần như chỉ dựa vào kinh nghiệm, phong tục truyền thống hay sự chỉ dạy trực tiếp từ người bà, người mẹ. Đặc biệt, cái ngon và hấp dẫn của nền ẩm thực Tây Nguyên là nhờ vào gia vị tự nhiên từ các loại cây rừng mà người dân tận dụng để tẩm ướp tạo ra sự độc đá trong món ăn.Được chế biến tương tự như muối lá é, muối cỏ thơm cũng được thực khách ưa thích vì là loại thức chấm khá ngon và lạ miệng, có thể dùng cùng các loại đồ nướng và cả trái cây. Cỏ thơm cũng là loại lá gia vị có hình dáng nhỏ như cây kim, dài gần 20-50cm tùy vào vùng đất sinh trưởng, thường mọc tự nhiên ở ven các con suối, ven mương, bờ ruộng… tùy vào cách gia giảm khẩu vị ở mỗi vùng, tất cả các gia vị sau khi được phơi khô, sau đó rang lên cho thơm rồi mang giã nát tạo thành loại thức chấm độc đáo.Anh Plit-Chủ quán Plit (hẻm 39 Đào Duy Từ, làng Tiêng, xã Tân Sơn), một trong những địa chỉ ẩm thực truyền thống lâu đời, được du khách yêu thích bởi món ăn và không gian ấn tượng chia sẻ: “Tất cả nguồn nguyên liệu từ gà, gạo, các loại rau cho đến gia vị chế biến của quán đều có nguồn gốc từ làng, do người dân bản địa nuôi, trồng và cung cấp, vì vậy vấn đề an toàn thực phẩm được an tâm hàng đầu. Khi đến quán, ngoài thưởng thức món ăn đặc trưng, nhất là gà nướng-cơm lam, lá mì… yếu tố để lại ấn tượng nhất cho du khách là bản sắc văn hoá truyền thống của người dân bản địa, bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực du khách sẽ cùng hoà nhịp chiêng, thưởng thức âm nhạc, nghe hoà tấu nhạc cụ dân tộc… đây là xu hướng vừa thưởng thức món ngon tại điểm đến, vừa trải nghiệm văn hoá mà du khách rất ưa thích, từ đó sẽ trở thành một sản phẩm du lịch ẩm thực hấp dẫn của địa phương”.Một số địa chỉ ẩm thực với các món ăn đặc trưng truyền thống của người dân bản địa đã tạo được thương hiệu trong lòng người dân và du khách tại Pleiku nên bỏ túi trong hành trình khám phá vùng đất này, có thể kể đến như: Plây cồng chiêng (làng Ốp-đường Bùi Dự), Ia Gui (làng Kép-đường Phạm Ngọc Thạch), Bazan (hẻm 480 Lê Duẩn), H’bla T’rưng (hẻm 220 Lê Duẩn), Tơ Nưng (đường Tôn Đức Thắng), quán Đồi thông (qua cầu Phan Đình Phùng)…Anh Chiêm Thành Long-Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Ẩm thực Việt Nam chia sẻ: Nói đến ẩm thực Gia Lai, thực khách thường nghĩ đến món phở 2 tô, gà nướng-cơm lam… bởi những món ăn này được quảng bá rộng rãi, đã trở thành thương hiệu của ẩm thực địa phương. Nguồn nguyên liệu tươi ngon, đặc biệt là cách chế biến cùng gia vị độc đáo, riêng biệt, được thưởng thức giữa không gian thiên nhiên mát mẻ, trong lành so với mọi nơi, món ăn Gia Lai đã để lại dư vị cho người dùng. Bất kể một du khách nào khi đến một vùng, miền hay đất nước nào đó việc đầu tiên là tìm hiểu về nét văn hoá ẩm thực tại điểm đến. Từ đó cho thấy ẩm thực là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá. Thành công của địa phương là khiến cho thực khách khi được thưởng thức món ăn đó, quay trở về nhà, khi nhắc lại vẫn luôn nhớ món ngon đã được thử khi có dịp đến thăm. Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon mà còn cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến. Vì vậy, ẩm thực là một sản phẩm văn hoá du lịch ấn tượng của vùng đất cao nguyên này. Muối kiến vàng là thức chấm ăn kèm độc đáo hấp dẫn cho thực khách: Ảnh: Võ Thanh ThảoAnh Vương Vũ-chủ nhiệm Câu lạc bộ Ẩm thực Gia Lai cho biết: Ẩm thực Gia Lai đặc biệt bởi nó gắn với giá trị truyền thống của người dân bản địa, đó là những món ăn đặc trưng cùng việc sử dụng các loại gia vị từ rừng như lá é, cỏ thơm, muối kiến, lá cây rừng… khi chế biến đã thu hút thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức. Bên cạnh đó, các món ăn được hội tụ từ khắp mọi miền đất nước dần được biến tấu tùy theo khẩu vị và phong cách chế biến phù hợp với địa phương kết hợp vai trò của khâu quảng bá, xúc tiến du lịch ẩm thực đã đưa hình ảnh về vùng đất và con người phố núi đến gần hơn với du khách”.Việc khai thác, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực để trở thành thương hiệu du lịch Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung, từ đó gia tăng giá trị sản vật địa phương và góp phần phát triển kinh tế-xã hội là điều rất cần thiết.Võ Thanh ThảoDu lịch Gia Lai - dulichpleiku.gialai.gov.vn - Đăng ngày 22/6/2023 Trở về đầu trang Gia Lai Pleiku ẩm thực 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10