Tôi một người con của Cao Bằng. Đã từ rất lâu rồi, gia đình tôi sống ở rừng núi thân thương này, ông bà và bố mẹ tôi và không biết bao đời trước đã gắn bó với mảnh đất ngọt ngào này. Cuộc sống bình yên dưới chân núi, xa hơn chút sông Quây Sơn như một chiếc khăn bạc chảy qua.
Những đứa trẻ chúng tôi,
từ khi biết leo trèo thì cây đầu tiên được leo trèo là loại cây đặc sản quê
hương, cây dẻ Trùng Khánh. Cây dẻ có thân vỏ xù xì và những tán lá rộng, đến
mùa ra hoa kết trái, trên cây chi chít từng chùm quả có có gai, lúc còn
non thì gai cũng mềm lắm, không làm bị thương lũ quỷ nhỏ chúng tôi.
Nhờ điều kiện không khí mát
lành cùng thổ nhưỡng và mạch nước trời ban nên cây hạt dẻ ở đây nhiều và
ngon tuyệt. Cây hạt dẻ cao, lá to. Vườn hạt dẻ được trồng
theo quy trình nên đều, thẳng tắp nhìn giống vườn cao su. Khách thăm sẽ
cảm thấy thư thái khi đi dưới những tán cây dẻ mát lành, thoang thoảng hương
vuốt nhẹ lên mặt, lên tóc bạn.
Khi mùa xuân đến, cây dẻ bung
ra những chùm hoa trắng xóa, có mùi hương thơm đặc trưng thoang thoảng không
lẫn vào đâu được. Những bông hạt dẻ tự giao hoan với nhau để đươm trái.
Vậy mà cuối thu, khi chùm
quả gai tua tủa ấy chuyển sang đen xì xì thì những cái gai đó cứng lạ
thường. Chùm quả dẻ đó chuyển sang màu đen xì thì tự nứt ra. Đám trẻ
con nghịch ngợm chúng tôi trèo lên cành cây rung nhè nhẹ, hạt dẻ bung ra
khỏi quả và rơi rào rào xuống. Chúng tôi cũng bứt cả chùm dẻ chín đen xì và
thả rơi xuống đất.
Mỗi chùm dẻ có rất nhiều
quả, quả dẻ bao quanh bởi lớp vỏ dày gai sắc nhọn và cứng, trẻ con đứa
nào vô ý bị gai dẻ đâm vào tay thì la làng như bị kim châm. Tệ hơn
nữa là đầu gai nhọn như cái dằm cắm sâu vào da đau nhức. Những tai
nạn trẻ con sẽ thành vết sưng tấy lên sau một hai ngày. Nạn nhân sẽ
phải tự nặn hoặc nhờ người lớn nặn cho bằng ra cái đầu gai nhọn,
lúc đó mới hết nước mắt lưng tròng vì đau nhức.
Phải 9 tháng sau quả dẻ mới
chín. Khi đó là quả dẻ xù xì đầy lông nhọn hoắt bắt đầu có màu nâu đen, tách
vỏ để lộ 2-3 hạt dẻ nâu đen bóng loáng bên trong. Theo gió, quả dẻ tự rụng
xuống, không thì đàn ông trai tráng rung gốc cây hoặc trèo lên rung cành cho
rụng xuống.
Gặp tác động của gió
hoặc người rung, hạt dẻ có thể bung ra khỏi quả và rụng xuống, quả dẻ
cũng rụng xuống mang theo cả hạt cùng vỏ gai sắc nhọn. Với quả dẻ còn
nguyên vỏ, người dân thu hoạch sẽ gắp tất cả mang về, dùng kìm để
tách vỏ lấy hạt mà không bị gai đâm.
So với các loại dẻ khác
ở Việt Nam, hạt dẻ Trùng Khánh nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái, vỏ rất mỏng,
quả hạt dẻ già thì cho hạt màu nâu đen và có nhiều lông tơ ở đầu hạt và có 1
sợi râu mọc chót ở trên đầu hạt dẻ. Chỉ có hạt dẻ Trùng Khánh thật mới có sự
pâh biệt đầu và sợ râu rõ rệt nhất. Hạt dẻ chin già thì rất bùi và thơm ngậy
đặc biệt.
Với quả dẻ xù xì đầy
gai sắc nhọn, đám trẻ bọn tôi khá cẩn thận. Trước đây, tôi thường
lấy một viên đá cuội to, đập quả dẻ cho nó tự nhà hạt. Khá mỏi tay
nếu tham ăn. Nhưng người dân hiện nay đeo bao tay, dùng kìm và que tre
chuyện dụng để tách vỏ lấy hạt dẻ. Rất công nghệ.
Khoảng giữa mùa thu
(cây chín sớm nhất cũng tầm giữa tháng 8 âm lịch (rằm trung thu) trong vườn
quả dẻ chín rụng đầy mặt đất. Lúc đó hạt dẻ ngọt bùi nhất. Quả dẻ chín
rụng khá nhanh, đến gần cuối thu là hạt dẻ rụng hết và cũng hết mùa dẻ Trùng
Khánh vui vẻ náo nhiệt cả nhà.
Ngày xưa các bà các mẹ
thường bảo quản hạt dẻ bằng cách tách lấy hạt, cho vào rổ rá treo gần gác
bếp, tất nhiên là bếp củi, hạt dẻ giữ được khá lâu, có thể đến hết
mùa đông. Khi đó hạt dẻ (nhân chuyển sang màu vàng) đã khô, cầm hạt dẻ
lắc kêu lóc xóc bên trong vỏ nâu đen sẫm.
Hạt dẻ giữ bằng cách này
thì được gọi là xuống đường, ăn sẽ ngọt hơn. Một số người yêu thích hạt dẻ,
vào vụ mua rất nhiều hơn, cất trong ngăn đá, khi ăn thì rã đông, (nhưng vị
không ngon bằng ăn trong vụ mùa). Không để ngăn mát vì do có độ ẩm hạt dẻ
sẽ nhanh hỏng hơn để bên ngoài. Nếu quá lười đi có thể cho vào rổ và chọn
nơi thoáng mát, sẽ để được 1 thời gian đến 2-3 tuần). Hạt dẻ mua về mà
để lâu không hỏng chắc chắn có vấn đề. Hạt dẻ Trùng Khánh chính hiệu
thì thường không bán tràn ra chợ như các loại thường thấy cả tải.
Hạt dẻ Trùng Khánh to bằng hoặc hơn ngón chân cái, vỏ
lụa rất mỏng, hạt màu nâu đen sẫm, bùi và thơm ngậy đặc biệt. Nhai nuốt qua cổ để
lại một cảm giác rất ấn tượng, rất đặc biệt. Ngọt bùi tự nhiên không
giả tạo, như đã ăn cả triệu lần rồi, điều này làm lên sự khác biệt
so với hạt dẻ Trung Quốc giả danh.
Nếu mua ăn chơi, bạn sẽ
không phải quan tâm lắm đến cách chế biến hạt dẻ. Nhưng nếu để đãi
khách hoặc thưởng thức cho hết vị thơm ngon của núi rừng, bạn hãy
làm theo cách truyền thống của dân tộc Tày huyện Trùng Khánh Cao Bằng.
Bạn sẽ cẩn thận khía một
vài đường trên vỏ hạt dẻ, khía ngang thân quả, cầu kỳ hơn bạn khí thành 2
đường trên đỉnh chỗ có râu hạt dẻ. Sau nó bạn rửa sơ qua nước để loại bớt bụi
và lông hạt dẻ đi (chỉ hạt dẻ Trùng Khánh xịn mới có lớp lông tơ trên vỏ).
Sau đó bạn đổ hạt dẻ vào
chõ đồ xôi (có thể dùng khay hấp của nồi cơm điện) cho nước xâm xấp đáy
nồi, đung lên sôi tầm 30 phút là được. Nếu thấy chỗ vết khứa nứt ra thậm chí
còn nở nhân vàng nhạt ra và mùi thơm phức là thưởng thức được rồi. Nhưng
để ngon hơn hãy cho vào chảo rang nhỏ lửa tầm 10 phút là hạt dẻ khô nước và
tỏa mùi thơm nức. Lúc rang cho vài hạt muối vào rang cùng cho khô vỏ và
thêm vị muối cũng ngon lắm.
Rang hạt dẻ với một chút muối, hạt sẽ khô và rất thơm, vị ngọt bùi và đậm đà như hương đất Cao Bằng
Những nhà nội trợ cầu kỳ có thể ninh hạt dẻ với chân
giò như một món hầm, xay bột hạt dẻ làm nhân bánh, có thể hấp hạt dẻ để ăn như hấp
hạt mít...
Hạt dẻ có kiểu thưởng thức độc đáo nữa là hấp rang lên, bóc vỏ rồi giã nghiền thành
bột trộn đều vào cốm non hạt mẩy căng tròn làm từ giống gạo nếp Trùng Khánh,
món này thực sự hấp dẫn với vị thơm của cốm, vị bùi của hạt dẻ.