Hoya sâm biển Nhật Bản giàu chất sắt, kẽm, DHA, kali, vitamin B12..., có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, giá trị dinh dưỡng cao.
Nhiều năm sinh sống, nghiên cứu về các sản vật tại Nhật Bản, ông Phan Văn Lành - Tổng giám đốc Công ty TNHH Yamanaka Việt Nam - chia sẻ, Hoya sâm biển có nhiều giá trị dinh dưỡng; cách thức nuôi trồng, thu hoạch kỳ công; khâu sơ chế, bảo quản để đưa từng con Hoya sâm biển đến tay người dùng nghiêm ngặt. Hiện doanh nghiệp là nhà phân phối của Yamanaka Nhật Bản.
Ông Phan Văn Lành - Tổng giám đốc Công ty TNHH Yamanaka Việt Nam - tại văn phòng Yamanaka ở quận Tân Phú, TP HCM. Ảnh: Minh Thư.
- Cách thức nuôi trồng và thu hoạch Hoya sâm biển đặc biệt thế nào?
- Hoya sâm hiển có lớp vỏ cứng, màu cam sáng bao bọc cơ thể, được nuôi dưỡng trên những sợi dây dài ở ngoài khơi đại dương thành phố Ishinomaki (Nhật Bản).
Dù thuộc ngành động vật có dây sống (Chordata), Hoya ăn giống như hàu, sò điệp và được nuôi theo cách tương tự. Những sợi dây được treo xuống độ sâu khoảng 10 mét, nơi hai dòng hải lưu ấm áp (Kurosio) và lạnh (Oyashio) giao nhau, cung cấp cho Hoya sâm biển những khoáng chất và sinh vật phù du phong phú làm thức ăn.
Các chất dinh dưỡng của sâm biển đều được cung cấp trực tiếp bởi hệ sinh thái tự nhiên thuộc vùng biển ngoài khơi Sanriku thuộc Tohoku (Đông Bắc Nhật Bản). Thức ăn chính của Hoya sâm biển là những sinh vật phù du. Biển Sanriku là chiếc nôi nuôi dưỡng sâm biển khi những sinh vật sinh sôi, nảy nở rất nhiều tại đây, nhiều nhất là nơi giao nhau giữa dòng Oyashio lạnh và dòng Kuroshio ấm áp.
Sâm biển được trồng khoảng 3-4 năm trước khi thu hoạch. Thời gian thu hoạch càng lâu thì hương vị càng trở nên đậm đà.
Hoya sâm biển sẽ đạt kích thước to nhất và thịt dày nhất vào cuối xuân (từ tháng 5 đến tháng 8 mỗi năm). Tuy nhiên, do loài vật này rất dễ bị tác động bởi điều kiện nhiệt độ nên thời gian thích hợp để thu hoạch là vào 1h-6h sáng.
Sau khi đưa lên khỏi mặt nước, từng chùm Hoya sâm biển được tách ra, chọn lọc tỉ mỉ bằng tay và sơ chế, bảo quản kỹ lưỡng để đảm bảo giữ nguyên độ tươi ngon.
Các chất dinh dưỡng của sâm biển được cung cấp trực tiếp bởi hệ sinh thái tự nhiên thuộc vùng biển ngoài khơi Sanriku thuộc Tohoku (Đông Bắc Nhật Bản). Thức ăn chính của chúng là những sinh vật phù du. Ảnh: Yamanaka Việt Nam.
- Cụ thể, khâu sơ chế, bảo quản tiến hành ra sao?
- Yamanaka Nhật Bản áp dụng kỹ thuật chế biến sau thu hoạch cho Hoya sâm biển theo một quy trình nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, qua các bước.
Sơ chế: Sau khi đưa con Hoya từ biển lên, tạm thời sẽ bảo quản chúng trong bể chứa nước biển lạnh khoảng 15 độ C trước khi vận chuyển đến nhà máy.
Bóc vỏ: Tại nhà máy chế biến, Hoya sâm biển được nhanh chóng bóc vỏ và sơ chế để loại bỏ các thành phần biến đổi sinh học gây mùi như phân, nội tạng...
Rửa: Chúng phải được rửa bằng nước biển vô trùng để đảm bảo hương vị tươi ngon. Loài này dễ bị oxy hóa nhanh, sẽ chuyển màu đen sậm khi tiếp xúc với không khí nên chúng được nhanh chóng đóng gói trong nước biển vô trùng ngay sau khi bóc vỏ, để giữ màu sắc tự nhiên.
Đông lạnh: Hoya sâm biển sau khi sơ chế xong sẽ được đông lạnh thông qua công nghệ cấp đông proton, nhằm giữ vị tươi ngon.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Hoya sâm biển Nhật Bản, sinh vật này chứa lượng kẽm dồi dào; giàu taurine, glycogen và vitamin B12; hàm lượng plasmalogen; sắt; EPA; DHA; kali...
Đây được xem là tinh hoa của xứ Phù Tang, nên chúng tôi luôn đảm bảo quy trình sơ chế, bảo quản nghiêm ngặt, để sản phẩm tới tay người tiêu dùng vẫn giữ tối đa dinh dưỡng.
- Hương vị đặc trưng nhất của Hoya sâm biển này là gì?
- Sanriku được thiên nhiên ban tặng cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên, biển lặng. Nhờ điều kiện thuận lợi cũng như mực nước ở vùng này cao nên ngư dân có thể đánh bắt gần bờ, giúp Hoya sâm biển khi chế biến luôn trong trạng thái tươi sống, đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi đến tay người dùng.
Với thịt giòn, sần sậc và đậm đà, các đầu bếp Nhật Bản khuyến khích ăn Hoya sâm biển sống giống như món sushi. Song, để giảm độ đắng, tăng vị ngọt và vị umami đặc trưng, bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Điều thú vị nhất ở loài Hoya sâm biển chính là bạn có thể cảm nhận cả 5 vị giác gồm ngọt, mặn, chua, đắng và vị "umani" (vị ngon, ngọt) đặc trưng. Các axit amin dồi dào trong Hoya sâm biển cho cho bạn cảm nhận vị ngọt thanh. Thịt Hoya sâm biển sau khi bóc vỏ, có thể chế biến theo kiểu sashimi, có thể trộn cùng hành tây và xốt dưa chuột, nấu lẩu, súp, hầm, chiên, nướng...
Bạn có thể thưởng thức Hoya sâm biển với món sashimi tươi ngon. Ảnh: Yamanaka Việt Nam.
- Thị trường tiêu thụ chính của Hoya sâm biển ở đâu?
- Hoya sâm biển được tiêu thụ chủ yếu ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở các nước như Pháp, Italy, Chile và một số thị trường khác cũng có nhiều món ăn làm từ sâm biển. Gần đây, Hoya sâm biển cũng được phân phối ở thị trường Việt Nam.
- Ông tiếp cận thị trường Việt theo hướng nào?
- Giảm giá thành cho người dùng Việt dễ dàng tiếp cận sản phẩm, tổ chức những tour tham quan nuôi trồng và chế biến Hoya sâm biển... là những hoạt động được Yamanaka áp dụng thời gian gần đây, để người dùng dần quen với sản vật này.
Sắp tới, nếu tình hình Covid-19 ổn định, chúng tôi sẽ phối hợp tổ chức những buổi triển lãm, mời các đầu bếp lớn của Nhật đã sử dụng Hoya sâm biền để truyền tải thông điệp đến các đầu bếp Việt, nhằm giúp họ hiểu hơn về sản vật này... Còn hiện tại chúng tôi chỉ có thể tổ chức các buổi gặp gỡ trực tuyến.
Hiện, Hoya sâm biển tiêu thụ chính tại TP HCM. Dự kiến tháng 11, chúng tôi sẽ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm này đến người dân Hà Nội, Đà Nẵng và một số thành phố lớn khác trong thời gian tới.
Hoya sâm biển giàu dinh dưỡng, giá cả phải chăng, nên chúng tôi kỳ vọng sản phẩm này được nhiều người dùng biết đến và cảm nhận giá trị dinh dưỡng mang lại, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện thể trạng người Việt.
Thư Kỳ