Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc, nghề làm bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre hay nghề gác kèo ong Cà Mau,… là những nghề ẩm thực Nam bộ truyền thống nức tiếng gần xa mà nếu có dịp bạn nhất định phải ghé thăm để trải nghiệm những điều thú vị tại những nơi này.
Những làng nghề truyền thống Nam bộ nức tiếng gần xa
Làng nghề làm nước mắm Phú Quốc
Làng nghề ẩm thực Nam bộ đầu tiên phải kể đến là làng nghề làm nước mắm ở Phú Quốc. Làng nghề này đã hình thành từ khoảng 200 năm trước, và đến nay các sản phẩm nước mắm ở đây vẫn giữ được vị trí trong lòng người dân cũng như các tín đồ ẩm thực Việt Nam ở khắp mọi miền.
Làng nghề truyền thống Nam bộ đầu tiên phải kể đến là làng nghề làm nước mắm ở Phú Quốc. Ảnh: zing
Tuy có lịch sử lâu đời, nhưng phải đến tháng 5 năm 2021 nó mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo thống kê hiện nay Phú Quốc có khoảng 60 nhà thùng nước mắm tập trung ở phường Dương Đông và An Thái. Đây cũng là một trong những điểm tham quan lý tưởng dành cho các du khách mỗi khi có dịp du lịch Phú Quốc.
Tháng 5 năm 2021 nó mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: giadinh
Nước mắm Phú Quốc được ưa chuộng là bởi quy trình chế biến theo kiểu truyền thống hoàn toàn tự nhiên nên có độ đạm cao, vị mắm không quá mặn mà có vị dịu ngọt và còn đặc biệt còn thơm mùi cá cơm Sọc Tiêu, một loại hải sản chỉ có ở đảo ngọc.
Nước mắm Phú Quốc được ưa chuộng là bởi quy trình chế biến theo kiểu truyền thống hoàn toàn tự nhiên. Ảnh: afamily
Làng nghề làm muối Bạc Liêu
Từ Bắc chí Nam không khó để bạn bắt gặp một làng nghề làm muối, nhưng một trong những nơi có diện tích sản xuất muối lớn nhất Việt Nam thì phải kể đến làng nghề làm muối ở Bạc Liêu. Đặc biệt, làng nghề ẩm thực Nam bộ này cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2020.
Làng nghề làm muối ở Bạc Liêu là một trong những làng có diện tích sản xuất nhiều nhất. Ảnh: vovgiaothong
Với điều kiện tự nhiên của địa phương cùng bề dày lich sử hơn 100 năm trong nghề, những hạt muối được làm ra ở đây luôn sở hữu hương vị rất riêng, mặn đậm đà mà không có vị đắng hay chát; hạt khô và sạch không lẫn tạp chất thế nên luôn được đánh giá rất cao.
Nghề làm muối ở đây cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2020. Ảnh: thamhiemmekong
Nhưng cái nghề này cũng lắm nhọc nhằn vì nó phụ thuộc rất nhiều thời tiết. Trời nắng nóng thì diêm dân được mùa, nhưng nếu như có mưa dông thì mọi công sức sẽ đổ sông đổ bể. Nếu có dịp du lịch miền Tây, bạn hãy ghé thăm những cánh đồng muối này, đảm bảo là bạn sẽ có những trải nghiệm cực đáng nhớ tại đây.
Làng nghề bánh pía Sóc Trăng
Có lẽ với các tín đồ ẩm thực Việt Nam mà nhất là khu vực miền Nam đều khá quen thuộc với món bánh pía, một loại đặc sản Sóc Trăng thơm ngon hấp dẫn. Món bánh này được sản xuất tập trung tại làng nghề ở các xã An Hiệp, Thuận Hòa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Có lẽ với các tín đồ ẩm thực Việt Nam mà nhất là khu vực miền Nam đều khá quen thuộc với món bánh pía. Ảnh: daiphatbakery
Món bánh này thực chất có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng từ khi du nhập đến Việt Nam vào thế kỷ 16 nó cũng ít nhiều có sự thay đổi để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Đến năm 2020, làng nghề ẩm thực Nam bộ này chính thức công nhận trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề truyền thống Nam bộ này chính thức công nhận trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: thanhnien
Làng nghề muối ba khía Cà Mau
Một làng nghề truyền thống Nam bộ tiếp theo là làng nghề muối ba khía ở Cà Mau. Dù trải qua biết bao khó khăn, nhưng người dân miền đấy mũi vẫn giữ được cái nghề ấy và được biến tấu thêm nhiều cách làm mới mẻ để tạo nên thương hiệu đặc sản cho nền ẩm thực Cà Mau.
Một làng nghề truyền thống Nam bộ tiếp theo là làng nghề muối ba khía ở Cà Mau. Ảnh: bakafood
Hiện nay, nghề muối ba khía tập trung ở khá nhiều huyện của Cà Mau nhưng nổi tiếng nhất ba khía Rạch Gốc ở huyện Ngọc Hiển, bởi ba khía ở đây có gạch vàng, thịt chắc và thơm ngon hơn hẳn những vùng khác. Từ món ba khía muối, người ta có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc dùng làm gia vị để chế biến nên vô vàn những món ăn hấp dẫn khác.
Từ món ba khía muối, người ta có thể dùng trực tiếp hoặc dùng làm gia vị để chế biến những món ăn hấp dẫn khác. Ảnh: songmuoi
Chỉ cần có một chén ba khía muối đơn giản thêm chút rau sống và ăn kèm với chén cơm nóng cũng đủ thấy ngon rồi. Vậy nên nếu có cơ hội du lịch Cà Mau, bạn nhất định phải món đặc sản nức tiếng này nhé.
Làng nghề gác kèo ong Cà Mau
Thêm một làng nghề ẩm thực Nam bộ được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc tỉnh Cà Mau nữa là nghề gác kèo ong. Theo người dân ở đây thì gác kèo ong hình thành từ nửa cuối thế kỷ thứ 19 và gắn liền với cánh rừng tràm U Minh Hạ.
Thêm một làng nghề ẩm thực Nam bộ được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nghề gác kèo ong. Ảnh: vov
Nghề này đòi hỏi người gác kèo phải có kinh nghiệm lâu năm cùng kỹ thuật và một bí quyết gia truyền. Họ phải biết cách thức gác kèo bằng gỗ tràm, cau hoặc bình bát sao cho hợp lý, đúng hướng nắng hướng gió mới có thể dẫn dụ ong về làm tổ.
Theo người dân ở đây thì gác kèo ong hình thành từ nửa cuối thế kỷ thứ 19. Ảnh: nguoiduatin
Ngoài ra, còn phải biết cách lấy mật để tránh bị ong đốt và có thể lấy được lượng mật ong tối đa. Tuy vất vả và lắm khó khăn nhưng bù lại mật ong U Minh Hạ luôn được ưa chuộng bởi chất lượng hảo hạng cùng màu vàng óng ả và thơm mùi hoa tràm đặc trưng khó lẫn.
Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc
Tuy cách xa nhau khoảng chừng 30 cây số nhưng nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc dường như luôn đi cùng nhau mỗi khi có ai đó nhắc đến các món đặc sản Bến Tre. Chẳng ai biết làng nghề ẩm thực Nam bộ này chính xác hình thành từ khi nào mà chỉ ước lượng được rằng nó có từ hơn 100 năm trước.
Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Ảnh: bentre.tintuc
Trước đây, nghề làm bánh tráng ở Bến Tre thường chỉ hoạt động nhiều vào những dịp giáp Tết, nhưng giờ đây nó đã trở thành mặt hàng có giá trị tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Thế nên, nếu bạn muốn thưởng thức món đặc sản mộc mạc này thì có thể dễ dàng tìm mua vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Chẳng ai biết làng nghề truyền thống Nam bộ này chính xác hình thành từ khi nào mà chỉ ước lượng được rằng nó có từ hơn 100 năm trước. Ảnh: gody
Bánh tráng Mỹ Lồng nổi tiếng với ba loại là bánh tráng đặc biệt với sữa, dừa và trứng gà; bánh tráng dừa không sữa và bánh tráng sữa không dừa. Còn bánh phồng Sơn Đốc thì được làm từ nếp dẻo và dừa, ngoài ra còn có một số loại bánh khác như bánh phồng chuối, bánh phồng mít,… Mà món bánh nào cũng ngon và có hương vị hấp dẫn riêng để thực khách lựa chọn theo khẩu vị và sở thích của mình.
Nếu có dịp du lịch miền Tây và ghé thăm những miền đất đáng mến này bạn nhất định phải đến khám phá những làng nghề truyền thống để có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống và con người nơi này. Đảm bảo là bạn sẽ có những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ cho chuyến đi của mình đấy!
Theo Dulichvietnam