Đọt choại là một loại rau sạch, có vị thơm, ngọt nhẹ đặc trưng. Rau choại dân dã, bình dị, mang đậm nét quê, được các bà nội trợ miệt vườn chọn để chế biến thành những món ăn ngon khác như: đọt choại nấu canh chua cá rô đồng, canh chua lươn bông điên điển, nhúng lẩu, xào tép ăn cũng thật ngon. Hãy cùng tìm hiểu về loại rau mọc dại được mệnh danh là đặc sản của người miền Tây trong bài viết dưới đây nhé.
Ở Việt Nam rau choại chủ yếu sống ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang. Rau choại (hay còn gọi là rau chạy, đọt chạy) là loài thực vật thân thảo, dây leo sống hoang dại trong rừng ẩm nhiệt đới và ven sông rạch nước ngọt, nước lợ và nước mặn có dao động thủy triều.
Ở Việt Nam rau choại chủ yếu sống ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang. Ảnh: eva
Với thân day leo nên rau choại có khả năng leo hoặc bò rất xa, dài tới 15-20m, thân có vẩy hơi thưa và xếp lợp. Đọt non mọc từ gốc có dạng uốn cong và cuộn chặt nhiều vòng, thân bên dưới cuộn xoắn mềm và dài tới 40-50 cm.
Chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất.Ảnh: Eva
Chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất. Khi đọt non phát triển, các vòng tháo dần ra, phần thân già hóa xơ.
Chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất. Ảnh: eva
Rễ rau choại có cấu trúc không quang hợp mọc ngầm dưới đất, có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất. Chúng luôn luôn là rễ chùm và có cấu trúc tương tự như rễ của Rau choại có rất nhiều công dụng khác nhau:
Dùng rau choại có thể kết hợp được với nhiều thực phẩm khác.. Ảnh: eva
Lá và đọt non dùng làm rau
Lá và đọt non dùng làm rau. Ảnh:eva
- Rau sống: Các chồi non của rau choại có thể ăn được hoặc dùng trộn với giấm làm salad.
- Luộc: Đây là cách chế biến đơn giản nhất, thường ăn kèm với nước chấm mắm cá cơm pha thêm chút tỏi bớt bằm.
Lá và đọt non dùng làm rau. Ảnh: eva
- Xào: Là cách chế biến phổ biến nhất
Đọt choại xào thịt bò
Nguyên liệu: thịt bò thái mỏng, tỏi đập dập và một mớ rau choại. Chế biến: Xào riêng phần rau choại và thịt bò. Sau khi cọng rau choại chín tới đâu sẽ từ màu xanh tím chuyển sang màu đọt chuối. Cọng rau vừa chín tới thì cho phần thịt bò đã xào với tỏi vào rồi nêm nếm gia vị và thưởng thức.
Đọt choại dùng để xào là ngon nhất. Ảnh: eva
Đọt choại xào tép
Đọt choại hái về nhặt lấy phần non rửa sạch, để ráo. Cho một ít muối vào nồi cùng với nước lã nấu sôi, rồi thả đọt choại vào trụng nhanh. Sau đó lấy đọt choại ra cho vào thau nước lạnh (có pha nước đá) để tăng độ giòn, vớt ra, để ráo.
Đọt choại luộc chấm mắm hấp dẫn. Ảnh: eva
Bỏ chảo lên bếp, phi mỡ tỏi thơm rồi cho tép (đã làm sạch) cùng với gia vị vào xào chín. Cuối cùng, cho đọt choại vào xào chín rồi múc ra đĩa, thêm một ít hành lá cùng tiêu xay.
- Nấu canh, nhúng lẩu
Thân rau choại dùng làm dây bện, dây thừng
Thân rau choại dùng làm dây bện, dây thừng. Ảnh: eva
Thân dây choại rất dài, rất dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây bện dây thừng chịu mặn.
Dùng làm thuốc
Rau choại rất tốt cho sức khoẻ, đặt biệt là cung cấp nguồn chất sắt, chữa trị được các bệnh về da, sốt rét, sốt và duy trì tuổi thanh xuân.
Rau choại rất tốt cho sức khoẻ. Ảnh: eva
Đọt choại là một loại rau sạch, có vị thơm, ngọt nhẹ đặc trưng. Rau choại dân dã, bình dị, mang đậm nét quê, được các bà nội trợ miệt vườn chọn để chế biến thành những món ăn ngon khác như: đọt choại nấu canh chua cá rô đồng, canh chua lươn bông điên điển, nhúng lẩu, xào tép ăn cũng thật ngon.
( Nguồn: Eva)
Sưu tầm: Ngô Diệp