Dân trí - Dòng Sê San hùng vĩ chảy qua hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai rồi chảy ngược sang nước bạn Campuchia. Đây còn là dòng sông được thiên nhiên ban tặng cho nhiều loại cá đặc sản như cá anh vũ, cá lăng, cá chép, cá bống...Cũng nhờ nguồn tài nguyên dồi dào nên những người làng chài đã làm ra những món ăn đặc sản trên Cao Nguyên.
Trong một chuyến công tác tại huyện Ia Hdrai (Kon Tum), chúng tôi đã ghé vào một làng ngư phủ trên sông Sê San. Theo đó, làng chài nằm trên một đảo nhỏ giữa dòng Sê San. Làng có 24 nóc nhà nổi lênh đênh trên mặt nước. Không hẹn mà gặp, 24 hộ dân trên xóm chài này ở các tỉnh khác như như: Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, An Giang, Cà Mau…và cùng đến khu vực sông Sê San lập thành một làng chài lưới và mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá.
Lâu nay, người dân đã quen với cá cơm ở biển, nhưng khi đến với sông Sê San các bạn cũng có thể thưởng thức loài cá cơm sông béo ngậy và vị thơm giòn đặc trưng của đại ngàn Cao Nguyên. Theo giới thiệu, loài cá này chỉ có ở dòng Sê San, thuộc khu vực lòng hồ của thủy điện Sê San 4. Cá cơm sông nhỏ hơn cá cơm biển, chiều dài khoảng 3 – 4cm, có thân mình trắng trong, phần bụng trắng đục như hạt
cơm.
Cá cơm sông Sê San thường được chế biến thành các món ăn như, cá cơm chiên vàng, kho với thịt ba chỉ, gỏi cá cơm trộn với xoài xanh... Những khi đến đây, du khách phải thử món bánh tráng cá cơm được chế biến một cách dân dã mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Hình ảnh đặc sản món bánh tráng cá cơm trên sông Sê San:
Làng chài trên sông Sê San
cơm.
Đặc sản bánh tráng cá cơm sông Sê San
cơm.
Với sự khéo léo những người dân đã làm nên món bánh tráng cá cơm giòn, ngậy béo
cơm.
Bánh tráng cá cơm lòng hồ sông Sê San đã mang đến cuộc sống ổn định cho bà con làng chài
cơm.
Bánh tráng cá cơm làm say lòng bao du khách
cơm.
Đặc sản cá rô phi phơi khô, chiên giòn
cơm.
Quay rớ…bắt cá cơm
cơm.
Thắp đèn bắt cá cơm trên lòng sông Sê San
cơm.
Mưu sinh trên lòng hồ sông Sê San.
Phạm Hoàng