Món cuốn 'hạ hỏa' sau Tết đắt như tôm tươi, được giới sành ăn săn lùng ở Hà Nội Món cuốn 'hạ hỏa' sau Tết đắt như tôm tươi, được giới sành ăn săn lùng ở Hà Nội Ngoài các nguyên liệu quen thuộc như lá diếp (hoặc xà lách), bún, rau thơm, tôm, thịt..., món cuốn thanh mát này còn ăn kèm bỗng rượu, giúp giải ngấy, tiêu cơm, được nhiều người yêu thích và thưởng thức dịp đầu năm mới. Diếp cuốn bỗng rượu là món ngon “hiếm có khó tìm”, thể hiện sự tinh tế, cầu kỳ của người Hà Nội. Nhiều năm trôi qua, món ăn này dần bị thất truyền và hiện ở Hà Nội chỉ còn rất ít nơi bán Để món ăn đảm bảo ngon, chuẩn vị, người đầu bếp phải tuyển chọn nguyên liệu có độ tươi, sạch. Hành được chọn là giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng dậy mùi thơm. Tôm phải chọn tôm sú bơi hoặc tôm lớt còn tươi sống rồi luộc chín tới, bóc vỏ, bỏ đầu, tách phần thân làm đôi. Thịt để làm món cuốn phải là thịt rọi quế, được tuyển từ những con lợn ỉ ta, hầm lâu trong nước gia vị quế hồi. Công đoạn chế biến này giúp thịt có độ mềm và dậy mùi thơm nức mũi. Điều làm nên sự khác biệt cho món ăn của người Hà thành so với các món gỏi cuốn truyền thống chính là phần nhân làm từ bỗng rượu. Đây là nguyên liệu không thể thiếu, được ví như “linh hồn” món ăn giúp thực khách mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức. Dù làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng món diếp cuốn bỗng rượu đòi hỏi sự kỳ công từ khâu chuẩn bị thực phẩm cho đến quá trình chế biến, bài trí lên bàn ăn,... Phần giấm bỗng chưng mật không chỉ giúp món ăn tăng thêm hương vị mà còn có công dụng như chất keo dính gắn kết các nguyên liệu Bỗng rượu thực chất là bã của giấm bỗng (hay còn gọi bã rượu, cơm rượu) sau khi nấu rượu xong được đem đãi lại thật cẩn thận cho sạch trấu. Công đoạn này đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ suốt vài giờ đồng hồ mới thu được thành phẩm ưng ý. Sau đó, đem bỗng rượu chưng cùng gừng và mật mía để tạo phần nhân màu nâu, vị ngọt thanh, dậy mùi thơm và có độ đặc sánh rất hấp dẫn. Bày tất cả các nguyên liệu đã chế biến lên mâm, lần lượt đặt bún, thịt dăm bông, rau răm và rau thơm Láng lên trên lá diếp (hoặc xà lách), thêm ít bỗng rượu rồi cuộn lại vừa tay. Tiếp tục để tôm bên ngoài chiếc cuốn rồi lấy nhánh hành củ tươi (đã chần qua nước sôi) buộc chặt lại. Món diếp cuốn bỗng rượu không chỉ kỳ công ở khâu chế biến mà còn được bài trí đẹp mắt, đủ sắc xanh, đỏ, hồng rất hấp dẫn. Món diếp cuốn bỗng rượu hấp dẫn du khách bởi sự hài hòa cả về hương vị lẫn màu sắc Người Hà Nội thưởng thức diếp cuốn bỗng rượu với nước chấm tỏi ớt chua ngọt. Cắn một miếng, thực khách có thể cảm nhận được sự thanh mát từ bún, rau thơm, lá diếp hòa quyện với vị đậm đà của thịt, tôm xen chút chua chua, ngọt dịu từ bỗng rượu lan tỏa khắp khoang miệng. Cũng bởi lẽ đó mà món ăn này được nhiều người yêu thích, nhất là thời điểm sau Tết và mùa hè nhờ công dụng giải nhiệt, giải ngấy, giúp tăng độ tươi mát cho mỗi bữa cơm gia đình. Từ món ăn khai vị thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ Tết ở Hà Nội xưa, diếp cuốn bỗng rượu giờ trở thành món ngon quen thuộc của các gia đình Việt, góp mặt trong những đám cưới, giỗ chạp hay bữa tiệc đông người Món diếp cuốn bỗng rượu có thể thưởng thức quanh năm, có công dụng giải nhiệt, giải ngán, tiêu cơm hiệu quả, nhất là trong dịp Tết Chị Nguyễn Thu Hương, chủ một cửa hàng thực phẩm trên phố Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện còn phục vụ món diếp cuốn bỗng rượu cho biết, đây là món ăn cổ truyền có vị thanh mát được nhiều thế hệ người Hà Nội yêu thích. Vào những ngày cao điểm, diếp cuốn bỗng rượu luôn là món ăn "cháy" hàng, khách phải đặt trước nhiều ngày mới được thưởng thức. Chị Hương cho biết, món diếp cuốn được làm thủ công và đòi hỏi sự cầu kỳ nên cửa hàng chỉ phục vụ số lượng có hạn để đảm bảo độ tươi ngon nhất cho món ăn. Đây là món thanh mát, giải ngấy, giải ngán hiệu quả nên thu hút thực khách vào bất cứ thời điểm nào trong năm. “Vì diếp cuốn bỗng rượu chế biến rất kỳ công và không thể để qua đêm nên mình chỉ bán tối đa 500 chiếc/ngày, đảm bảo sao cho mỗi chiếc cuốn tới tay khách hàng đều tươi ngon, chuẩn vị nhất. Diếp cuốn được phục vụ theo suất 8 chiếc với giá 150.000 đồng”, chị Hương chia sẻ. Cách đây 4 năm, khi món ăn dần bị mai một, chị đã quyết định dành thời gian để tìm hiểu, tham khảo công thức, kinh nghiệm từ nhiều nguồn nhằm phục hồi lại đặc sản của người Hà Nội xưa. Chị Thanh Thảo (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Món diếp cuốn bỗng rượu ăn lạ miệng, có vị thanh mát, lại giúp tiêu cơm. Gia đình tôi thường mua cuốn về thưởng thức để giải ngán sau đợt nghỉ Tết dài thường xuyên tụ tập, tiệc tùng với người thân, bạn bè. Món này cũng rất dễ ăn, mỗi thành viên có thể thưởng thức vài chiếc diếp cuốn mà không chán”. Phan Đậu (Ảnh: Nguyễn Thu Hương/Nhà hàng Bể cá) Nguồn: VietnamNet Ngoài các nguyên liệu quen thuộc như lá diếp (hoặc xà lách), bún, rau thơm, tôm, thịt..., món cuốn thanh mát này còn ăn kèm bỗng rượu, giúp giải ngấy, tiêu cơm, được nhiều người yêu thích và thưởng thức dịp đầu năm mới. Diếp cuốn bỗng rượu là món ngon “hiếm có khó tìm”, thể hiện sự tinh tế, cầu kỳ của người Hà Nội. Nhiều năm trôi qua, món ăn này dần bị thất truyền và hiện ở Hà Nội chỉ còn rất ít nơi bán Để món ăn đảm bảo ngon, chuẩn vị, người đầu bếp phải tuyển chọn nguyên liệu có độ tươi, sạch. Hành được chọn là giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng dậy mùi thơm. Tôm phải chọn tôm sú bơi hoặc tôm lớt còn tươi sống rồi luộc chín tới, bóc vỏ, bỏ đầu, tách phần thân làm đôi. Thịt để làm món cuốn phải là thịt rọi quế, được tuyển từ những con lợn ỉ ta, hầm lâu trong nước gia vị quế hồi. Công đoạn chế biến này giúp thịt có độ mềm và dậy mùi thơm nức mũi. Điều làm nên sự khác biệt cho món ăn của người Hà thành so với các món gỏi cuốn truyền thống chính là phần nhân làm từ bỗng rượu. Đây là nguyên liệu không thể thiếu, được ví như “linh hồn” món ăn giúp thực khách mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức. Dù làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng món diếp cuốn bỗng rượu đòi hỏi sự kỳ công từ khâu chuẩn bị thực phẩm cho đến quá trình chế biến, bài trí lên bàn ăn,... Phần giấm bỗng chưng mật không chỉ giúp món ăn tăng thêm hương vị mà còn có công dụng như chất keo dính gắn kết các nguyên liệu Bỗng rượu thực chất là bã của giấm bỗng (hay còn gọi bã rượu, cơm rượu) sau khi nấu rượu xong được đem đãi lại thật cẩn thận cho sạch trấu. Công đoạn này đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ suốt vài giờ đồng hồ mới thu được thành phẩm ưng ý. Sau đó, đem bỗng rượu chưng cùng gừng và mật mía để tạo phần nhân màu nâu, vị ngọt thanh, dậy mùi thơm và có độ đặc sánh rất hấp dẫn. Bày tất cả các nguyên liệu đã chế biến lên mâm, lần lượt đặt bún, thịt dăm bông, rau răm và rau thơm Láng lên trên lá diếp (hoặc xà lách), thêm ít bỗng rượu rồi cuộn lại vừa tay. Tiếp tục để tôm bên ngoài chiếc cuốn rồi lấy nhánh hành củ tươi (đã chần qua nước sôi) buộc chặt lại. Món diếp cuốn bỗng rượu không chỉ kỳ công ở khâu chế biến mà còn được bài trí đẹp mắt, đủ sắc xanh, đỏ, hồng rất hấp dẫn. Món diếp cuốn bỗng rượu hấp dẫn du khách bởi sự hài hòa cả về hương vị lẫn màu sắc Người Hà Nội thưởng thức diếp cuốn bỗng rượu với nước chấm tỏi ớt chua ngọt. Cắn một miếng, thực khách có thể cảm nhận được sự thanh mát từ bún, rau thơm, lá diếp hòa quyện với vị đậm đà của thịt, tôm xen chút chua chua, ngọt dịu từ bỗng rượu lan tỏa khắp khoang miệng. Cũng bởi lẽ đó mà món ăn này được nhiều người yêu thích, nhất là thời điểm sau Tết và mùa hè nhờ công dụng giải nhiệt, giải ngấy, giúp tăng độ tươi mát cho mỗi bữa cơm gia đình. Từ món ăn khai vị thường xuất hiện trong mỗi dịp lễ Tết ở Hà Nội xưa, diếp cuốn bỗng rượu giờ trở thành món ngon quen thuộc của các gia đình Việt, góp mặt trong những đám cưới, giỗ chạp hay bữa tiệc đông người Món diếp cuốn bỗng rượu có thể thưởng thức quanh năm, có công dụng giải nhiệt, giải ngán, tiêu cơm hiệu quả, nhất là trong dịp Tết Chị Nguyễn Thu Hương, chủ một cửa hàng thực phẩm trên phố Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện còn phục vụ món diếp cuốn bỗng rượu cho biết, đây là món ăn cổ truyền có vị thanh mát được nhiều thế hệ người Hà Nội yêu thích.Vào những ngày cao điểm, diếp cuốn bỗng rượu luôn là món ăn "cháy" hàng, khách phải đặt trước nhiều ngày mới được thưởng thức. Chị Hương cho biết, món diếp cuốn được làm thủ công và đòi hỏi sự cầu kỳ nên cửa hàng chỉ phục vụ số lượng có hạn để đảm bảo độ tươi ngon nhất cho món ăn. Đây là món thanh mát, giải ngấy, giải ngán hiệu quả nên thu hút thực khách vào bất cứ thời điểm nào trong năm. “Vì diếp cuốn bỗng rượu chế biến rất kỳ công và không thể để qua đêm nên mình chỉ bán tối đa 500 chiếc/ngày, đảm bảo sao cho mỗi chiếc cuốn tới tay khách hàng đều tươi ngon, chuẩn vị nhất. Diếp cuốn được phục vụ theo suất 8 chiếc với giá 150.000 đồng”, chị Hương chia sẻ. Cách đây 4 năm, khi món ăn dần bị mai một, chị đã quyết định dành thời gian để tìm hiểu, tham khảo công thức, kinh nghiệm từ nhiều nguồn nhằm phục hồi lại đặc sản của người Hà Nội xưa. Chị Thanh Thảo (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Món diếp cuốn bỗng rượu ăn lạ miệng, có vị thanh mát, lại giúp tiêu cơm. Gia đình tôi thường mua cuốn về thưởng thức để giải ngán sau đợt nghỉ Tết dài thường xuyên tụ tập, tiệc tùng với người thân, bạn bè. Món này cũng rất dễ ăn, mỗi thành viên có thể thưởng thức vài chiếc diếp cuốn mà không chán”. Phan Đậu (Ảnh: Nguyễn Thu Hương/Nhà hàng Bể cá)Nguồn: VietnamNet Trở về đầu trang Món ngon Hà Nội tôm quấn bỗng rượu 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10