• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Ẩm thực

Người Ê Đê đãi khách đến nhà bằng món… kiến vàng trứ danh

(Dân trí) - Những tổ kiến vàng còn nằm trên cây được người Ê Đê khéo léo lấy về rồi chế biến thành món ăn “độc nhất vô nhị”. Đây có thể gọi là món ăn khó, khó từ lấy nguyên liệu đến cách chế biến và thưởng thức.
Kết thúc mùa thu hoạch cà phê, cũng là lúc Tây Nguyên vào xuân. Người Ê Đê ở huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) cũng nô nức chuẩn bị Tết như cộng đồng các dân tộc khác. Để chuẩn bị cho bữa cơm ngày Tết, những người đàn ông trong buôn lại rủ nhau vào rừng, lên rẫy để tìm những tổ kiến vàng- nguyên liệu chính của món canh chua kiến vàng. Đây được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê dùng để đãi khách đến chơi nhà.
 
 Hoa Djam Tang mọc dọc sông Sêrêpôk
Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ đầu mùa mưa hoặc sau mùa thu hoạch, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Từ loài kiến này, người Ê đê có món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang” khiến nhiều người mê mẩn.
Nguyên chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, ngò gai, nén, gia vị và hoa “djam tang”- một loài hoa mọc gần sông Sêrêpốk.
 
 Cá suối dùng để nấu canh chua kiến vàng
Khi những cây “djam tang” lên búp, nở hoa từ lòng sông, cạnh các bờ đá, phụ nữ Ê đê rủ nhau đi hái. Bằng nhiều cách như đặt giỏ hay đánh lưới trên dòng sông, đàn ông người Ê đê ở đây dành những con tôm, cua, cá nhỏ để nấu món canh chua.
Để nấu được món ăn này, người Ê đê phải đi kiếm tổ kiến vàng. Thay vì dùng me hay lá giang để tạo vị chua cho món ăn, người Ê đê sẽ sử dụng kiến vàng tạo nên độ chua "độc lạ".
 
 Món canh chua đặc biệt bao gồm kiến vàng và trứng kiến
Trên những cây cao ở trong rừng hoặc trong vườn cà phê, vườn cây trồng lâu năm, khi tìm thấy tổ kiến, người bắt cũng phải có kinh nghiệm và nghệ thuật để tránh làm vỡ tổ kiến. Những tổ đầy ắp kiến vàng và trứng kiến sẽ khiến hương vị của món canh càng đặc biệt và bổ dưỡng.
 
 Món canh chua độc nhất vô nhị là món truyền thống, người Ê Đê dùng để đãi khách đến chơi nhà
Với nguyên liệu dân dã, cách nấu canh chua kiến vàng cũng khá đơn giản. Người Ê Đê nấu một nồi nước đủ dùng, khi nước sôi sẽ thả vào nồi các loại tôm, cua, cá nhỏ đã sơ chế và củ nén đập dập để tạo độ thơm.
Sau khoảng 5 phút, nguyên liệu trong nồi đã đạt độ chín và tạo độ ngọt cho nước thì lần lượt thêm hoa “djam tang” và kiến vàng đã ngâm nước sạch. Vị chua đặc biệt của kiến vàng sẽ kích thích vị giác của người nếm. Vị béo ngậy của trứng kiến khiến món ăn càng trở nên lạ miệng, hấp dẫn khi thưởng thức.
 
 Người thưởng thức món canh chua kiến vàng nấu hoa “djam tang” sẽ có được ấn tượng khó phai. 
 
 Món canh chua khi ăn cùng với cơm trắng, cá suối nướng sẽ càng kích thích vị giác người thưởng thức
Đây được xem là một món ăn hấp dẫn của người Ê đê, khi ăn cùng với cơm trắng càng kích thích vị giác người thưởng thức. Từ cách nấu giản đơn nhưng có được sự đậm đà của món canh chua khẳng định được nghệ thuật ẩm thực độc đáo của người Ê đê. 
Dương Phong
Trở về đầu trang
   người Ê Đê Kiến Vàng Tây Nguyên
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Đưa mỳ Quảng lên bàn tiệc thế giới
  • Khai mạc Triển lãm liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
  • Trà Vinh: Trải nghiệm văn hoá ẩm thực tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ II
  • Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh của Quảng Nam được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực
  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế
  • Nâng cao năng lực đào tạo nhân lực ngành bếp theo chuẩn quốc tế
  • Tổ chức Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai
  • Về miền Tây Nam Bộ thưởng thức bánh dân gian
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Hội Lim (Bắc Ninh) là di sản văn hóa phi vật thể...

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 1744 ngày 10/6/2025 về việc công bố...

    148
  • Những điều thú vị của du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng)...

    Đà Lạt (Lâm Đồng) được biết đến như một thành phố ngàn hoa, thành phố ba thiên đường. Đà...

    145
  • Rực rỡ mùa vàng vùng cao

    Tháng 6, những ngày đầu hạ, vùng cao Tuyên Quang đã bước vào mùa lúa chín. Vùng đất quanh...

    126
  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    113
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    108

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch