Nộm hoa ban - món ăn truyền thống của người Thái
Hoa ban nhuộn trắng núi rừng Tây Bắc khi xuân về
Để có được hoa ăn quanh năm, những người phụ nữ Thái
thường lên nương, hái hoa ban để dành. Những giỏ hoa ban đầy sau khi được
hái về thì đem rửa sạch, luộc chín rồi phơi khô để ăn dần. Khi ăn, lấy
hoa ban đã phơi khô ra ngâm với nước sôi cho đến khi nở rồi chế biến như
thường. Hãy để những cơn mưa phùn lất phất cùng hình ảnh người con gái Thái địu
hoa ban trên lưng đi học đường đèo níu chân bạn đến với vùng đất, con người,
món ăn Tây Bắc
Bánh tam giác mạch thơm bùi núi rừng Hà Giang
Cứ tháng
9 hằng năm, trời đất vào cuối thu, thời tiết chuyển lạnh, những
cánh đồng tam giác mạch lại
đua nhau trổ hoa. Cứ mãi mê ngắm những sắc hoa tươi màu, ít ai biết được loại
hoa này còn có thể làm nên một món ăn truyền thống, đậm hương vị núi rừng như
vậy.
Vào cuối mùa hoa, người dân nơi đây thu hoạch hạt tam
giác mạch đem phơi khô, một phần đem ủ tạo thành loại men hồng mi, dùng trong
rựu hồng mi nổi tiếng của dân tộc HMông, một phần có thể xay bột làm thành món
bánh tam giác mạch.
Hạt tam giác mạch sau khi
đã phơi khô
Bánh có vị bùi bùi thơm nhẹ
như đang gợi về một mùa hoa tím ngập cả một chân trời Tây Bắc.
Từ những hạt tam giác mạch nhỏ hơn hạt đậu, đem xay
thành thứ bột thật mịn màng, tiếp theo đó cho bột hòa lẫn với nước lã thành một
khối bột dẻo, rồi cho vào khuôn truyền thống đúc thành từng miếng bánh tròn
tròn. Phải khéo léo lắm mới xay được tam giác mạch thành loại bột mịn, không
sạn để có thể làm ra những chiếc bánh mềm mại như thế này
Hoa sen thanh cao nhẹ nhàng
Hoa sen đúng như cốt cách mà nó vốn có, người ta dùng
hoa sen trong những món ăn phải gọi là vô cùng tinh tế. Một ít xôi được gói
trong một chiếc lá sen bình thường cũng tỏa ra một mùi hương khác thường. Hầu
hết các bộ phận của sen đền được tận dụng như hạt sen, nhụy sen, tim sen, lá
sen, ngó sen.
Món chè long nhãn hạt sen thật tuyệt nếu dùng sau bữa
ăn chính
Sen hồng, biểu tượng tươi đẹp của đất nước Việt Nam
Một mâm cổ vô cùng Việt Nam với sen
Cơm gói lá sen vừa đẹp vừa bổ dưỡng
Người Việt thường dùng sen trong các món nộm sen, cơm
sen, chè sen, canh sen... Nhưng hầu hết chỉ thường được dùng trong những dịp lễ
lộc hay đám tiệc. Những món ăn từ sen đều là những món ăn vương vấn hương vị
Việt Nam mà bạn bè nước ngoài thường hay tìm kiếm khi đến với nước ta.
Giàn thiên lý thơm ngào ngạt trước hiên nhà
Nếu là người miền Nam hay am hiểu về ẩm thực Nam Bộ,
chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết đến hoa thiên lý. Loài hoa này có mùi thơm
rất đặc trưng. Một mùi hương vô cùng dễ chịu và mang đến cảm giác mát lành. Giữ
một buổi trưa oi ả, nến được thưởng thức một chén canh thiên lý, bạn sẽ thấy
thanh bình đến lạ.
Canh hoa thiên lý thịt viên
Người ta thường dùng hoa nguyên chùm to, nhẹ nhàng rửa
sạch và cho vào nồi cuối cùng trước khi tắt bếp để hoa có màu xanh dẹp mắt và
chín vừa, còn giữ được độ giòn. Thiên lý ngoài dùng để nấu canh, còn có thể
dùng trong những món xào và lẩu cũng rất tuyệt vời.
Thiên
lý xào bò
Hoa chuối giản dị
Hoa chuối được sinh ra để làm nên những món ăn đồng
quê Việt Nam giản dị. Món ăn phổ biến nhất chính là nộm hoa chuối miền
Bắc và gỏi hoa chuối ở miền Nam. Nộm hay gỏi hoa chuối có đầy
đủ vị ngọt, mặn, chua, cay, béo của hoa chuối bào, tôm, tai heo, đậu phộng rang
rau thơm.
Nộm hoa chuối giản dị mà thật ngon
Bên cạnh đó, hoa chuối bào thường được dùng làm món ăn
kèm trong các loại bún, cháo gà, cháo vịt, lẩu, thậm chí là canh chua nữa. Độ
giòn, mùi thơm đồng quê và vị hơi chát của hoa chuối sẽ làm tăng hương vị món
ăn, giảm đi độ ngán. Trồng một cây chuối trong sân vườn là điều không hề khó
khăn với người Việt. Không còn tuyệt gì bằng được ăn món ăn từ hoa chuối mới
vừa hái từ vườn, những giọt mũ trắng đục còn tươm ra phải không nào.
Điên điển vàng ven sông màu nước nổi
Cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 khi mùa nước nổi lại
về trên vùng đồng bằng sông Cửu Long thì những nhành hoa điên điển lại trổ hoa
soi vàng mặt nước. Nếu về miền Tay vào thời điểm này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp
những người nông dân khua chiếc xuồng nhỏ chèo tấp ven sông hái hoa điên điển.
Điên điển mùa nước nổi
Nếu đã biết đến bông điên điển, bạn sẽ không bao giờ
có thể bỏ qua món lẩu mắm ăn cùng bông điên điển hay lẩu cá linh, bánh xèo bông
điên điển, bông điên điển xào trứng,canh chua bông điên điển. Hoa có vị hơn
nhẫn, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Một lần ăn thì lạ, 2 lần ăn lại ghiền.
Lẩu mắm ăn cùng bông điên điển
Canh chua cá linh bông diên điển
Canh chua hoa so đũa trắng đỏ đẹp mắt
Hoa so đũa có quanh năm và dễ dàng tìm thấy ngoài chợ.
Cùng với bông điên điển, hoa so đũa cũng có vị nhẫn và thơm thường được dùng để
nấu canh chua và ăn cùng các loại mắm. Đặc biệt của loại hoa này là vị đắng nhẹ
nhưng vô cùng dịu ngọt, cho so đũa vào canh nào là canh đó tỏa mùi thơm ngát.
Hoa so đũa đỏ
Cũng giống như điên điển, so đũa được kết hợp với các
loại cá tép sông nước. Chúng như một nhóm không thể tách rời. Hòa quyện cùng
nhau tạo nên đặc sắc ẩm thực vùng miền
Canh chua tôm bông so đũa thanh mát
Hoa súng rạng rỡ từ ao hồ đến món ăn
Sẽ rất thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa súng. Một
loài hoa vô cùng phổ biến và hương thơm quá sức đồng nội. Thân hoa giòn ngọt và
thanh mát được sử dụng trong các món gỏi tôm thịt, còn hoa lại được dùng trong
các món lẩu nơi Nam Bộ.
Một đầm hoa súng
Không biết vô tình hay hữu ý, hoa súng như sinh ra là
để kết hợp cùng các món mắm. Mùi thơm trung hòa mùi mắm, những nhành bông súng
điểm tô cho nồi lẩu càng thêm hấp dẫn hơn. Nếu có cơ hội, hãy thử ăn hoa súng,
bạn sẽ thấy thiên nhiên đã ưu đãi cho chúng ta đến nhường nào.
Bông bí đỏ gợi nhớ miền quê
Đây là loại hoa không còn xa lạ với người Việt Nam.
Những mảnh bí đỏ xanh rì sẽ cho hoa sau 2 tháng gieo trồng. Bông bí ngoài có
màu vàng đẹp mắt, vị thanh ngọt ra, nó còn có chất dinh dưỡng hơn tất cả các loại rau. Dinh dưỡng trong hoa bí
đỏ không thể không kể đến canxi,
sắt, magiê, các loại
vitamin mà nhiều nhất là vitamin A.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chất beta – carotene trong bông bí giúp chống lão hóa tế bào
và kháng ung thư hiệu
quả. Nó có tác dụng tiêu diệt ngay mầm mống gây hại cho tế bào dẫn đến nguy cơ
ung thư. Nhờ được nâng cao hệ miễn dịch nên cơ thể phòng vệ tốt hơn.
Bông bí đỏ có thể tìm thấy quanh năm và giá cả cũng
không đắt đỏ. Người ta thường chế biến bông bí trong các món ăn gia đình như
bông bí xào tôm, thịt bò, canh bông bí nhồi thịt... Vịt ngọt thanh tao và mùi
hương tự nhiên của bông bí tạo nên một hương vị đơn giản mà không thể quên
được
bông bí nhồi thịt chiên giòn
Ngoài ra còn có một số loài hoa
khác là nguyên liệu chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng: hoa lúc lắc, hoa đu đủ, hoa
ngâu….