Tổ Quốc - Để có được sản phẩm Trà Tân Cương Thái Nguyên ngon với hương cốm và vị chát ngọt đặc trưng là cả một quá trình kỳ công từ khâu lấy nguyên liệu tới khâu đóng gói của những nghệ nhân làm trà tại vùng đất chè Thái Nguyên.
Nguyên liệu để sản xuất Trà
Xanh Tân Cương Thái Nguyên là những búp chè tươi được trồng ở vùng đất
Tân Cương Thái Nguyên, với đặc tính thổ nhưỡng nên chè ở đây có hương
cốm đặc trưng và có vị chát, ngọt chỉ vùng đất này mới có được.
Phóng viên được theo chân
đến vườn chè của gia đình chị Trần Thị Hạ, đã đã có truyền thống làm chè
Tân Cương từ hàng chục năm nay.
Căn cứ tình trạng sinh
trưởng của cây ở mỗi nương đồi, căn cứ vào yêu cầu chất lượng chè thành
phẩm để xác định phẩm cấp hái cho mỗi loại hình năng suất, không hái già
quá hoặc non quá.
Nguyên tắc khi hái chè đó là
phải cân đối để hái đi và chừa lại, đảm bảo tăng số lứa, tăng năng suất
đồng thời đảm bảo hệ số lá chừa và sinh trưởng của cây.
Chè sau khi thu hoạch nhanh
chóng được đổ ra nền sạch, nhẵn trong phòng có hệ thống quạt đối lưu
không khí. độ dầy bảo quản không quá 20 cm.
Chè được làm tơi thủ công bằng tay giảm bớt lượng nước bám vào lá chè.
Sau đó chè sẽ được cho vào
các lò bằng tôn quay để sao khô chè, theo chị HẠ thì đây là giai đoạn
quan trọng nhất quyết định đến hương vị và màu sắc chè khi khô.
Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg
Sau khi sao khô lá chè trở nên mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy
Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời.
Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm. Các men trong lá
chè bị diệt hoàn toàn, cuộng và lá chè không bị đỏ, phần nước còn lại
sau sao khô là 58-60%
Đối với chè xanh, thiết bị
vò thích hợp với nguyên liệu chè tân cương thái nguyên là máy vò đơn có
nắp ép. Chè được vò 2 lần, mỗi lần vò từ 15-20 phút, sau mỗi lần vò chè
phải được rũ tơi. Kết thúc quá trình vò, chè xoăn chặt dạng sợi, độ dập
tế bào là 45-50%. Chè non loại 1 và chè loại 2 nên vò thời gian ngắn hơn
chè 3, nếu chè non vò lâu sẽ bị nát vụn.
Sau khi được sao, chè được cho ra rổ,
hoặc mâm để nhặt đi những phần cuống già còn sót lại, sẩy sạch cám. Sau
đó tiếp tục quay chè đến khi thấy tỏa ra hương thơm.
Chè bảo quản thủ công được
cho vào túi bóng kính có độ dày, buộc chặt miệng túi. Để ở nơi khô ráo,
tránh ánh nắng trực tiếp. Không được để tiếp xúc trực tiếp chè với nền
đất.
Vài năm trở lại đây, chè
được đóng gói theo phương pháp hút chân không để đảm bảo độ sạch gần như
tuyệt đối của chè thành phẩm đến tay người tiêu dùng.
Minh Khánh