Mặc dù, Ai Cập chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa các nền văn hóa nhưng ẩm thực Ai Cập có những nét đặc trưng khác biệt, không bị lẫn vào đâu.
Ai Cập không chỉ là quốc gia sở hữu vị trí địa lý đặc biệt với nền kinh tế phát triển vượt trội, mà nơi đây còn là cái nôi của nền văn minh thế giới.
Sự giao thoa của các nền văn hóa tạo nên “unique”
Với phần lớn lãnh thổ nằm ở Bắc Phi, cận với vùng biển Địa Trung Hải, có biên giới giáp với Dải Gaza và Israel phía đông bắc; giáp biển Đỏ ở phía đông và nam; phía Nam giáp với Sudan; phía tây giáp với Libya… Vị trí đặc biệt giúp cho Ai Cập trở nên “unique”.
Đất nước này khiến cho thế giới phải trầm trồ vì những công trình kiến trúc như kim tự tháp, các ngôi đền Pharaon… Nổi bật nhất chính là văn minh sông Nile rực rỡ. Tất cả đều được khắc họa qua nền ẩm thực, các món ăn là sự giao thoa các nền ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Địa Trung Hải…
Nếp ăn của người xứ Kim Tự Tháp
Gần 90% dân số Ai Cập theo đạo Hồi, nên thịt heo không phổ biến trong bữa ăn của họ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người Ai Cập cổ đại ưa chuộng cá và rau trong bữa ăn. Điều này đã ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người hiện đại.
Thịt bò là món ăn của giới thượng lưu nên sẽ thường xuất hiện trong những nhà hàng sang trọng, đắc tiền. Bữa ăn thường ngày, người Ai Cập sử dụng thịt cừu, thịt gà chủ yếu.
Dù đạo Hồi không cho phép sử dụng thức uống có cồn nhưng người Ai Cập lại yêu thích bia stella và rượu Vin, một thức uống đắt tiền.
Vào bữa sáng, họ sẽ ăn bánh mì và phô mai, hoặc bắt đầu với foul. Buổi trưa diễn ra lúc 2 giờ chiều hoặc trễ hơn để gia đình cùng quây quần. Món ăn chính thường là bánh mì, trái cây, thịt và rau quả như cà tím, tỏi. Buổi tối sẽ bắt đầu lúc 9 giờ và việc bữa ăn kéo dài đến sáng là chuyện bình thường ở đây.
Nét đặc trưng trong hương vị của Ẩm thực Ai Cập
Phụ gia thực phẩm đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng từ ngàn năm năm trước. Khi nấu ăn, nhiều phụ gia đã được cho vào món ăn của mình nhằm tăng hương vị.
Không giống với một số đất nước Châu Á ưa chuộng mỡ động vật trong chế biến thực phẩm, người dân xứ Kim Tự Tháp sử dụng dầu thực vật từ nông sản như vừng, thầu lầu, hạt rum, hạt củ cải, hạt màu và cải ngực.
Người Ai Cập cổ đại phần lớn là các gia đình nghèo, sống nhờ rau củ. Có thể nói, đây là lương thực phổ biến của họ. Tuy nhiên, chúng cũng phổ biến với tầng lớp thượng lưu.
Người Ai Cập yêu thích những gia vị như thì là, mù tạt, cỏ xạ hương, cỏ cà ri, rau mùi, quế, hồi, muối… Họ ưa chuộng hành, tỏi tây, củ cải, bắp cải, đậu và dưa chuột. Ngoài ra, “đường” của người Ai Cập thường được làm từ xi-rô từ quả nho, quả sung và chà là. Đây đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Một số món ăn của người Ai Cập
Điểm qua các món ăn nổi tiếng của người Ai Cập khiến cả thế giới đều thèm thuồng.
Ful medames
Đây là món ăn nổi tiếng của Ai Cập. Nguyên liệu bao gồm đậu fava, dầu oliu và các loại gia vị. Trước khi nấu món này, đậu sẽ được nấu chín để qua đêm. Thông thường, ful medames được dùng cho bữa sáng cùng với trứng và bánh mì pita. Tuy nhiên, bạn có thể mua món ăn ở bất cứ thời điểm nào trong ngày tại các cửa hàng ăn uống, nhà hàng phục vụ món ăn trung đông.
Hamam Mahshi
Món ăn này còn được gọi là “Lúa mì xanh” do bồ câu trước khi rán sẽ được nhồi với gạo. Đây là món ăn nổi tiếng ở Ai Cập. Nếu có kế hoạch du lịch Ai Cập thì nhất định không thể bỏ qua được món này. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ngay chợ Khan El Khalili bình dân hay ở các quán ăn cao cấp.
Hawawshi
Hawawshi là món ăn chủ yếu của người Ai Cập. Nguyên liệu chủ yếu gồm thịt bò hoặc thịt cừu xay nhuyễn, nhồi vào bánh mì và đem nướng cho giòn rụm.
Công thức chế biến món này tùy thuộc vào từng đầu bếp nên hương vị cũng sẽ khác nhau. Một số đầu bếp ưa thích sự đậm đà, họ sẽ kết hợp nhiều hành tây, ớt chuông, hạt tiêu và ớt cay.
Karkadeh
Loại nước được người Ai Cập ưa chuộng là karkadeh. Nguyên liệu chủ yếu là từ hoa dâm bụt. Sau khi để nguội, sẽ cho thêm chút đường. Món nước này có vị chua, ngọt thích hợp uống khi trời nắng nóng. Người Ai Cập cho biết rằng nó có thể chữa được bệnh cao huyết áp nếu bạn thường xuyên uống.
Ẩm thực Ai Cập là một bức tranh toàn cảnh của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại. Mỗi món ăn đều chứa đựng giá trị nhất định, sự đa dạng và phong phú trong món ăn được bồi đắp từ các giá trị dinh dưỡng do sông Nile huyền bí bồi đắp.
Wanderlust Tips
Sưu tầm: Ngô Diệp