Bánh chưng, bánh giầy luôn có một vị trí đặc biệt trong tâm thức người Việt, là sản vật không thể thiếu trong tục thờ cúng tổ tiên và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề làm bánh chưng, bánh giầy vẫn luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển ở nhiều miền quê trong cả nước. Tại Phú Thọ, từ tháng 5/2023, nghề làm bánh chưng, bánh giầy ở thành phố Việt Trì, huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật t
Bánh giầy trắng dẻo, thơm ngon trở thành món quà Đất Tổ được nhiều du khách lựa chọn khi đến Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Bánh
chưng, bánh giầy- hai loại bánh tượng trưng cho “trời tròn, đất vuông”,
được gắn với câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của Hoàng tử Lang
Liêu thời Hùng Vương thứ 6. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, bánh chưng,
bánh giầy vẫn được dân tộc Việt Nam gìn giữ vẹn nguyên về hình dáng,
hương vị dâng lên thờ cúng tổ tiên.
Ngày
nay, bánh chưng, bánh giầy là lễ vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ
tết, giỗ chạp, cưới hỏi, là món quà quê quen thuộc của mọi người dân
Việt. Đặc biệt đối với người dân Phú Thọ, nghề làm bánh chưng, bánh giầy
đã trở thành truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, nghi thức riêng
biệt mà không nơi nào có được.
Làng
Xốm ở xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì được coi là nơi khởi phát bánh
chưng dâng Vua Hùng. Từ năm 2017, người dân Hùng Lô đã xây dựng thành
công thương hiệu “Bánh chưng Hùng Lô” và phát triển thành làng nghề
truyền thống. Đến nay, bánh chưng Hùng Lô được lựa chọn là sản phẩm phục
vụ ngành du lịch của tỉnh.
Giã bánh giầy tại làng Mộ Chu Hạ, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì
Nếu như làng Xốm, xã Hùng Lô được coi là một trong những cái nôi của nghề làm bánh chưng ở Phú Thọ thì làng Mộ Chu Hạ, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì lại là địa phương nổi tiếng với nghề làm bánh giầy và hội thi giã bánh giầy dâng Vua.
Ông Đỗ Quang Lê- nghệ nhân làm bánh giầy làng Mộ Chu Hạ cho biết: Làng Mộ Chu Hạ vẫn giã bánh giầy bằng cối đá, chày tre, đây là nét đẹp văn hoá truyền thống được gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Đây cũng là bí quyết để làm bánh giầy thơm dẻ, trắng ngon chuẩn nhất mà không phải địa phương nào cũng làm được. Vào tháng Giêng và dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, dân làng chúng tôi lại tổ chức hội thi giã bánh giầy để ôn lại truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và chuẩn bị những chiếc bánh giầy dẻo thơm, đậm đà dâng cúng tổ tiên.
Bánh chưng Hùng Lô, thành phố Việt Trì được giới thiệu đến du khách và bạn bè quốc tế
Đây là cuộc thi được tỉnh Phú Thọ tổ chức hàng năm tại Lễ hội Đền Hùng nhằm tái hiện cuộc thi làm các lễ vật dâng cúng tổ tiên có từ thời Hùng Vương dựng nước. Đội giành giải Nhất sẽ được vinh dự thay mặt nhân dân cả nước làm sản phẩm để dâng tổ tiên đúng vào ngày Giỗ Tổ - mùng 10/3 âm lịch năm kế tiếp.
Đồng chí Nguyễn Đắc Thủy - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: Nằm trong dòng chảy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của cư dân Việt, những chiếc bánh chưng vuông, bánh giầy tròn từ truyền thuyết đã được cộng đồng trao truyền, gìn giữ và phát triển thành nghề làm bánh chưng, bánh giầy như hiện nay. Bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, nghề làm bánh chưng, bánh giầy ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu phục vụ lễ hội và du lịch tâm linh của người dân.
Thông qua sự phát triển của nghề đã góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc; thể hiện sự trân trọng thành quả và sự sáng tạo trong lao động của nhân dân; đồng thời, góp phần quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc của vùng Đất Tổ đến với du khách trong và ngoài nước.
Thanh Trà
Báo Phú Thọ - baophutho.vn - Đăng ngày 11/4/2024