Thịt hun khói là món ăn truyền thống lâu đời của người Cao Bằng được nhiều người ưu thích. Thịt lợn hun khói của đồng bào dân tộc ở Cao Bằng đã có rất lâu, và trởthành một đặc sản của địa phương. Thịt lợn hun khói ở đây mang đậm phong vị núi rừng, ăn rồi mới thấy khác.
Hằng năm cứ đến mùa đông
người dân mới chọn những miếng thịt lợn ngon về, thái mỏng rồi treo lên
bếp. Hơi nóng của lửa sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra, khi ăn thịt
hun khói sẽ được chế biến thành nhiều món khác nhau như phù hợp với bữa ăn
thường ngày hay tiệc tùng.
Cũng như các loại thực
phẩm để dùng lâu ngày của các dân tộc vùng sâu, vùng xa khác. Thịt
hun khói Cao Bằng được tẩm ướp các loại gia vị địa phương với mục
đích có thể giữ thực phẩm được lâu ngày. Có thể từ thời xa xưa,
trong điều kiện sống, săn bắn và chăn nuôi khó khăn, người địa phương
thường tìm cách lưu trữ thực phẩm lâu ngày phòng khi thời tiết xấu
hoặc thực phẩm thiếu. Có thể nói nó giống như các món thịt trâu
gác bếp, cá hồi hun khói hoặc những món khác trên toàn thế giới.
Khi điều kiện sống đã
tốt lên, thực phẩm không còn thiếu thốn, thì những món cổ truyền xưa
kia của núi rừng Tây Bắc lại trở thành đặc sản đậm chất quê hương.
Tất nhiên, với chất đất, khí hậu tự nhiên khác nhau, sử dụng phương
thức tẩm ướp khác nhau và gia vị khác nhau, cũng là thịt hun khói
sấy khô gác bếp nhưng vị rất khác nhau. Thịt hun khói Cao Bằng cũng
vậy, có những đặc trưng mùi vị riêng truyền thống mà dân sành ăn,
điệu nghệ mới hiểu hết được.
Thông thường người ta chỉ
dùng thịt lợn ba chỉ, đôi khi là thịt mông, vai. Các món ăn được chế biến từ
thịt lợn hun khói ngon hơn so với các loại thịt lợn không treo nóc bếp, miếng
thịt chắc, không bị nát, có mùi thơm rất đặc trưng.
Hiện nay ở vùng núi phía bắc
nước ta, món thịt lợn hun khói đã trở thành món ẩm thực không thể
thiếu trong các gia đình người Mường, Thái, Mông, Tày... vào ngày Tết, hầu như
nhà nào cũng có thịt treo nóc bếp. Thịt lợn hun khói: thì miếng thịt gần như đã
chín từ bên trong, người dân chỉ việc sơ chế qua là có thể dùng được luôn. Khi
thưởng thức có vị ngọt rất thơm ngon và không "ngấy" và rất vào “tất
nhiên là nhậu” rồi.
Cách
chế biến món Thịt hun khói trải qua nhiều công đoạn, được làm bằng thịt
thăn, thịt vai hoặc thịt mông lợn. Để thịt hun khói ngon, khâu chọn thịt vô
cùng quan trọng. Thịt lợn phải có màu đỏ thẫm, mỡ trắng trong, bóng, bì mỏng và
một màu.
Thịt
được chọn từ lúc còn nóng (lợn vừa mổ). Tất cả được rửa bằng nước muối loãng,
thái miếng theo từng thớ đẹp mắt và tẩm ướp gia vị, cùng chút rượu để làm chất lên
men. Công đoạn tiếp theo là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên nóc bếp, khói
và hơi nóng của bếp lửa đun bằng bã mía làm cho miếng thịt săn hơn và ngon hơn.
thịt hun khói được tẩm ướp để đủ 24 tiếng mới treo vào lò (để lửa nhỏ), sấy và
hun khói liên tục 2 ngày 2 đêm (đối với miếng thịt mỏng), 3 ngày 3 đêm (đối với
miếng thịt dày). Đây là công đoạn làm như cho thở xa xưa, khi ông cha ta
phải gác thịt gác bếp để dành trong ngày đông tháng giá.
Đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi sấy khô đến độ phù hợp, Thịt hun khói được
đóng gói bao bì, hút chân không, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thời gian
sử dụng lên tới 6 tháng kể từ ngày sản xuất (bảo quản ngăn đá tủ lạnh).
Với hương vị đặc trưng và chất lượng đảm bảo, thịt hun
khói Cao Bằng tạo ấn tượng kỳ thú và một khẩu vị riêng biệt đến quên
đời. Hãy cẩn thận đếm nhé, vì có thể mâm cơm nhà bạn sẽ hết rất
nhanh thịt hun khói Cao Bằng trong khi cao lương mỹ vị vẫn đủ đầy.