Quán bún ốc gây thương nhớ với nhiều thực khách chỉ vì cách xưng hô thân thiện theo lối cũ “em – tôi”. Thỉnh thoảng, cô chủ sẽ ngồi kể khách nghe những câu chuyện thú vị chỉ suýt “đẻ rơi” vì mải gánh rong. Những điều thú vị đó đều mang cho chúng ta cảm xúc rõ qua bài viết này nhé.
Quán bún ốc trứ danh Hà Nội
Có một quán bún ốc nằm ở con phố Lương Thế Vinh, chẳng tên riêng chỉ vỏn vẹn 3 chữ “Bún ốc cổ” ở phía bảng hiệu bên ngoài. Bát bún ốc đặc biệt khiến nhiều thực khách nhớ mãi.
Cái hương vị quyến rũ. Bát bún ốc nóng hổi hấp dẫn, nhất là mùi hương dậy vị của mắm tôm. Nước dùng đậm đà, ăn kèm với chút ớt chưng cay cay thì tuyệt đỉnh. Các thức khác, thức nào cũng tươi ngon, nhưng “hoa hậu” của bát bún là ốc, con nào con nấy béo đều tăm tắp được khêu khéo léo, lấy cả được phần ruột và cả phần trứng múp míp.
Bà Vượng tự tay chuẩn bị nguyên liệu. Ảnh quehuong.net
Ở đây cũng còn món bún ốc chấm nguội. Vào mỗi hè, bà Vượng chỉ có nước ốc luộc gạn thật trong, rồi rửa sạch khử tanh và ít dấm bỗng. Một món ăn đơn giản, gần gũi và lâu đời.
Những con ốc béo được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ảnh quehuong.net
Ốc to chấm nước dùng thanh mát, chua dìu dịu, nhai hết xong lại thấy ngọt hậu nơi đầu lưỡi. Món bún ốc nguội có hơi kén người ăn, vì có chút tanh.
Đến câu chuyện gánh bún đến nỗi suýt… đẻ rơi.
Mặc dù qua tuổi thất thập rồi nhưng bà Vượng vẫn còn trẻ lắm. Ngày ngày đứng bếp làm bún. Nhìn bà Vượng như tái hiện của những ký ức cũ của cả một thế hệ lưu giữ tinh hoa ẩm thực Hà Nội truyền thống trong các món ăn đặc trưng phố cổ.
Khách đến quán sẽ phải ngạc nhiên vì cách xưng hô theo lối người Hà Nội cũ là tôi và em. Trong bà hiện lên nét dịu dàng, điềm tĩnh của người con gái đất Hà Thành sống trọn kiếp với nghề giữ gìn nét tinh hoa ẩm thức phố cổ. Từ cái cách bà đặt tên cho quán ăn cũng khiến người ta cảm thấy bình yên, cảm thấy dư vị xưa cũ chan chứa biết bao giá trị cả về lịch sử lẫn con người.
Mỗi loại bún ở quán bà Vượng lại có hương vị riêng không đâu giống. Ảnh quehuong.net
Quán của bà mở từ năm 1981. Cho dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng bà chưa từng nghĩ đến việc bỏ nghề bếp núc. Bà Vượng cũng chia sẻ: “Trước tôi mở tiệm bún ốc ở phố Đội Cấn, năm ngoái tôi bán nhà chuyển về khu Thanh Xuân Bắc này.
Vì thay đổi chỗ nên khách cũng giảm đi ít nhiều, song tôi rất cảm động vì có hàng trăm người ở tít mạn bờ hồ, Ngõ Gạch, Lò Đúc, rồi Cầu Diễn, Nghĩa Tân, Văn Điển… vẫn cất công lặn lội tìm đến tận đây, gặp tôi tay bắt mặt mừng bảo may quá, em tìm lại được bác rồi. Họ chỉ thích ăn bún ốc nguội, bún ốc đậu do tôi làm ra, họ khen là không đâu ngon bằng. Đấy là niềm hạnh phúc đáng quý nhất rồi còn gì?
Tôi đến tuổi này rồi, bán hàng để duy trì cuộc sống là một phần thôi, còn lại vì tôi yêu thích, muốn gặp gỡ khách hàng mỗi ngày, nghe họ vừa ngồi ăn vừa tâm sự. Tôi chỉ có một đứa con trai duy nhất, sau này cũng để lại cơ nghiệp cho nó cả. Ngày xưa lúc mang bầu nó, tôi cũng quẩy gánh đi bán bún rong như mẹ tôi, bị người ta đuổi, suýt nữa đẻ rơi cơ mà”.
Ngày thảnh thơi, tạt vào ngõ nhỏ ăn bún ốc cổ, nghe chủ quán kể chuyện. Ảnh quehuong.net
Trong quán của bà vẫn treo nhiều giấy khen, giấy chứng nhận nghề dân gian. Cả thành phố chỉ có 10 quán được vinh danh như nghệ nhân ẩm thực truyền thống và bà là một trong số đó. Quán bún ốc của bà nổi khắp ở đất Tràng An, với những hương vị “nhớ” làm ngườu ta xao xuyến.
(Nguồn: afamily.vn)
Sưu tầm: Ngô Diệp