• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Ẩm thực

“Tim đập, chân run” nếm thử món tiết canh cá ở Tây Bắc

(Dân trí) - Với những người lần đầu nghe tên gọi hoặc được mời nếm thử món tiết canh cá, chắc chắn đều không tránh khỏi cảm giác hãi hùng, “tim đập chân run”.
Tuy không phải là món ăn phổ biến, nhưng món tiết canh cá vẫn được người dân ở một số tỉnh miền núi phía Bắc ưa chuộng và xem như đặc sản. Món ăn này có cách chế biến khá cầu kỳ chỉ được làm vào những dịp lễ, Tết hoặc thiết đãi khách quý.
Với những người lần đầu nghe tên gọi hoặc được mời nếm thử , đều không tránh khỏi cảm giác hãi hùng, “tim đập, chân run”.
Tuy nhiên, người dân các tỉnh miền núi phía Bắc có bí quyết riêng tránh mùi tanh và lạnh bụng khi chế biến món tiết canh cá "độc nhất, vô nhị" này. 
 
 Để chế biến món tiết canh cá, người vùng cao thường lựa chọn những con cá có trọng lượng ít nhất từ 2kg trở lên. Ảnh: Nhịp sống Tây Bắc
Trong đó, cá ngon để làm tiết canh phải có trọng lượng ít nhất từ 2kg trở lên, cá càng to tỷ lệ tiết cho thành phẩm càng nhiều. Người vùng cao thường ưa chuộng loại cá trắm, được nuôi thả tự nhiên trong ao hồ. Muốn tiết canh cá ngon, không tanh thì quá trình cắt tiết cá không được để nước lã rơi vào.
Đặc biệt, phần nhân hay còn được gọi là “cốt” được người dân chuẩn bị rất cầu kỳ, công phu. 
Phổ biến nhất là phần nhân tiết được làm từ cá rô đồng. Cá rô hấp chín, sau đó lọc lấy thịt rồi đem chiên giòn cho thấm gia vị. Tiết canh sau khi được đánh xong, đem đổ lên phần nhân đã trải sẵn trong bát, rồi đợi cho tiết đông hoàn toàn thì thưởng thức.
Khi ăn, người dân nơi đây thường ăn kèm với lạc rang, rau húng, mùi tàu đặc biệt không thể thiếu chanh tươi và rượu ngô đặc sản. Người vùng cao thường chế biến thưởng thức món ăn này trong các dịp lễ, Tết hoặc mỗi khi nhà có khách quý ghé chơi.
 
 Trên nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội, món tiết canh cá độc đáo của người vùng cao nhận được nhiều bình luận, chia sẻ. Ảnh: Nhịp sống Tây Bắc
Trên nhiều diễn đàn mạng, các video chia sẻ về món tiết canh cá độc đáo trên nhận được nhiều bình luận, chia sẻ. Nhiều người cho rằng, không đủ can đảm để nếm thử dù món ăn này có ngon đến đâu.
“Quá hãi hùng, đây là món ăn kinh dị nhất mình từng thấy”, tài khoản H.M viết. “Sao người dân có thể cắt tiết cá sống để chế biến thành món ăn? Bình thường cá nấu chín mà vẫn thấy tanh, ăn tiết cá sống thì không hiểu tanh thế nào”, tài khoản B.M bình luận.
Nhiều ý khiến khác phân tích, món tiết canh cá cũng giống như các món tiết canh được chế biến từ các con vật khác mà người Việt lâu nay vẫn ưa chuộng, sử dụng. Chưa bàn đến chất lượng, độ hấp dẫn của món ăn, việc thưởng thức đồ ăn sống rất dễ xảy ra nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm.
“Ăn sống đặc biệt là tiết canh vô cùng nguy hiểm, đã có rất nhiều trường hợp tử vong vì thưởng thức tiết canh. Dù món ăn này có là đặc sản, ngon đến đâu đi nữa thì mọi người cũng nên tẩy chay, không nên ăn thử”, tài khoản L.M viết.
Các chuyên gia Y tế cũng nhiều lần cảnh báo người dân tuyệt đối không nên thưởng thức, nếm thử các món ăn được chế biến từ huyết tươi của con vật. Người dân nên ăn chín, uống sôi và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn, thực phẩm để bảo vệ sức khỏe. 
Hiệp Nguyễn
 
Trở về đầu trang
   tiết canh cá Tây Bắc ẩm thực vùng cao
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Chợ đêm Luang Prabang: Nét sống động giữa lòng phố cổ
  • Đưa mỳ Quảng lên bàn tiệc thế giới
  • Khai mạc Triển lãm liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
  • Trà Vinh: Trải nghiệm văn hoá ẩm thực tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ II
  • Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh của Quảng Nam được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Hải Phòng: Sẽ có liên hoan ẩm thực vô cùng ấn tượng
  • TP Hồ Chí Minh: Sức hút từ cầu nối văn hóa ẩm thực
  • Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế
  • Nâng cao năng lực đào tạo nhân lực ngành bếp theo chuẩn quốc tế
  • Tổ chức Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    Để kể câu chuyện về một Lâm Đồng trọn vẹn và đa diện hơn với công chúng qua những khoảnh...

    149
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    Giữa dòng chảy hiện đại, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) vẫn âm thầm giữ lửa gần 700 năm....

    144
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề...

    Những năm gần đây, làng nghề Bát Tràng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) đang nỗ lực kiến tạo...

    136
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt...

    Bằng việc khởi hành du thuyền quốc tế cao cấp từ cảng nội địa, Việt Nam không chỉ khai...

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du...

    Nắm giữ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du...

    110

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch