Về Yên Dũng thưởng thức đặc sản cua Da Về Yên Dũng thưởng thức đặc sản cua Da Nếu có dịp về với vùng đất Yên Dũng, Bắc Giang vào khoảng đầu đông, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức món cua Da, một món ăn đặc sản quý, hiếm của quê hương Yên Dũng. Hàng năm vào cữ gió heo may, khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch là thời gian xuất hiện cua Da, một loại cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Yên Lư, Thắng Cương… Tôi cũng là một trong những người may mắn khi có cơ hội được thưởng thức món cua Da hai lần. Phải nói là may mắn vì nếu như trước đây thứ cua này không có mấy giá trị thì giờ nó lại trở thành đặc sản, một món ăn đắt đỏ mà cứ đến mùa biết bao người ao ước, săn lùng. Nếu muốn mua được cua Da thì khách phải đặt từ trước, dặn những người chuyên đánh bắt để dành. Vì với loại đặc sản này chỉ cần cất lưới lên đã có thương lái mua ngay, không dễ tìm được ở chợ, người dân trong vùng cũng chả mấy ai dám ăn vì họ xót, ăn một cân cua là mất mấy trăm nghìn. Nếu vào chính vụ mỗi cân cua thương lái mua trực tiếp từ thuyền có giá 250.000-300.000đ thì vào nhà hàng giá này sẽ được đẩy lên gấp đôi, ba lần. Cua càng to càng đắt giá, loại to chừng 10 con/kg còn loại trung bình từ 15-20 con/kg. Theo chị Nguyễn Thị Hường, một người con Yên Lư gắn bó với nghề đánh bắt cá trên sông nước đã lâu cho biết: Loài cua này chỉ xuất hiện vào hai tháng cuối năm, khi trời trở rét. Cua thường sống ở những ghềnh đá dưới đáy sông, muốn bắt được phải đánh lưới dầm vào ban đêm, dùng lưới bát quái với hình thù đặc biệt để bắt cua. Thời gian xuất hiện cua da ngắn ngủi cộng thêm việc đánh bắt khó, số lượng không nhiều nên càng làm cho món ăn này trở nên đắt giá. Hỏi về tên gọi của loài cua này chị Hường vừa cười vừa nói: Gọi “cua Da” cũng đúng mà “cua Ra” cũng chẳng sai. Ai gọi thế nào thì giải thích thế. Có người gọi “cua Da” vì loài cua này có một lớp lông trên chân, càng và yếm, nó như một lớp da bảo vệ. Có người lại gọi là “cua Ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào”. Cũng không ít người gọi là “cua Gia”, đơn giản vì gọi như thế thấy hợp lý hơn. Nhưng với người dân trong vùng này người ta thường quen gọi với cái tên “cua da” hơn cả. Ai gọi thế nào không quan trọng, quan trọng là cái hương vị đậm đà, ngon lạ của món cua này, không giống cua đồng mà cũng khác ghẹ biển. Cua Da có thề được chế biến thành nhiều món như: hấp bia, rang muối, nấu canh… Nhưng với tôi cua Da ngon nhất vẫn là đem hấp bia, vừa đơn giản vừa giữ được vị ngọt của thịt cua. Những con cua tươi được rửa sạch bằng nước, xếp vào nồi, cho thêm ít bột canh, gừng, xả, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp đun nhỏ lửa đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên, ôm lấy cả nồi cua là được. Khi cua chín có màu vàng cam hấp dẫn. Thịt cua ngọt, chân và càng cua mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua biển. Ăn cua Da thường chấm với ít tương ớt là đủ, nhưng với những người sành ăn thì thường chấm với bột canh pha mù tạt vắt thêm nửa quả chanh. Ăn cua Da nhâm nhi cùng chút rượu nấu trên quê Yên Dũng thì đúng là một thú vui tao nhã mà vô cùng thú vị. Ngoài ra cua Da còn được chế biến làm món riêu cua. Cua mang giã hoặc xay lọc lấy nước, gạch cua đem phi thơm cùng chút hành khô và cà chua rồi đổ vào nồi nước riêu đun cho sủi một lúc rồi bắc ra ăn cùng bún và rau sống. Vị ngọt của cua hòa quện vào mùi thơm của hành pha chút ngầy ngậy của mỡ làm nên một món ăn lôi cuốn đến kỳ lạ. Đặc sản cua Da mà dòng sông Thương đã ưu ái cho mảnh đất này như một sản vật vô cùng quý giá. Nếu có dịp được về với quê hương Yên Dũng vào đúng mùa cua Da thì quý khách đừng quên thưởng thức món ăn ngon, lạ và hấp dẫn này nhé!Yên Dũng không chỉ nổi tiếng với đặc sản cua Da mà nơi đây còn được biết đến với nhiều sản phẩm đặc trưng khác như: gạo thơm, bánh đa Cảnh Thụy, tương Trí Yên, gốm làng Ngòi, mộc mỹ nghệ Lãng Sơn… Về với vùng đất này du khách còn có cơ hội được ghé thăm một số điểm du lịch văn hóa và sinh thái hấp dẫn. Nổi bật phải kể đến như: di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên – nơi lưu giữ kho mộc bản kinh phật được UNESCO công nhận là di sản tư liệu kí ức thế giới, nơi được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Thiền viền Trúc lâm Phượng hoàng, một danh thắng gắn phát triển du lịch tâm linh với du lịch sinh thái trên dãy núi Nham Biền thuộc địa phận xã Nham Sơn. Hay du khách cũng có thể tham quan dãy núi Nham Biền hùng vĩ với 99 ngọn lớn nhỏ hợp thành, đan xen vào nhau. Ngoài ra, Yên Dũng còn có chùa Kem (xã Nham Sơn), đền Thanh Nhàn (xã Nham Sơn), đền thờ Trần Thủ Độ (xã Yên Lư); đình, chùa, nghè Lũ Phú xã Xuân Phú… Nguồn: Báo Bắc GiangSưu tầm: Ngô Diệp Nếu có dịp về với vùng đất Yên Dũng, Bắc Giang vào khoảng đầu đông, du khách sẽ có cơ hội được thưởng thức món cua Da, một món ăn đặc sản quý, hiếm của quê hương Yên Dũng. Hàng năm vào cữ gió heo may, khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch là thời gian xuất hiện cua Da, một loại cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Yên Lư, Thắng Cương… Tôi cũng là một trong những người may mắn khi có cơ hội được thưởng thức món cua Da hai lần. Phải nói là may mắn vì nếu như trước đây thứ cua này không có mấy giá trị thì giờ nó lại trở thành đặc sản, một món ăn đắt đỏ mà cứ đến mùa biết bao người ao ước, săn lùng. Nếu muốn mua được cua Da thì khách phải đặt từ trước, dặn những người chuyên đánh bắt để dành. Vì với loại đặc sản này chỉ cần cất lưới lên đã có thương lái mua ngay, không dễ tìm được ở chợ, người dân trong vùng cũng chả mấy ai dám ăn vì họ xót, ăn một cân cua là mất mấy trăm nghìn. Nếu vào chính vụ mỗi cân cua thương lái mua trực tiếp từ thuyền có giá 250.000-300.000đ thì vào nhà hàng giá này sẽ được đẩy lên gấp đôi, ba lần. Cua càng to càng đắt giá, loại to chừng 10 con/kg còn loại trung bình từ 15-20 con/kg. Theo chị Nguyễn Thị Hường, một người con Yên Lư gắn bó với nghề đánh bắt cá trên sông nước đã lâu cho biết: Loài cua này chỉ xuất hiện vào hai tháng cuối năm, khi trời trở rét. Cua thường sống ở những ghềnh đá dưới đáy sông, muốn bắt được phải đánh lưới dầm vào ban đêm, dùng lưới bát quái với hình thù đặc biệt để bắt cua. Thời gian xuất hiện cua da ngắn ngủi cộng thêm việc đánh bắt khó, số lượng không nhiều nên càng làm cho món ăn này trở nên đắt giá. Hỏi về tên gọi của loài cua này chị Hường vừa cười vừa nói: Gọi “cua Da” cũng đúng mà “cua Ra” cũng chẳng sai. Ai gọi thế nào thì giải thích thế. Có người gọi “cua Da” vì loài cua này có một lớp lông trên chân, càng và yếm, nó như một lớp da bảo vệ. Có người lại gọi là “cua Ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào”. Cũng không ít người gọi là “cua Gia”, đơn giản vì gọi như thế thấy hợp lý hơn. Nhưng với người dân trong vùng này người ta thường quen gọi với cái tên “cua da” hơn cả. Ai gọi thế nào không quan trọng, quan trọng là cái hương vị đậm đà, ngon lạ của món cua này, không giống cua đồng mà cũng khác ghẹ biển. Cua Da có thề được chế biến thành nhiều món như: hấp bia, rang muối, nấu canh… Nhưng với tôi cua Da ngon nhất vẫn là đem hấp bia, vừa đơn giản vừa giữ được vị ngọt của thịt cua. Những con cua tươi được rửa sạch bằng nước, xếp vào nồi, cho thêm ít bột canh, gừng, xả, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp đun nhỏ lửa đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên, ôm lấy cả nồi cua là được. Khi cua chín có màu vàng cam hấp dẫn. Thịt cua ngọt, chân và càng cua mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua biển. Ăn cua Da thường chấm với ít tương ớt là đủ, nhưng với những người sành ăn thì thường chấm với bột canh pha mù tạt vắt thêm nửa quả chanh. Ăn cua Da nhâm nhi cùng chút rượu nấu trên quê Yên Dũng thì đúng là một thú vui tao nhã mà vô cùng thú vị. Ngoài ra cua Da còn được chế biến làm món riêu cua. Cua mang giã hoặc xay lọc lấy nước, gạch cua đem phi thơm cùng chút hành khô và cà chua rồi đổ vào nồi nước riêu đun cho sủi một lúc rồi bắc ra ăn cùng bún và rau sống. Vị ngọt của cua hòa quện vào mùi thơm của hành pha chút ngầy ngậy của mỡ làm nên một món ăn lôi cuốn đến kỳ lạ. Đặc sản cua Da mà dòng sông Thương đã ưu ái cho mảnh đất này như một sản vật vô cùng quý giá. Nếu có dịp được về với quê hương Yên Dũng vào đúng mùa cua Da thì quý khách đừng quên thưởng thức món ăn ngon, lạ và hấp dẫn này nhé!Yên Dũng không chỉ nổi tiếng với đặc sản cua Da mà nơi đây còn được biết đến với nhiều sản phẩm đặc trưng khác như: gạo thơm, bánh đa Cảnh Thụy, tương Trí Yên, gốm làng Ngòi, mộc mỹ nghệ Lãng Sơn… Về với vùng đất này du khách còn có cơ hội được ghé thăm một số điểm du lịch văn hóa và sinh thái hấp dẫn. Nổi bật phải kể đến như: di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên – nơi lưu giữ kho mộc bản kinh phật được UNESCO công nhận là di sản tư liệu kí ức thế giới, nơi được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Thiền viền Trúc lâm Phượng hoàng, một danh thắng gắn phát triển du lịch tâm linh với du lịch sinh thái trên dãy núi Nham Biền thuộc địa phận xã Nham Sơn. Hay du khách cũng có thể tham quan dãy núi Nham Biền hùng vĩ với 99 ngọn lớn nhỏ hợp thành, đan xen vào nhau. Ngoài ra, Yên Dũng còn có chùa Kem (xã Nham Sơn), đền Thanh Nhàn (xã Nham Sơn), đền thờ Trần Thủ Độ (xã Yên Lư); đình, chùa, nghè Lũ Phú xã Xuân Phú… Nguồn: Báo Bắc GiangSưu tầm: Ngô Diệp Trở về đầu trang cua cua da đặc sản 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10