15 sự thật đáng kinh ngạc về nướcNga 15 sự thật đáng kinh ngạc về nướcNga ga không chỉ là quốc gia lớn nhất thế giới, trải dài trên 11 múi giờ mà còn là đất nước có lịch sử đáng kinh ngạc và nền văn hóa phong phú. Nhắc đến Nga, người ta cũng sẽ nghĩ ngay đến những cung điện, các loại đồ uống có cồn nổi tiếng khắp toàn cầu. Nhưng ở một khía cạnh khác, Nga còn là vùng đất với vô số điều thú vị. Nhất mà không nhất Nga là quốc gia rộng lớn nhất với diện tích hơn 17 triệu km. Nước Nga chiếm 1/9 đất đai toàn bộ địa cầu và ta có thể đặt gọn vào trong phạm vi nước Nga tới 47 nước Đức, 45 nước Nhật hoặc 141 nước Hàn Quốc! Chiều dài của nước Nga trải ra gần 10.000 km. Tuy nhiên, bất kể những dữ liệu ấn tượng như vậy, về số lượng múi giờ thì có đối thủ rất bất ngờ vượt mặt cả Nga. Pháp là kỷ lục gia về chỉ số này. Mặc dù lãnh thổ Pháp nằm trên một vành đai, nhưng nếu tính tất cả các hạt và vùng địa bàn khác, thì hóa ra Pháp sở hữu số múi giờ lớn nhất thế giới – 12 múi giờ, và thế là nhiều hơn Nga 1 múi giờ. Có núi lửa đang hoạt động lớn nhất Ở Nga có ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới - Klyuchevskaya Sopka. Chiều cao của hỏa diệm sơn này là 4 km 850 mét. Núi lửa tung những cột tro lên cao 8 km. Qua mỗi vụ phun trào, núi lửa càng "mọc" cao thêm. Mà Klyuchevskaya Sopka phun trào trong suốt …7.000 năm qua. Nga gần Mỹ hơn là người ta tưởng Nga phân cách với Mỹ chỉ vẻn vẹn…4 km. Đó là khoảng cách giữa đảo Ratmanov (Nga) và đảo Krusenstern (Mỹ) ở eo biển Bering. Còn từ Matxcơva đến Chicago thì gần hơn là từ Chicago đến Rio de Janeiro. Về chủ nghĩa nữ quyền Nga tuyên bố về sự bình quyền giữa nam giới và phụ nữ sớm hơn so với Hoa Kỳ. Ở Nga, quyền bầu cử được trao cho phụ nữ vào năm 1918, trong khi phụ nữ Hoa Kỳ chỉ được tham gia bỏ phiếu vào năm 1920. "Cho biết thế nào là lễ độ!" Đó là lời nguyền rủa kỳ quặc nhất do một lãnh đạo chính trị Xô-viết ném ra. Nguyên bản theo từng từ của tiếng Nga thì câu này là "Chúng tôi sẽ cho các vị thấy bà mẹ của Kuzma", và có vẻ khá ngớ ngẩn: dường như có người đàn ông Nga nào đó tên là Kuzma rất hung dữ tàn nhẫn, do đó bà mẹ của Kuzma hẳn là còn đáng sợ hơn. Người sử dụng cụm từ này là Nikita Khrushev, chính khách Liên Xô, nói với đại diện của "các nước thù địch", cụ thể là với Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Cách dịch chính thức của cụm từ là "Chúng tôi sở hữu những phương tiên sẽ khiến các vị chịu hậu quả nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ cho các vị biết thế nào là lễ độ!". Ở Nga, sau này hình thành huyền thoại rằng câu nói của nhà lãnh đạo Liên Xô được người Mỹ chuyển dịch theo nghĩa đen, là "Hãy đợi gặp bà mẹ của Kuzma", và người Mỹ đoán chắc rằng "mẹ Kuzma" là tên gọi của thứ vũ khí mới rất bí mật của người Nga. Có thể cơ sở của ý nghĩ như vậy là bởi trong những năm đó Liên Xô đã sáng chế bom hydro "Bom Vua" mà sau câu đe dọa kỳ quặc này có thêm tên gọi dân gian là quả bom "Bà mẹ của Kuzma", được coi là thiết bị nổ mạnh nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Trên thực tế, cụm từ này là một thành ngữ nôm na, và chính ông Khrushev đã giải thích ý nghĩa cho thông dịch viên chậm hiểu như sau: "Này, anh phiên dịch, lúng túng gì vậy? Tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta sẽ cho nước Mỹ thấy những gì mà nó chưa từng thấy bao giờ!" Những đêm trắng Giai đoạn từ trung tuần tháng 5 cho đến giữa tháng 7, khi ở phần lớn các khu vực thuộc vĩ độ bắc Mặt trời không lặn xuống đường chân trời còn đêm thì sáng và ngắn đến nỗi có thể nói rằng thực ra không hề có màn đêm. Đêm trắng có thể quan sát ở các nước Scandinavia, nhưng riêng ở Saint-Peterburg đêm trắng đặc biệt đáng chú ý. Chuyện là ở chỗ, Saint-Peterburg trải ra trên 59,9 ° vĩ độ bắc - là thành phố cực bắc nhất của thế giới với dân số hơn 1 triệu người. Sự kết hợp đặc biệt giữa điều kiện ánh sáng với kiến trúc của thành phố tạo nên cảnh tượng độc đáo, nhờ đó đêm trắng trở thành biểu tượng của Saint-Peterburg, thành thương hiệu du lịch và văn học lừng danh của thủ đô phương Bắc nước Nga. Điểm cực lạnh Oymyakon Tại thành phố Oymyakon của Nga ghi nhận nhiệt độ không khí thấp nhất trên toàn địa cầu. Kỷ lục lạnh được công nhận vào năm 1924 và là -71,2 ° C. Trò chơi điên rồ với thiên nhiên ở Liên Xô Ở Liên Xô từng hiện hữu những dự án kỹ thuật với quy mô điên rồ. Các nhà môi trường đương đại cho đến nay vẫn thở phào nhẹ nhõm khi nói tới một trong những kế hoạch chưa được thực hiện như vậy vào giữa thế kỷ 20 nhằm bắt một phần sông Siberia phải quay dòng để cung cấp nước ngọt cho các khu vực khô hạn. Cũng đã chuẩn bị xây dựng một hệ thống kênh rạch và hồ chứa hoành tráng để rót nước vào chuyển tiếp đi giải cứu biển Aral cạn khô (hiện nằm trên lãnh thổ của Kazakhstan và Uzbekistan). Việc thực hiện dự án sẽ dẫn đến biến đổi thảm khốc trong vùng khí hậu bán cầu bắc và thiên nhiên Bắc Băng Dương. Thêm một dự án thiên nhiên nữa, dù với quy mô nhỏ hơn nhưng đã được thực hiện. Ở vùng Bắc Kavkaz, ngọn núi với tên gọi "Kinzhal" đã gần như bị phá hủy hoàn toàn. Đỉnh núi của "Kinzhal" đã là nguyên nhân gây ra tai nạn với hai máy bay chở khách định đáp xuống sân bay địa phương của thành phố Mineralnye Vody những năm 60 và 70. Ngày nay, từ ngọn núi hiểm trở thời xưa chỉ còn lại một cao nguyên nhỏ, và các bậc trưởng lão địa phương khẳng định rằng việc san núi đã dẫn đến biến đổi khí hậu và làm khu vực lạnh đi chút ít. Tuy nhiên, ngày nay vắng bóng những dữ liệu chính thức nêu nguyên nhân chính xác của việc phá núi, cũng như các nghiên cứu về hiệu ứng khí hậu ở đây. Đánh thuế… râu Ở nước Nga thời Sa hoàng Piotr Đại đế, có môn "thuế râu" mà những ai nuôi bộ râu quai nón đều phải nộp. Hệ thống metro Matxcơva Tàu điện ngầm-metro Matxcơva chuyên chở khoảng 9 triệu hành khách mỗi ngày. Chỉ số lưu lượng này nhiều hơn so với cả New York và London cộng lại. Tổng chiều dài của đường tàu điện ngầm Matxcơva là 327,5 km. Có 196 nhà ga trong đường metro Matxcơva, trong đó 10 ga nằm trên mặt đất và 5 ga đặt trên cầu qua sông và cầu cạn. Sơ đồ metro Matxcơva khá giống tàu điện ngầm Nhật Bản, nơi mà vai trò của Marunouchi thì ở thủ đô Nga do lộ trình đường vòng tròn đảm nhiệm. Ga tàu điện ngầm sâu nhất là "Công viên Chiến thắng 2" - 84 mét, còn ga "Pechatniki" nằm gần mặt phố nhất, chỉ cách bề mặt Trái đất 5 mét. Ngoài chức năng thuần túy là vận tải, metro Matxcơva còn là hệ thống những Bảo tàng thực thụ ngầm dưới đất. Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của tàu điện ngầm Matxcơva là tượng con chó bằng đồng trong ga "Quảng trường Cách mạng" ("Ploshad Revolyutsii". Tương truyền, ai vuốt ve chiếc mũi của con chó đồng này thì sẽ gặp may, nhất là các học sinh sinh viên trong kỳ thi. Qua nhiều thập niên, những bàn tay hành khách đã khiến chiếc mũi con chó đồng trở nên sáng bóng. Còn có giả thuyết rằng ở Matxcơva tồn tại một hệ thống bí mật - Metro-2, kết nối tất cả các boong-ke ngầm trong trường hợp nổ ra chiến tranh hạt nhân. Dacha-Nhà ngoại ô Dacha-Nhà ngoại ô là hiện tượng thuần Nga, trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đều chỉ gọi là dacha chứ không dịch nghĩa. Có phương án cho rằng những căn dacha đầu tiên xuất hiện ở Nga từ đầu thế kỷ XVIII, trong kỷ nghuyên của Sa hoàng Piotr Đại đế. Thoạt tiên đây không phải là dacha mà là điền sản ở ngoại thành Peterburg do Sa hoàng ban tặng cho các tùy tùng có công lao phục vụ Nhà nước. Chính vì thế mà xuất hiện từ "dacha", một dẫn xuất của động từ "ban cho". Trong hơn 100 năm, các dacha-trang viên vẫn là đặc ân của tầng lớp quý tộc, và chỉ đến cuối thế kỷ XIX, những người sung túc cũng có thể sở hữu ngôi nhà ngoại ô. Quả thực, chuyện ở đây không nói về điền sản của riêng nữa mà là về một ngôi nhà có thể tháo rời đặt trên khoảnh đất ở ngoại ô. Hải mã Những người thực hành môn tắm nước băng vào mùa đông và tin vào hiệu quả chữa bệnh của đá băng lạnh buốt được ở Nga gọi là "hải mã". Mỗi năm con số "hải mã" đều tăng thêm và độ tuổi không hề là trở ngại. Dành cho môn bơi lội mùa đông ở Matxcơva đã tạo những hồ tắm khoét trong nước đóng băng, còn ở Saint-Peterburg trên bãi biển gần Pháo đài Petropavloskiy xuất hiện chỗ tắm mùa đông trong vùng nước không đóng băng của dòng sông Neva. Tắm mùa đông được thực hành ngay cả ở điểm dân cư lạnh nhất hành tinh - ở làng Oymyakon thuộc Yakutia (Cộng hòa Sakha). Vào ngày 6 tháng 2 năm 1933, nhiệt độ ở làng này là -67,7 ° C. Mèo cũng có hộ chiếu Để bảo vệ các hiện vật quý chống lại loài động vật gặm nhấm, Viện Bảo tàng Quốc gia Hermitage cần đến sự túc trực của đội nhân viên…mèo. Mỗi con mèo ở Hermitage đều có hộ chiếu và dán ảnh nghiêm chỉnh. Những kiêng kỵ và mê tín Ở Nga, ngay cả những người hoài nghi và những người duy lý đôi khi cũng đều tuân thủ và truyền bá những điều kiêng kỵ thường nhật. Chẳng hạn, nhiều người Nga không bắt tay nhau qua ngưỡng cửa vì đó là một điềm xấu, sẽ dẫn đến tranh cãi. Còn không ít người bắt chéo ngón tay hay là xoay xoay chiếc cúc áo nếu bỗng nhiên có con mèo đen chạy ngang đường, vì theo mê tín như vậy là điềm gở. Và ở hầu hết mọi gia đình người Nga, thường có vài phút "ngồi trên lối đi" - ngay trước khi xuất hành, mọi đồ đạc đã đóng gói, vali đã kéo khóa, tất cả mọi người ngồi cùng nhau trong một căn phòng và im lặng vài phút, để chuyến đi sẽ thuận lợi hanh thông. Subbotnik -Ngày thứ Bảy lao động công ích Subbotnik là ngày mà cư dân các thành phố Nga tự giác ra phố quét dọn và thu xếp mọi thứ nơi cộng cộng thật ngăn nắp trật tự. "Subbotnik" đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng nhưng vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Theo Sputnik VietNam 1026 ga không chỉ là quốc gia lớn nhất thế giới, trải dài trên 11 múi giờ mà còn là đất nước có lịch sử đáng kinh ngạc và nền văn hóa phong phú. Nhắc đến Nga, người ta cũng sẽ nghĩ ngay đến những cung điện, các loại đồ uống có cồn nổi tiếng khắp toàn cầu. Nhưng ở một khía cạnh khác, Nga còn là vùng đất với vô số điều thú vị. Nhất mà không nhất Nga là quốc gia rộng lớn nhất với diện tích hơn 17 triệu km. Nước Nga chiếm 1/9 đất đai toàn bộ địa cầu và ta có thể đặt gọn vào trong phạm vi nước Nga tới 47 nước Đức, 45 nước Nhật hoặc 141 nước Hàn Quốc! Chiều dài của nước Nga trải ra gần 10.000 km. Tuy nhiên, bất kể những dữ liệu ấn tượng như vậy, về số lượng múi giờ thì có đối thủ rất bất ngờ vượt mặt cả Nga. Pháp là kỷ lục gia về chỉ số này. Mặc dù lãnh thổ Pháp nằm trên một vành đai, nhưng nếu tính tất cả các hạt và vùng địa bàn khác, thì hóa ra Pháp sở hữu số múi giờ lớn nhất thế giới – 12 múi giờ, và thế là nhiều hơn Nga 1 múi giờ. Có núi lửa đang hoạt động lớn nhất Ở Nga có ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới - Klyuchevskaya Sopka. Chiều cao của hỏa diệm sơn này là 4 km 850 mét. Núi lửa tung những cột tro lên cao 8 km. Qua mỗi vụ phun trào, núi lửa càng "mọc" cao thêm. Mà Klyuchevskaya Sopka phun trào trong suốt …7.000 năm qua. Nga gần Mỹ hơn là người ta tưởng Nga phân cách với Mỹ chỉ vẻn vẹn…4 km. Đó là khoảng cách giữa đảo Ratmanov (Nga) và đảo Krusenstern (Mỹ) ở eo biển Bering. Còn từ Matxcơva đến Chicago thì gần hơn là từ Chicago đến Rio de Janeiro. Về chủ nghĩa nữ quyền Nga tuyên bố về sự bình quyền giữa nam giới và phụ nữ sớm hơn so với Hoa Kỳ. Ở Nga, quyền bầu cử được trao cho phụ nữ vào năm 1918, trong khi phụ nữ Hoa Kỳ chỉ được tham gia bỏ phiếu vào năm 1920. "Cho biết thế nào là lễ độ!" Đó là lời nguyền rủa kỳ quặc nhất do một lãnh đạo chính trị Xô-viết ném ra. Nguyên bản theo từng từ của tiếng Nga thì câu này là "Chúng tôi sẽ cho các vị thấy bà mẹ của Kuzma", và có vẻ khá ngớ ngẩn: dường như có người đàn ông Nga nào đó tên là Kuzma rất hung dữ tàn nhẫn, do đó bà mẹ của Kuzma hẳn là còn đáng sợ hơn. Người sử dụng cụm từ này là Nikita Khrushev, chính khách Liên Xô, nói với đại diện của "các nước thù địch", cụ thể là với Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Cách dịch chính thức của cụm từ là "Chúng tôi sở hữu những phương tiên sẽ khiến các vị chịu hậu quả nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ cho các vị biết thế nào là lễ độ!". Ở Nga, sau này hình thành huyền thoại rằng câu nói của nhà lãnh đạo Liên Xô được người Mỹ chuyển dịch theo nghĩa đen, là "Hãy đợi gặp bà mẹ của Kuzma", và người Mỹ đoán chắc rằng "mẹ Kuzma" là tên gọi của thứ vũ khí mới rất bí mật của người Nga. Có thể cơ sở của ý nghĩ như vậy là bởi trong những năm đó Liên Xô đã sáng chế bom hydro "Bom Vua" mà sau câu đe dọa kỳ quặc này có thêm tên gọi dân gian là quả bom "Bà mẹ của Kuzma", được coi là thiết bị nổ mạnh nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Trên thực tế, cụm từ này là một thành ngữ nôm na, và chính ông Khrushev đã giải thích ý nghĩa cho thông dịch viên chậm hiểu như sau: "Này, anh phiên dịch, lúng túng gì vậy? Tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta sẽ cho nước Mỹ thấy những gì mà nó chưa từng thấy bao giờ!" Những đêm trắng Giai đoạn từ trung tuần tháng 5 cho đến giữa tháng 7, khi ở phần lớn các khu vực thuộc vĩ độ bắc Mặt trời không lặn xuống đường chân trời còn đêm thì sáng và ngắn đến nỗi có thể nói rằng thực ra không hề có màn đêm. Đêm trắng có thể quan sát ở các nước Scandinavia, nhưng riêng ở Saint-Peterburg đêm trắng đặc biệt đáng chú ý. Chuyện là ở chỗ, Saint-Peterburg trải ra trên 59,9 ° vĩ độ bắc - là thành phố cực bắc nhất của thế giới với dân số hơn 1 triệu người. Sự kết hợp đặc biệt giữa điều kiện ánh sáng với kiến trúc của thành phố tạo nên cảnh tượng độc đáo, nhờ đó đêm trắng trở thành biểu tượng của Saint-Peterburg, thành thương hiệu du lịch và văn học lừng danh của thủ đô phương Bắc nước Nga. Điểm cực lạnh Oymyakon Tại thành phố Oymyakon của Nga ghi nhận nhiệt độ không khí thấp nhất trên toàn địa cầu. Kỷ lục lạnh được công nhận vào năm 1924 và là -71,2 ° C. Trò chơi điên rồ với thiên nhiên ở Liên Xô Ở Liên Xô từng hiện hữu những dự án kỹ thuật với quy mô điên rồ. Các nhà môi trường đương đại cho đến nay vẫn thở phào nhẹ nhõm khi nói tới một trong những kế hoạch chưa được thực hiện như vậy vào giữa thế kỷ 20 nhằm bắt một phần sông Siberia phải quay dòng để cung cấp nước ngọt cho các khu vực khô hạn. Cũng đã chuẩn bị xây dựng một hệ thống kênh rạch và hồ chứa hoành tráng để rót nước vào chuyển tiếp đi giải cứu biển Aral cạn khô (hiện nằm trên lãnh thổ của Kazakhstan và Uzbekistan). Việc thực hiện dự án sẽ dẫn đến biến đổi thảm khốc trong vùng khí hậu bán cầu bắc và thiên nhiên Bắc Băng Dương. Thêm một dự án thiên nhiên nữa, dù với quy mô nhỏ hơn nhưng đã được thực hiện. Ở vùng Bắc Kavkaz, ngọn núi với tên gọi "Kinzhal" đã gần như bị phá hủy hoàn toàn. Đỉnh núi của "Kinzhal" đã là nguyên nhân gây ra tai nạn với hai máy bay chở khách định đáp xuống sân bay địa phương của thành phố Mineralnye Vody những năm 60 và 70. Ngày nay, từ ngọn núi hiểm trở thời xưa chỉ còn lại một cao nguyên nhỏ, và các bậc trưởng lão địa phương khẳng định rằng việc san núi đã dẫn đến biến đổi khí hậu và làm khu vực lạnh đi chút ít. Tuy nhiên, ngày nay vắng bóng những dữ liệu chính thức nêu nguyên nhân chính xác của việc phá núi, cũng như các nghiên cứu về hiệu ứng khí hậu ở đây. Đánh thuế… râu Ở nước Nga thời Sa hoàng Piotr Đại đế, có môn "thuế râu" mà những ai nuôi bộ râu quai nón đều phải nộp. Hệ thống metro Matxcơva Tàu điện ngầm-metro Matxcơva chuyên chở khoảng 9 triệu hành khách mỗi ngày. Chỉ số lưu lượng này nhiều hơn so với cả New York và London cộng lại. Tổng chiều dài của đường tàu điện ngầm Matxcơva là 327,5 km. Có 196 nhà ga trong đường metro Matxcơva, trong đó 10 ga nằm trên mặt đất và 5 ga đặt trên cầu qua sông và cầu cạn. Sơ đồ metro Matxcơva khá giống tàu điện ngầm Nhật Bản, nơi mà vai trò của Marunouchi thì ở thủ đô Nga do lộ trình đường vòng tròn đảm nhiệm. Ga tàu điện ngầm sâu nhất là "Công viên Chiến thắng 2" - 84 mét, còn ga "Pechatniki" nằm gần mặt phố nhất, chỉ cách bề mặt Trái đất 5 mét. Ngoài chức năng thuần túy là vận tải, metro Matxcơva còn là hệ thống những Bảo tàng thực thụ ngầm dưới đất. Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của tàu điện ngầm Matxcơva là tượng con chó bằng đồng trong ga "Quảng trường Cách mạng" ("Ploshad Revolyutsii". Tương truyền, ai vuốt ve chiếc mũi của con chó đồng này thì sẽ gặp may, nhất là các học sinh sinh viên trong kỳ thi. Qua nhiều thập niên, những bàn tay hành khách đã khiến chiếc mũi con chó đồng trở nên sáng bóng. Còn có giả thuyết rằng ở Matxcơva tồn tại một hệ thống bí mật - Metro-2, kết nối tất cả các boong-ke ngầm trong trường hợp nổ ra chiến tranh hạt nhân. Dacha-Nhà ngoại ô Dacha-Nhà ngoại ô là hiện tượng thuần Nga, trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đều chỉ gọi là dacha chứ không dịch nghĩa. Có phương án cho rằng những căn dacha đầu tiên xuất hiện ở Nga từ đầu thế kỷ XVIII, trong kỷ nghuyên của Sa hoàng Piotr Đại đế. Thoạt tiên đây không phải là dacha mà là điền sản ở ngoại thành Peterburg do Sa hoàng ban tặng cho các tùy tùng có công lao phục vụ Nhà nước. Chính vì thế mà xuất hiện từ "dacha", một dẫn xuất của động từ "ban cho". Trong hơn 100 năm, các dacha-trang viên vẫn là đặc ân của tầng lớp quý tộc, và chỉ đến cuối thế kỷ XIX, những người sung túc cũng có thể sở hữu ngôi nhà ngoại ô. Quả thực, chuyện ở đây không nói về điền sản của riêng nữa mà là về một ngôi nhà có thể tháo rời đặt trên khoảnh đất ở ngoại ô. Hải mã Những người thực hành môn tắm nước băng vào mùa đông và tin vào hiệu quả chữa bệnh của đá băng lạnh buốt được ở Nga gọi là "hải mã". Mỗi năm con số "hải mã" đều tăng thêm và độ tuổi không hề là trở ngại. Dành cho môn bơi lội mùa đông ở Matxcơva đã tạo những hồ tắm khoét trong nước đóng băng, còn ở Saint-Peterburg trên bãi biển gần Pháo đài Petropavloskiy xuất hiện chỗ tắm mùa đông trong vùng nước không đóng băng của dòng sông Neva. Tắm mùa đông được thực hành ngay cả ở điểm dân cư lạnh nhất hành tinh - ở làng Oymyakon thuộc Yakutia (Cộng hòa Sakha). Vào ngày 6 tháng 2 năm 1933, nhiệt độ ở làng này là -67,7 ° C. Mèo cũng có hộ chiếu Để bảo vệ các hiện vật quý chống lại loài động vật gặm nhấm, Viện Bảo tàng Quốc gia Hermitage cần đến sự túc trực của đội nhân viên…mèo. Mỗi con mèo ở Hermitage đều có hộ chiếu và dán ảnh nghiêm chỉnh. Những kiêng kỵ và mê tín Ở Nga, ngay cả những người hoài nghi và những người duy lý đôi khi cũng đều tuân thủ và truyền bá những điều kiêng kỵ thường nhật. Chẳng hạn, nhiều người Nga không bắt tay nhau qua ngưỡng cửa vì đó là một điềm xấu, sẽ dẫn đến tranh cãi. Còn không ít người bắt chéo ngón tay hay là xoay xoay chiếc cúc áo nếu bỗng nhiên có con mèo đen chạy ngang đường, vì theo mê tín như vậy là điềm gở. Và ở hầu hết mọi gia đình người Nga, thường có vài phút "ngồi trên lối đi" - ngay trước khi xuất hành, mọi đồ đạc đã đóng gói, vali đã kéo khóa, tất cả mọi người ngồi cùng nhau trong một căn phòng và im lặng vài phút, để chuyến đi sẽ thuận lợi hanh thông. Subbotnik -Ngày thứ Bảy lao động công ích Subbotnik là ngày mà cư dân các thành phố Nga tự giác ra phố quét dọn và thu xếp mọi thứ nơi cộng cộng thật ngăn nắp trật tự. "Subbotnik" đầu tiên xuất hiện sau Cách mạng nhưng vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Theo Sputnik VietNam Trở về đầu trang Nga những điều kỳ lạ ngộ nghĩnh vui vẻ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10