Bí ẩn tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Bí ẩn tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Hơn 40 năm sau khi tìm thấy tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ đã bước đầu xác định được lý do tại sao nhiều chiến binh đất nung ở đây luôn trong tư thế tay cầm, nắm vật gì đó nhưng lại không thấy vũ khí của họ đâu. Vào năm 1987, "đội quân đất nung" và lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được UNESCO đưa vào danh sách "Di sản Thế giới". Xung quanh những bí ẩn ly kỳ của "Kỳ quan thứ 8 trên thế giới" này, phải kể đến chi tiết các chiến binh đất nung luôn trong tư thế tay cầm hoặc nắm vật gì đó, nhưng lại không thấy vũ khí của họ đâu. Theo báo cáo, có hơn 2.000 bức tượng bằng gốm được khai quật ở Hố số 1 cùng với những biểu cảm khuôn mặt rất phong phú. Trong đó, những tượng đất đứng đều có tư thế tay cầm vũ khí hướng về phía trước, số tượng khác ở tư thế nửa quỳ, lại có hai tay ôm vũ khí quanh eo. Sau khi tiến hành khám nghiệm và xác nhận, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng lăng Tần Thủy Hoàng nhận định rằng, mỗi bức tượng đất nung này đều được trang bị vũ khí, thậm chí còn có nhiều loại binh khí khác nhau. Tuy nhiên, hiện trạng tại khu lăng mộ lại cho thấy hầu như tất cả vũ khí trong tay của chiến binh đất nung đều đã biến mất. Vậy những binh khí đó hiện giờ ở đâu? Dựa theo thuyết ăn mòn Binh lính thời nhà Tần được biết đến là đi đầu trong việc sử dụng đồ đồng để chế tạo vũ khí và trở thành đội quân được trang bị vũ khí tối tân nhất thời bấy giờ, cũng nhờ đó mà quân đội nhà Tần được mệnh danh là bất khả chiến bại. Bởi vậy, binh khí trong tay của đội quân đất nung đương nhiên được làm bằng đồng và vì bị chôn vùi trong lòng đất quá lâu, chúng đã bị ăn mòn nên giờ không còn nữa. Nhưng nhận định này được cho là không xác thực, bởi trong hố chôn chiến binh đất nung, các nhà khảo cổ đã khai quật được một số ít vũ khí bằng đồng, hơn nữa những vũ khí này còn có hình dáng vừa với bàn tay các chiến binh đất nung đang cầm vũ khí. Ngoài những tượng đất nung ra còn có nhiều xe ngựa và cung tên cũng được chôn trong cùng một hố, đồng thời những binh khí này cũng được làm bằng đồng, vì vậy lập luận chúng bị ăn mòn là không thuyết phục. Bị trộm mộ Sau khi thuyết ăn mòn bị bác bỏ, các chuyên gia đã đưa ra suy đoán thêm rằng những vũ khí này đã bị trộm và giả thiết này ngay lập tức được cho là có lý. Nguyên nhân là vào thời đó, đồng thuộc loại quý. Từ lúc Tần Thủy Hoàng lên ngôi, tất cả vũ khí phổ thông đều được đem đi tiêu hủy và thay bằng đồ đồng. Tuy nhiên, về sau do các cuộc chiến tranh diễn ra triền miên, người ta cho rằng dân nổi loạn đã "đạo mộ" Tần Thủy Hoàng để lấy vũ khí chiến đấu. Các chuyên gia cũng bổ sung thêm nhiều lý do về nhận định này, chẳng hạn như phát hiện được nhiều lỗ trộm cùng một số vũ khí nằm rải rác trên mặt đất, có thể chứng minh rằng chúng thực sự đã được chuyển đi. Đồng thời kết hợp các khám phá khảo cổ và ghi chép từ lịch sử, các học giả tin rằng 3 nhân vật dưới đây có thể là những người liên quan: 1. Chương Hàm Chương Hàm là tướng quân cuối thời nhà Tần - đầu thời Hán Sở, đồng thời cũng là người giám sát quá trình thi công lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Vào năm 208 trước CN, Trần Thắng là thủ lĩnh đầu tiên đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Tần, cũng là người khởi đầu cho phong trào lật đổ nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời đe dọa đến sự thống trị của nhà Tần trên khắp các mặt trận quân sự. Tần Nhị Thế Hoàng đế (hay Nhị Thế Hoàng đế, tên thật là Hồ Hợi) đã vô cùng kinh sợ về sự uy hiếp của nhóm Trần Thắng, liền hỏi ý kiến quần thần về việc này. Trong đó, Chương Hàm nảy ra sáng kiến "mượn tạm" binh khí trong lăng Tần Thủy Hoàng để quyết chiến với kẻ địch. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều tỏ ra nghi ngờ về nhận định này. Các nhà khảo cổ học phát hiện thấy nhiều chiến binh đất nung bị tổn hại và vũ khí thì bị lấy mất. Sáng kiến của Chương Hàm trong lúc cấp bách có thể hiểu, nhưng việc lấy binh khí làm tổn hại đến những chiến binh đất nung trong hầm mộ thì quả là một sơ suất lớn (nhất là đối với người trực tiếp giám sát công trình như Chương Hàm). Mặt khác, số lượng vũ khí trong lăng không quá 10.000 nên không thể đủ cho một đội quân hàng trăm nghìn người dùng được. 2. Lưu Bang Trong Thập Di Ký (một chuyên luận thần thoại - lịch sử Trung Quốc được biên soạn bởi học giả Đạo giáo) có viết: lăng mộ Tần Thủy Hoàng được khai quật vào đầu thời Hán, nên gọi là "mộ được phát hiện vào đầu thời Hán". Sau khi Lưu Bang - tức Hán Cao Tổ, Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán - dựng nên nhà Hán, người ta cho rằng Hán Cao Tổ đã cho đào mộ để lấy bảo vật từ lăng Tần Thủy Hoàng thay vì lấy trộm binh khí. Tuy nhiên, hành động này của ông có lẽ cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến các loại vũ khí ở trong khu lăng mộ. 3. Hạng Vũ Theo sử sách ghi lại, năm 225 trước CN, đại tướng Hạng Yên cùng con trai Hạng Lương không chống trả nổi quân Tần đông đảo dẫn đến kết cục thảm bại. Sau khi 2 vua Sở là Phụ Sô bị bắt và Xương Bình quân tử trận, Hạng Yên tự vẫn và nước Sở mất. Cha mất, nước mất, Hạng Lương đành mang cháu trai Hạng Vũ bỏ trốn đến đất Ngô Trung. Từ đó Hạng Vũ nuôi lòng căm hận và quyết tâm lật đổ nước Tần. Ngoài ra, khi Lưu Bang vạch trần 10 tội ác của Hạng Vũ cũng có đề cập đến việc Hạng Vũ từng đào lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và lấy trộm rất nhiều tài sản. Cuối cùng, khi Hạng Vũ khởi nghĩa chống Tần, đồng thời sau khi nhà Tần sụp đổ liền phải tranh đoạt thiên hạ với Lưu Bang, trong quá trình này binh khí là không thể thiếu, chính vì vậy ông bị nghi ngờ là người đã lấy vũ khí trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Tổng hợp Theo Genk VN 1784 Hơn 40 năm sau khi tìm thấy tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ đã bước đầu xác định được lý do tại sao nhiều chiến binh đất nung ở đây luôn trong tư thế tay cầm, nắm vật gì đó nhưng lại không thấy vũ khí của họ đâu. Vào năm 1987, "đội quân đất nung" và lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được UNESCO đưa vào danh sách "Di sản Thế giới". Xung quanh những bí ẩn ly kỳ của "Kỳ quan thứ 8 trên thế giới" này, phải kể đến chi tiết các chiến binh đất nung luôn trong tư thế tay cầm hoặc nắm vật gì đó, nhưng lại không thấy vũ khí của họ đâu. Theo báo cáo, có hơn 2.000 bức tượng bằng gốm được khai quật ở Hố số 1 cùng với những biểu cảm khuôn mặt rất phong phú. Trong đó, những tượng đất đứng đều có tư thế tay cầm vũ khí hướng về phía trước, số tượng khác ở tư thế nửa quỳ, lại có hai tay ôm vũ khí quanh eo. Sau khi tiến hành khám nghiệm và xác nhận, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng lăng Tần Thủy Hoàng nhận định rằng, mỗi bức tượng đất nung này đều được trang bị vũ khí, thậm chí còn có nhiều loại binh khí khác nhau.Tuy nhiên, hiện trạng tại khu lăng mộ lại cho thấy hầu như tất cả vũ khí trong tay của chiến binh đất nung đều đã biến mất. Vậy những binh khí đó hiện giờ ở đâu?Dựa theo thuyết ăn mòn Binh lính thời nhà Tần được biết đến là đi đầu trong việc sử dụng đồ đồng để chế tạo vũ khí và trở thành đội quân được trang bị vũ khí tối tân nhất thời bấy giờ, cũng nhờ đó mà quân đội nhà Tần được mệnh danh là bất khả chiến bại. Bởi vậy, binh khí trong tay của đội quân đất nung đương nhiên được làm bằng đồng và vì bị chôn vùi trong lòng đất quá lâu, chúng đã bị ăn mòn nên giờ không còn nữa.Nhưng nhận định này được cho là không xác thực, bởi trong hố chôn chiến binh đất nung, các nhà khảo cổ đã khai quật được một số ít vũ khí bằng đồng, hơn nữa những vũ khí này còn có hình dáng vừa với bàn tay các chiến binh đất nung đang cầm vũ khí. Ngoài những tượng đất nung ra còn có nhiều xe ngựa và cung tên cũng được chôn trong cùng một hố, đồng thời những binh khí này cũng được làm bằng đồng, vì vậy lập luận chúng bị ăn mòn là không thuyết phục.Bị trộm mộ Sau khi thuyết ăn mòn bị bác bỏ, các chuyên gia đã đưa ra suy đoán thêm rằng những vũ khí này đã bị trộm và giả thiết này ngay lập tức được cho là có lý. Nguyên nhân là vào thời đó, đồng thuộc loại quý. Từ lúc Tần Thủy Hoàng lên ngôi, tất cả vũ khí phổ thông đều được đem đi tiêu hủy và thay bằng đồ đồng. Tuy nhiên, về sau do các cuộc chiến tranh diễn ra triền miên, người ta cho rằng dân nổi loạn đã "đạo mộ" Tần Thủy Hoàng để lấy vũ khí chiến đấu.Các chuyên gia cũng bổ sung thêm nhiều lý do về nhận định này, chẳng hạn như phát hiện được nhiều lỗ trộm cùng một số vũ khí nằm rải rác trên mặt đất, có thể chứng minh rằng chúng thực sự đã được chuyển đi. Đồng thời kết hợp các khám phá khảo cổ và ghi chép từ lịch sử, các học giả tin rằng 3 nhân vật dưới đây có thể là những người liên quan:1. Chương HàmChương Hàm là tướng quân cuối thời nhà Tần - đầu thời Hán Sở, đồng thời cũng là người giám sát quá trình thi công lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Vào năm 208 trước CN, Trần Thắng là thủ lĩnh đầu tiên đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Tần, cũng là người khởi đầu cho phong trào lật đổ nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời đe dọa đến sự thống trị của nhà Tần trên khắp các mặt trận quân sự. Tần Nhị Thế Hoàng đế (hay Nhị Thế Hoàng đế, tên thật là Hồ Hợi) đã vô cùng kinh sợ về sự uy hiếp của nhóm Trần Thắng, liền hỏi ý kiến quần thần về việc này. Trong đó, Chương Hàm nảy ra sáng kiến "mượn tạm" binh khí trong lăng Tần Thủy Hoàng để quyết chiến với kẻ địch.Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều tỏ ra nghi ngờ về nhận định này. Các nhà khảo cổ học phát hiện thấy nhiều chiến binh đất nung bị tổn hại và vũ khí thì bị lấy mất. Sáng kiến của Chương Hàm trong lúc cấp bách có thể hiểu, nhưng việc lấy binh khí làm tổn hại đến những chiến binh đất nung trong hầm mộ thì quả là một sơ suất lớn (nhất là đối với người trực tiếp giám sát công trình như Chương Hàm). Mặt khác, số lượng vũ khí trong lăng không quá 10.000 nên không thể đủ cho một đội quân hàng trăm nghìn người dùng được.2. Lưu Bang Trong Thập Di Ký (một chuyên luận thần thoại - lịch sử Trung Quốc được biên soạn bởi học giả Đạo giáo) có viết: lăng mộ Tần Thủy Hoàng được khai quật vào đầu thời Hán, nên gọi là "mộ được phát hiện vào đầu thời Hán".Sau khi Lưu Bang - tức Hán Cao Tổ, Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán - dựng nên nhà Hán, người ta cho rằng Hán Cao Tổ đã cho đào mộ để lấy bảo vật từ lăng Tần Thủy Hoàng thay vì lấy trộm binh khí. Tuy nhiên, hành động này của ông có lẽ cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến các loại vũ khí ở trong khu lăng mộ.3. Hạng Vũ Theo sử sách ghi lại, năm 225 trước CN, đại tướng Hạng Yên cùng con trai Hạng Lương không chống trả nổi quân Tần đông đảo dẫn đến kết cục thảm bại. Sau khi 2 vua Sở là Phụ Sô bị bắt và Xương Bình quân tử trận, Hạng Yên tự vẫn và nước Sở mất. Cha mất, nước mất, Hạng Lương đành mang cháu trai Hạng Vũ bỏ trốn đến đất Ngô Trung. Từ đó Hạng Vũ nuôi lòng căm hận và quyết tâm lật đổ nước Tần.Ngoài ra, khi Lưu Bang vạch trần 10 tội ác của Hạng Vũ cũng có đề cập đến việc Hạng Vũ từng đào lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và lấy trộm rất nhiều tài sản.Cuối cùng, khi Hạng Vũ khởi nghĩa chống Tần, đồng thời sau khi nhà Tần sụp đổ liền phải tranh đoạt thiên hạ với Lưu Bang, trong quá trình này binh khí là không thể thiếu, chính vì vậy ông bị nghi ngờ là người đã lấy vũ khí trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.Nguồn: Tổng hợp Theo Genk VN Trở về đầu trang Mộ Tần Thủy Hoàng tượng đất nung vũ khí 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10