Bức tường bí ẩn dưới đáy biển Quy Nhơn Bức tường bí ẩn dưới đáy biển Quy Nhơn Anh Sỹ, chủ thuyền ở Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định) nói rằng từ lâu lắm, người ta đã dựng lên bức tường này để chắn sóng biển vào tàn phá làng chài. Tháng 3 âm lịch là mùa rêu xanh trên những bãi đá bán đảo Phương Mai. Mỗi tháng, chỉ có một vài ngày nước cạn, bức tường mới lộ rõ, nhất là vào mùng 1 và quanh ngày rằm. Chiều dài bức tường kéo dài từ làng chài Hải Nam tới Hòn Khô Ban ngày, khi nước lên, từ Nhơn Hải nhìn sang Hòn Khô vẫn là một biển nước mênh mông. Thời điểm chiều tà, ánh mặt trời dần tắt, bức tường mới hiện ra. Nước ở đây không quá sâu, nhưng cũng vì thế nên không thể chạy cano tới gần, mà phải đi trên một chiếc thuyền chèo tay mới tiếp cận được bức tường độc đáo này. “Cẩn thận, đá nhô lên dễ bị thương lắm”, anh Sỹ nhắc nhở khi chúng tôi cao hứng đưa tay xuống làn nước biển trong vắt. Từ làng chài ra bức tường chỉ có thể đi bằng thuyền chèo tay như thuyền của anh Sỹ. Neo tạm chiếc thuyền vào một gờ đá, anh Sỹ nói có thể ở đây bao lâu cũng được, chờ tới khi nước cạn hẳn. Chúng tôi tới bức tường vào ngày rằm, đó là thời điểm nước đang rút gần cạn nhất. Nếu vào mùa khác, sẽ thấy rõ những sự kết nối rắn chắn từ những tảng đá, còn bây giờ, chỉ thấy một màu xanh mướt của rêu. Buổi sáng, bức tường chìm trong nước biển Vài ba năm trước, du khách tới Hòn Khô còn ít, cũng ít người biết đến sự tồn tại của bức tường. Nhưng giờ người ta tới đây nhiều hơn. Ngoài sự tò mò về một công trình bí ẩn trên biển, còn vì ở đây là địa điểm rất hợp cho những bức ảnh “sống ảo”. Bức tường nhô lên khỏi mặt nước vào buổi chiều Chỗ đứt quãng được cho là cửa thành để thuyền bè qua lại Từ TP Quy Nhơn, đi qua cầu Thị Nại tới bán đảo Phương Mai, thẳng hướng về Nhơn Hải, tới làng chài Hải Nam là có thể thấy bức tường. Nhưng ít ai đến Nhơn Hải rồi mà không bỏ thêm chút thời gian để đi thuyền ra dạo trên bề mặt bức tường kỳ lạ. Khi nước triều rút, bức tường lộ rõ cùng lớp rêu Không có tài liệu nào ghi chép về một bức tường nhân tạo ở khu vực Nhơn Hải. Thư tịch cổ chỉ ghi nhận bốn tường thành lớn người Chăm–pa xây dựng ở Bình Định gồm thành Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước, thành Đồ Bàn, thành Chas ở thị xã An Nhơn, thành Uất Trì ở huyện Tây Sơn. Chỉ tháng 3 âm lịch mới nhiều rêu như vậy Bức tường ở Nhơn Hải là do con người xây dựng hay do một sự kỳ diệu của thiên nhiên? Nhưng người dân ở đây, trong đó có anh Sỹ tin rằng đó là một di sản của nhiều đời trước. Nhìn từ phía làng chài Nam Hải theo hướng bức tường sang Hòn Khô, thấy rõ ba đoạn rõ rệt của bức tường. Những khoảng trống giữa các đoạn đủ cho những chiếc thuyền con lách qua, mà anh Sỹ phỏng đoán có thể là các cửa thành để thuyền bè xưa kia qua lại. Đó có thể đơn giản là một cái đập được xây chắn sóng như anh Sỹ phán đoán, cũng có thể là một công trình phòng thủ của người Chăm-pa – bí ẩn ấy vẫn đang đợi câu trả lời. Thảm động thực vật ở đây khá lý thú Rong nho tự nhiên khá nhiều ở đây Bề mặt tường khá rộng, chừng 3-4m, khi nước rút có thể đi lại thoải mái. Bức tường kéo dài chừng 3 cây số. Ngay cả ở những đoạn đứt quãng, dân làng chài bảo khi chiều xuống nước cũng chỉ tới ngang cổ, có thể bơi qua dễ dàng. Nếu vào ngày rằm, thủy triều xuống thấp nhất, từ trên cao có thể ngắm bức tường trọn vẹn kéo dài. Thảm sinh vật phong phú giữa biển khơi Đang là mùa rêu nên ở bức tường là một thảm sinh vật vô cùng phong phú. Từ những cây san hô linh chi, tới những bụi rong nho hoàn toàn tự nhiên. Những con sao biển lấp lánh trong làn nước hay những chú cá hề ẩn hiện giữa đám rêu. Bức tường giờ còn là điểm đến chụp ảnh hấp dẫn nhiều du khách Chỉ về phía một chiếc thuyền cũng neo xa xa, anh Sỹ bảo có gia đình ở đây từ sáng tới giờ chưa về. Họ tới Hòn Khô, rồi chèo thuyền qua bức tường, mà cứ quyến luyến chỗ này chưa thôi… MAI NGUYÊN Nguồn: Báo Nhân Dân diện tử 1320 Anh Sỹ, chủ thuyền ở Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định) nói rằng từ lâu lắm, người ta đã dựng lên bức tường này để chắn sóng biển vào tàn phá làng chài. Tháng 3 âm lịch là mùa rêu xanh trên những bãi đá bán đảo Phương Mai. Mỗi tháng, chỉ có một vài ngày nước cạn, bức tường mới lộ rõ, nhất là vào mùng 1 và quanh ngày rằm. Chiều dài bức tường kéo dài từ làng chài Hải Nam tới Hòn Khô Ban ngày, khi nước lên, từ Nhơn Hải nhìn sang Hòn Khô vẫn là một biển nước mênh mông. Thời điểm chiều tà, ánh mặt trời dần tắt, bức tường mới hiện ra. Nước ở đây không quá sâu, nhưng cũng vì thế nên không thể chạy cano tới gần, mà phải đi trên một chiếc thuyền chèo tay mới tiếp cận được bức tường độc đáo này. “Cẩn thận, đá nhô lên dễ bị thương lắm”, anh Sỹ nhắc nhở khi chúng tôi cao hứng đưa tay xuống làn nước biển trong vắt. Từ làng chài ra bức tường chỉ có thể đi bằng thuyền chèo tay như thuyền của anh Sỹ. Neo tạm chiếc thuyền vào một gờ đá, anh Sỹ nói có thể ở đây bao lâu cũng được, chờ tới khi nước cạn hẳn. Chúng tôi tới bức tường vào ngày rằm, đó là thời điểm nước đang rút gần cạn nhất. Nếu vào mùa khác, sẽ thấy rõ những sự kết nối rắn chắn từ những tảng đá, còn bây giờ, chỉ thấy một màu xanh mướt của rêu. Buổi sáng, bức tường chìm trong nước biển Vài ba năm trước, du khách tới Hòn Khô còn ít, cũng ít người biết đến sự tồn tại của bức tường. Nhưng giờ người ta tới đây nhiều hơn. Ngoài sự tò mò về một công trình bí ẩn trên biển, còn vì ở đây là địa điểm rất hợp cho những bức ảnh “sống ảo”. Bức tường nhô lên khỏi mặt nước vào buổi chiều Chỗ đứt quãng được cho là cửa thành để thuyền bè qua lại Từ TP Quy Nhơn, đi qua cầu Thị Nại tới bán đảo Phương Mai, thẳng hướng về Nhơn Hải, tới làng chài Hải Nam là có thể thấy bức tường. Nhưng ít ai đến Nhơn Hải rồi mà không bỏ thêm chút thời gian để đi thuyền ra dạo trên bề mặt bức tường kỳ lạ. Khi nước triều rút, bức tường lộ rõ cùng lớp rêu Không có tài liệu nào ghi chép về một bức tường nhân tạo ở khu vực Nhơn Hải. Thư tịch cổ chỉ ghi nhận bốn tường thành lớn người Chăm–pa xây dựng ở Bình Định gồm thành Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước, thành Đồ Bàn, thành Chas ở thị xã An Nhơn, thành Uất Trì ở huyện Tây Sơn. Chỉ tháng 3 âm lịch mới nhiều rêu như vậy Bức tường ở Nhơn Hải là do con người xây dựng hay do một sự kỳ diệu của thiên nhiên? Nhưng người dân ở đây, trong đó có anh Sỹ tin rằng đó là một di sản của nhiều đời trước. Nhìn từ phía làng chài Nam Hải theo hướng bức tường sang Hòn Khô, thấy rõ ba đoạn rõ rệt của bức tường. Những khoảng trống giữa các đoạn đủ cho những chiếc thuyền con lách qua, mà anh Sỹ phỏng đoán có thể là các cửa thành để thuyền bè xưa kia qua lại. Đó có thể đơn giản là một cái đập được xây chắn sóng như anh Sỹ phán đoán, cũng có thể là một công trình phòng thủ của người Chăm-pa – bí ẩn ấy vẫn đang đợi câu trả lời. Thảm động thực vật ở đây khá lý thú Rong nho tự nhiên khá nhiều ở đâyBề mặt tường khá rộng, chừng 3-4m, khi nước rút có thể đi lại thoải mái. Bức tường kéo dài chừng 3 cây số. Ngay cả ở những đoạn đứt quãng, dân làng chài bảo khi chiều xuống nước cũng chỉ tới ngang cổ, có thể bơi qua dễ dàng. Nếu vào ngày rằm, thủy triều xuống thấp nhất, từ trên cao có thể ngắm bức tường trọn vẹn kéo dài. Thảm sinh vật phong phú giữa biển khơi Đang là mùa rêu nên ở bức tường là một thảm sinh vật vô cùng phong phú. Từ những cây san hô linh chi, tới những bụi rong nho hoàn toàn tự nhiên. Những con sao biển lấp lánh trong làn nước hay những chú cá hề ẩn hiện giữa đám rêu. Bức tường giờ còn là điểm đến chụp ảnh hấp dẫn nhiều du khách Chỉ về phía một chiếc thuyền cũng neo xa xa, anh Sỹ bảo có gia đình ở đây từ sáng tới giờ chưa về. Họ tới Hòn Khô, rồi chèo thuyền qua bức tường, mà cứ quyến luyến chỗ này chưa thôi… MAI NGUYÊNNguồn: Báo Nhân Dân diện tử Trở về đầu trang Bình Định Bức tường giữa biển Nhơn Hải Quy Nhơn 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10