Câu chuyện bảo vệ cảnh quan xung quanh Đền thờ Hai Bà Trưng thời Pháp thuộc Câu chuyện bảo vệ cảnh quan xung quanh Đền thờ Hai Bà Trưng thời Pháp thuộc Đã thành thông lệ, từ ngày mồng 3 đến mùng 6 tháng 2 Âm lịch hàng năm, nhân dân phường Đồng Nhân cùng người dân Thủ đô và du khách khắp nơi lại nô nức tề tựu về đây để trẩy hội đền Đồng Nhân, tưởng niệm công lao của Hai Bà. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, còn rất ít người biết rằng, cách đây đúng 85 năm, tại Hà Nội đã từng xảy ra một cuộc tranh đấu quyết liệt để giữ được cảnh quan xung quanh đền như ngày nay. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Khung cảnh ở sân đền. Trong điện thờ, các vị chức sắc đang làm lễ trước bàn thờ. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 120 GG. Đền thờ Hai Bà Trưng (còn gọi là đền Đồng Nhân) được dựng từ năm 1160 đời vua Lý Anh Tông ở phường Bố Cái, tức bãi Đồng Nhân, bên bờ sông Hồng. Năm 1819, vì bãi bị lở, dân dời đền vào khu vực trường Giảng Võ cũ của thời Lê, thuộc đất thôn Hương Viên, tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương nay thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, là nơi thờ hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc đã đứng lên chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống lại quân Đông Hán để giành độc lập cho đất nước. Đã thành thông lệ, từ ngày mồng 3 đến mùng 6 tháng 2 Âm lịch hàng năm, nhân dân phường Đồng Nhân cùng người dân Thủ đô và du khách khắp nơi lại nô nức tề tựu về đây để trẩy hội đền Đồng Nhân, tưởng niệm công lao của Hai Bà. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, còn rất ít người biết rằng, cách đây đúng 85 năm, tại Hà Nội đã từng xảy ra một cuộc tranh đấu quyết liệt để giữ được cảnh quan xung quanh đền như ngày nay. Theo tài liệu lưu trữ, vào trước năm 1900, việc quản lý và bảo tồn các di tích lịch sử ở Đông Dương không do một tổ chức nào đảm nhiệm. Chính vì vậy, nhiều công trình lịch sử, trong đó có một số công trình tín ngưỡng ở Hà Nội đã bị xâm hại trong quá trình người Pháp quy hoạch Thành phố, nhằm biến Hà Nội thành “Thủ đô của Bắc Kỳ”, “Thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp”. Trước tình hình đó, lần đầu tiên, Toàn quyền Đông Dương đã ký Nghị định ngày 15-4-1905 về việc bảo tồn và xếp hạng một số công trình lịch sử của Thành phố Hà Nội[1]. Theo Nghị định này, có 7 công trình ở Hà Nội được xếp hạng là: - Văn Miếu - Quốc Tử Giám[2]. - Đền Quán Thánh. - Đền Ngọc Sơn cùng đài Tháp Bút. - Ô Quan Chưởng. - Đền Hai Bà ở số 62-84 đại lộ Armand Rousseau[3]. - Đình Bạch Mã ở số 3 phố Voiles[4]. - Chùa Một Cột ở gần vườn Bách Thảo. Cũng theo tài liệu lưu trữ, đền Hai Bà đã được sửa chữa một số lần vào các năm 1812, 1893 và 1921[5]. Vào tháng 5 năm Thành Thái thứ 17 (tức tháng 6-1905), Đốc lý Thành phố Hà Nội là Gautret đã tổ chức tổng điều tra về tình hình đất đai và thờ cúng của toàn bộ các công trình tín ngưỡng lớn và nhỏ trên địa hạt Thành phố. Hiệp lý Thành phố lúc đó là Bùi Bành đã tham gia cuộc tổng điều tra này, với sự cộng tác của các Phố trưởng. Theo thống kê sơ bộ, vào thời điểm này, Hà Nội còn lại khoảng hơn 400 đình, đền, chùa, miếu... Sau cuộc tổng điều tra, Thành phố vẫn chưa có một chính sách nhất quán về quản lý các công trình tín ngưỡng ở Hà Nội. Tình hình này tồn tại mãi cho đến khi Trường Viễn đông Bác cổ Pháp[6] được bổ sung thêm nhiệm vụ “Đề xuất với Toàn quyền Đông Dương việc xếp hạng và loại hạng các công trình lịch sử cũng như các biện pháp bảo quản, qui định và giám sát công việc giải toả, sửa chữa, khai quật…” theo điều 8 của Sắc lệnh ngày 3-4-1920 do Tổng thống nước Cộng hoà Pháp ban hành tại Đông Dương[7]. Trên cơ sở pháp lý đó, Trường Viễn đông Bác cổ Pháp đã tư vấn cho Hội đồng Thành phố (HĐTP) trong việc xếp hạng và quản lý các công trình tín ngưỡng ở Hà Nội. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Trẻ em cầm cờ đứng dọc lối vào điện thờ trong lễ hội đền Đồng Nhân. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 101 GG. Từ sau năm 1937, được phép của Toàn quyền Đông Dương và Thống sứ Bắc Kỳ, theo tư vấn của Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, Đốc lý Hà Nội đã ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng của một số công trình tín ngưỡng ở Hà Nội. Về thực chất, việc chuyển đổi này nhằm phục vụ mục đích quy hoạch, mở rộng hoặc chỉnh lại hướng các đường phố, theo đó có công trình phải dỡ bỏ hoàn toàn nhưng được cấp đất ở nơi khác để dựng lại và cũng có công trình chỉ phải cắt một phần đất vì mục đích công. Chính vào thời điểm này, mặc dù đã được xếp hạng từ ngay từ lần đầu tiên (năm 1905), song đền thờ Hai Bà vẫn đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Tại phiên họp thường kỳ của HĐTP ngày 23-11-1937[8], Đốc lý Hà Nội cho biết từ 2 năm nay, HĐTP đã thấy rõ sự cần thiết của việc mở rộng nghĩa trang người Âu tại phố Sergent Larrivé[9]. Theo nghiên cứu và đề xuất của bác sĩ Marliangeas (thành viên của HĐTP), và điều này cũng phù hợp với nguyện vọng của tất cả các thành viên trong Hội đồng, thì mỗi ngôi mộ cần khoảng 2 mét khối. Và HĐTP quyết định mở rộng nghĩa trang này. Kế hoạch mở rộng nghĩa trang người Âu được HĐTP dự định sẽ tiến hành theo trình tự sau: trước hết là quy hoạch lại phía bên trong nghĩa trang cũ, sau đó xây tường bao quanh khu đất mới liền kề với khu nghĩa trang này. Để làm được việc này, Thành phố sẽ phải ra quyết định chiếm dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc các xã xung quanh đền Hai Bà. Đốc lý Hà Nội cũng cho biết, cùng năm 1937, khi vấn đề quy hoạch khu Halais được đặt ra, Thành phố đã muốn chuyển nghĩa trang của Hội truyền giáo nằm ở đường Mandarine[10] với diện tích hơn 10.000 mét khối đi nơi khác. Việc trưng dụng nghĩa trang của Hội truyền giáo và việc trưng dụng đất để mở rộng nghĩa trang người Âu tại phố Sergent Larrivé sẽ phát sinh một khoản kinh phí hơn 50.000 đồng cho Thành phố. Trước tình hình đó, Đốc lý đã đưa ra một giải pháp kinh tế có lợi cho Hội truyền giáo và có lợi cho các gia đình có đất thuộc các xã xung quanh đền Hai Bà, đó là chuyển nghĩa trang ở đường Mandarine về nghĩa trang phố Sergent Larrivé. Nghị quyết của HĐTP đã được thông qua với sự nhất trí và sự tán đồng của các uỷ viên người Việt mà không có một ý kiến bắt bẻ nào liên quan đến việc chiếm dụng các xã xung quanh đền Hai Bà. Được Thống sứ Bắc Kỳ chấp thuận, một hợp đồng đã được ký kết đúng thể thức quy định với Đức Giám mục của Hà Nội. Mọi công việc đã được thực hiện và đang trong quá trình hoàn tất: mặt bằng quy hoạch đã được thông qua, nguồn kinh phí đã được bỏ phiếu tán thành và việc đắp đất đã được tiến hành. Theo kế hoạch thì để công trình có thể kết thúc vào mùa khô, các công việc như rải đá mặt đường và xây cống từ nghĩa trang qua đường Huế phải hoàn thành ngay từ tháng 10-1937. Thế nhưng, theo Đốc lý thì “bất thình lình”, thủ từ đền Hai Bà làm đơn chống lại dự án. Và có thể coi đây là động thái đầu tiên, mở màn cho chiến dịch chống lại dự án của Thành phố. Tiếp theo đó, những người theo đạo Thiên chúa cũng nổi giận, kháng nghị với HĐTP nếu mộ của gia đình họ bị chuyển đi nơi khác. Rồi cùng một lúc, tờ Presse indigène đã báo động cho Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Toàn quyền Đông Dương và cả Bộ trưởng Bộ Thuộc địa về vấn đề này. Sau đó thì một chiến dịch báo chí đã được dấy lên chống lại dự án của Thành phố. Người ta tuyên bố không thể chấp nhận sự có mặt của một nghĩa trang ở bên cạnh một ngôi đền, nhất lại là nghĩa trang Thiên chúa giáo. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Tượng voi được đưa ra trước cổng đền để phục vụ lễ rước. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 108 GG. Cuộc tấn công tiếp tục ngày càng mạnh đến mức các báo tiếng Pháp đã đăng lại lá thư của ông Phạm Huy Lục[11], Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ gửi Thống sứ Bắc Kỳ mà các báo tiếng Việt đã đăng trước đó. Và đây là toàn văn bức thư được Đốc lý công bố trong phiên họp thường kỳ của HĐTP ngày 23-11-1937: “Hà Nội ngày 13-9-1937 Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ gửi Ngài Thống sứ Bắc Kỳ, (Phòng nhất). Thưa Ngài Thống sứ, Tôi hân hạnh chuyển đến Ngài kèm theo đây một lá đơn với rất nhiều chữ ký của những người nổi tiếng[12] của Thành phố Hà Nội, cả tín đồ đạo Phật lẫn những người theo đạo Thiên chúa trình lên Ngài chống lại quyết định của HĐTP Hà Nội dành cho nghĩa trang Thiên chúa giáo một phần đất xung quanh đền Hai Bà. Tôi cho rằng có thể khẳng định sự kháng nghị này, khi mà ai cũng biết, sẽ được chấp nhận bởi tất cả dân biểu ở Bắc Kỳ, có nghĩa là một nửa đất nước, bởi vì đền Hai Bà đối với chúng tôi, người An-nam, là một ngôi quốc tự. Cần nhắc lại một trong những trang vẻ vang của lịch sử An-nam, đó là chiến thắng của Trưng Trắc và Trưng Nhị đối với tướng Trung Hoa Tô Định vào năm 38 sau công nguyên. Đền này được dựng lên theo Dụ của vua Anh Tôn vào năm 1158 đối với chúng tôi tương đương với ngôi nhà của thánh Jeanne d’Arc ở Domrémy đối với người Pháp. Điều đó có nghĩa là chúng tôi rất nhạy cảm với tất cả những gì có liên quan đến đền Hai Bà. Được xây dựng trên đất mà nhà vua ban cho tất cả tín đồ Phật giáo, ngôi đền Hai Bà đã được nhà vua tin cậy trao việc giữ gìn, bảo dưỡng, thờ cúng cho trước tiên là làng Đồng Nhân rồi sau đến làng Dương Yên; nhưng vì bởi Nghị định của Toàn quyền ngày 28-5-1903, đất đai cũ của các làng trong chu vi của Thành phố đã được nhượng lại cho Thành phố này bởi Công sản thuộc địa cho nên HĐTP có thể tùy ý sử dụng với sự tán thành của toàn thể các thành viên Hội đồng. Không thể không nhận thấy, thưa Ngài Thống sứ, rằng việc sử dụng đất đai thờ cúng này cho nghĩa trang sẽ gây nên bao điều bất tiện: 1. Trong khi mà ở châu Âu đã từ lâu người ta cố gắng tách các nghĩa trang ra xa khu đông dân cư vì lý do vệ sinh, thì nghĩa trang mới của Hà Nội lại sẽ được dựng lên ngay giữa khu nghèo khổ nhất mà cũng là khu đông dân cư nhất và như vậy, đó sẽ là nơi xuất hiện các bệnh dịch thường xuyên nhất. 2. Trong khi mà người ta cố gắng ở khắp nơi, ngay cả ở Ấn Độ, tôn trọng các di tích lịch sử, bao quanh các công trình này bằng các công viên nhằm làm tăng giá trị của nó đối với các du khách (như ở Angkor), thì HĐTP Hà Nội lại sắp bao quanh ngôi đền của chúng tôi bằng một nghĩa trang, nghĩa trang này sẽ xoá bỏ khoảng trống và vì thế nó làm cho lối vào đền còn khó hơn nhiều. Sự thực là một nghĩa trang Thiên chúa giáo không hề có một ảnh hưởng gì đối với tín ngưỡng của chúng tôi, và tôi hy vọng rằng những người có tên tuổi trong đạo Thiên chúa cũng đã ký vào bản thỉnh cầu này, bởi họ biết Giáo hội Hà Nội đã chịu đựng với sự tiếc nuối việc họ cho trưng dụng nghĩa trang ở đường Mandarine. 3. Trong khi mà ngài Tổng Trú sứ Paul Bert đã khẳng định trong tuyên bố ngày 8-4-1887 rằng “sẽ không có gì thay đổi trong tục lệ của chúng tôi, rằng truyền thống của chúng tôi sẽ được tôn trọng” thì hình như HĐTP Hà Nội có vẻ thích thú với việc làm giảm đi uy tín, mà uy tín này thì đã gắn liền với ký ức của hai Thánh Jeanne d’Arc Bắc Kỳ, những nữ anh hùng dân tộc. Với một chính sách đối với người bản xứ như thế, như ngài Jaurès vĩ đại[13] từng nói, thì nền Bảo hộ chỉ thu lượm được lòng căm thù và sự thất vọng. Nhưng tôi tin rằng, thưa Ngài Thống sứ, việc làm này của tôi đã đủ để kêu gọi sự chú ý cao của Ngài đối với sự việc tế nhị này, để Ngài hiểu rằng HĐTP Hà Nội đã phạm một sai lầm, và rằng những chữ ký trong lá đơn thỉnh cầu kèm theo là bằng chứng minh họa cho những tình cảm trân trọng nhất dành cho Ngài. Tin tưởng vào sự khôn ngoan và sự hiểu biết về truyền thống người Việt của Ngài, thưa Ngài Thống sứ, xin Ngài hãy nhận ở tôi những tình cảm trân trọng và tận tụy nhất. Ký tên: Phạm Huy Lục”. Trước sức ép của dư luận và báo chí ở Hà Nội, không lâu sau đó, HĐTP Hà Nội đã phải hủy bỏ dự định lấy đất thuộc các xã xung quanh đền Hai Bà để mở rộng nghĩa trang phố Sergent Larrivé, chuyển nghĩa trang Thiên chúa giáo ở đường Mandarine về. Vì thế, cảnh quan xung quanh đền Hai Bà vẫn được giữ nguyên trạng đến ngày nay. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Đám rước chuẩn bị khởi hành từ sân đền. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 107 GG. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Chiếc kiệu lớn được đưa ra khỏi cổng đền. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 778 GG. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Dân làng tề tựu xem đám rước. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 777 GG. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Bến sông Hồng gần đền Đồng Nhân tấp nập khách hành hương qua lại bằng thuyền. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 114 GG. [1] Journal officiel de l’Indochine française (JOIF), 1905, No 101, tr.1816. [2] Còn gọi là Chùa Quạ (Pagode des Corbeaux) [3] Nay là phố Lò Đúc [4] Nay là phố Hàng Buồm. [5] Fonds de la Mairie de Hanoï , hs: 3713 [6]Thành lập năm 1898 với tên gọi ban đầu là Hội khảo cổ học ở Đông Dương, và được đặt tên là Trường Viễn Đông Bác cổ theo Nghị định ngày 20-1-1900 của Toàn quyền Đông Dương. Tổ chức của Trường được qui định bởi Sắc lệnh ngày 26-2-1901của Tổng thống Pháp (JOIF, 1900, No20, tr.323). [7] JOIF, 1920, No 97, tr. 2255. [8] Bulletin municipale de Hanoï 1937, tr. 1614. [9] Nghĩa trang người Âu ở phố Sergent Larrivée được xây dựng vào năm 1892 trên đất của làng Phúc Lâm, gần đường Hué (phố Huế ngày nay). [10] Đường Lê Duẩn ngày nay. [11] Ông Phạm Huy Lục trúng cử Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ năm 1934 [12] Notables (nguyên văn từ tiếng Pháp trong tài liệu) [13] Jean Jaurès: chính trị gia người Pháp, lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Pháp, sinh ngày 3-9-1859 và bị ám sát tại Paris ngày 31-7-1914. Nước Pháp từng có nhiều hoạt động để kỷ niệm 100 năm ngày mất của Jean Jaurès. TS. Đào Thị Diến Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 2537 Đã thành thông lệ, từ ngày mồng 3 đến mùng 6 tháng 2 Âm lịch hàng năm, nhân dân phường Đồng Nhân cùng người dân Thủ đô và du khách khắp nơi lại nô nức tề tựu về đây để trẩy hội đền Đồng Nhân, tưởng niệm công lao của Hai Bà. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, còn rất ít người biết rằng, cách đây đúng 85 năm, tại Hà Nội đã từng xảy ra một cuộc tranh đấu quyết liệt để giữ được cảnh quan xung quanh đền như ngày nay. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Khung cảnh ở sân đền. Trong điện thờ, các vị chức sắc đang làm lễ trước bàn thờ. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 120 GG.Đền thờ Hai Bà Trưng (còn gọi là đền Đồng Nhân) được dựng từ năm 1160 đời vua Lý Anh Tông ở phường Bố Cái, tức bãi Đồng Nhân, bên bờ sông Hồng. Năm 1819, vì bãi bị lở, dân dời đền vào khu vực trường Giảng Võ cũ của thời Lê, thuộc đất thôn Hương Viên, tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương nay thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, là nơi thờ hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc đã đứng lên chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống lại quân Đông Hán để giành độc lập cho đất nước. Đã thành thông lệ, từ ngày mồng 3 đến mùng 6 tháng 2 Âm lịch hàng năm, nhân dân phường Đồng Nhân cùng người dân Thủ đô và du khách khắp nơi lại nô nức tề tựu về đây để trẩy hội đền Đồng Nhân, tưởng niệm công lao của Hai Bà. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, còn rất ít người biết rằng, cách đây đúng 85 năm, tại Hà Nội đã từng xảy ra một cuộc tranh đấu quyết liệt để giữ được cảnh quan xung quanh đền như ngày nay. Theo tài liệu lưu trữ, vào trước năm 1900, việc quản lý và bảo tồn các di tích lịch sử ở Đông Dương không do một tổ chức nào đảm nhiệm. Chính vì vậy, nhiều công trình lịch sử, trong đó có một số công trình tín ngưỡng ở Hà Nội đã bị xâm hại trong quá trình người Pháp quy hoạch Thành phố, nhằm biến Hà Nội thành “Thủ đô của Bắc Kỳ”, “Thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp”.Trước tình hình đó, lần đầu tiên, Toàn quyền Đông Dương đã ký Nghị định ngày 15-4-1905 về việc bảo tồn và xếp hạng một số công trình lịch sử của Thành phố Hà Nội[1]. Theo Nghị định này, có 7 công trình ở Hà Nội được xếp hạng là:- Văn Miếu - Quốc Tử Giám[2].- Đền Quán Thánh.- Đền Ngọc Sơn cùng đài Tháp Bút.- Ô Quan Chưởng.- Đền Hai Bà ở số 62-84 đại lộ Armand Rousseau[3].- Đình Bạch Mã ở số 3 phố Voiles[4].- Chùa Một Cột ở gần vườn Bách Thảo.Cũng theo tài liệu lưu trữ, đền Hai Bà đã được sửa chữa một số lần vào các năm 1812, 1893 và 1921[5].Vào tháng 5 năm Thành Thái thứ 17 (tức tháng 6-1905), Đốc lý Thành phố Hà Nội là Gautret đã tổ chức tổng điều tra về tình hình đất đai và thờ cúng của toàn bộ các công trình tín ngưỡng lớn và nhỏ trên địa hạt Thành phố. Hiệp lý Thành phố lúc đó là Bùi Bành đã tham gia cuộc tổng điều tra này, với sự cộng tác của các Phố trưởng. Theo thống kê sơ bộ, vào thời điểm này, Hà Nội còn lại khoảng hơn 400 đình, đền, chùa, miếu... Sau cuộc tổng điều tra, Thành phố vẫn chưa có một chính sách nhất quán về quản lý các công trình tín ngưỡng ở Hà Nội. Tình hình này tồn tại mãi cho đến khi Trường Viễn đông Bác cổ Pháp[6] được bổ sung thêm nhiệm vụ “Đề xuất với Toàn quyền Đông Dương việc xếp hạng và loại hạng các công trình lịch sử cũng như các biện pháp bảo quản, qui định và giám sát công việc giải toả, sửa chữa, khai quật…” theo điều 8 của Sắc lệnh ngày 3-4-1920 do Tổng thống nước Cộng hoà Pháp ban hành tại Đông Dương[7]. Trên cơ sở pháp lý đó, Trường Viễn đông Bác cổ Pháp đã tư vấn cho Hội đồng Thành phố (HĐTP) trong việc xếp hạng và quản lý các công trình tín ngưỡng ở Hà Nội. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Trẻ em cầm cờ đứng dọc lối vào điện thờ trong lễ hội đền Đồng Nhân. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 101 GG.Từ sau năm 1937, được phép của Toàn quyền Đông Dương và Thống sứ Bắc Kỳ, theo tư vấn của Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, Đốc lý Hà Nội đã ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng của một số công trình tín ngưỡng ở Hà Nội. Về thực chất, việc chuyển đổi này nhằm phục vụ mục đích quy hoạch, mở rộng hoặc chỉnh lại hướng các đường phố, theo đó có công trình phải dỡ bỏ hoàn toàn nhưng được cấp đất ở nơi khác để dựng lại và cũng có công trình chỉ phải cắt một phần đất vì mục đích công. Chính vào thời điểm này, mặc dù đã được xếp hạng từ ngay từ lần đầu tiên (năm 1905), song đền thờ Hai Bà vẫn đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Tại phiên họp thường kỳ của HĐTP ngày 23-11-1937[8], Đốc lý Hà Nội cho biết từ 2 năm nay, HĐTP đã thấy rõ sự cần thiết của việc mở rộng nghĩa trang người Âu tại phố Sergent Larrivé[9].Theo nghiên cứu và đề xuất của bác sĩ Marliangeas (thành viên của HĐTP), và điều này cũng phù hợp với nguyện vọng của tất cả các thành viên trong Hội đồng, thì mỗi ngôi mộ cần khoảng 2 mét khối. Và HĐTP quyết định mở rộng nghĩa trang này.Kế hoạch mở rộng nghĩa trang người Âu được HĐTP dự định sẽ tiến hành theo trình tự sau: trước hết là quy hoạch lại phía bên trong nghĩa trang cũ, sau đó xây tường bao quanh khu đất mới liền kề với khu nghĩa trang này. Để làm được việc này, Thành phố sẽ phải ra quyết định chiếm dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc các xã xung quanh đền Hai Bà. Đốc lý Hà Nội cũng cho biết, cùng năm 1937, khi vấn đề quy hoạch khu Halais được đặt ra, Thành phố đã muốn chuyển nghĩa trang của Hội truyền giáo nằm ở đường Mandarine[10] với diện tích hơn 10.000 mét khối đi nơi khác. Việc trưng dụng nghĩa trang của Hội truyền giáo và việc trưng dụng đất để mở rộng nghĩa trang người Âu tại phố Sergent Larrivé sẽ phát sinh một khoản kinh phí hơn 50.000 đồng cho Thành phố. Trước tình hình đó, Đốc lý đã đưa ra một giải pháp kinh tế có lợi cho Hội truyền giáo và có lợi cho các gia đình có đất thuộc các xã xung quanh đền Hai Bà, đó là chuyển nghĩa trang ở đường Mandarine về nghĩa trang phố Sergent Larrivé.Nghị quyết của HĐTP đã được thông qua với sự nhất trí và sự tán đồng của các uỷ viên người Việt mà không có một ý kiến bắt bẻ nào liên quan đến việc chiếm dụng các xã xung quanh đền Hai Bà.Được Thống sứ Bắc Kỳ chấp thuận, một hợp đồng đã được ký kết đúng thể thức quy định với Đức Giám mục của Hà Nội. Mọi công việc đã được thực hiện và đang trong quá trình hoàn tất: mặt bằng quy hoạch đã được thông qua, nguồn kinh phí đã được bỏ phiếu tán thành và việc đắp đất đã được tiến hành.Theo kế hoạch thì để công trình có thể kết thúc vào mùa khô, các công việc như rải đá mặt đường và xây cống từ nghĩa trang qua đường Huế phải hoàn thành ngay từ tháng 10-1937.Thế nhưng, theo Đốc lý thì “bất thình lình”, thủ từ đền Hai Bà làm đơn chống lại dự án. Và có thể coi đây là động thái đầu tiên, mở màn cho chiến dịch chống lại dự án của Thành phố. Tiếp theo đó, những người theo đạo Thiên chúa cũng nổi giận, kháng nghị với HĐTP nếu mộ của gia đình họ bị chuyển đi nơi khác. Rồi cùng một lúc, tờ Presse indigène đã báo động cho Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Toàn quyền Đông Dương và cả Bộ trưởng Bộ Thuộc địa về vấn đề này. Sau đó thì một chiến dịch báo chí đã được dấy lên chống lại dự án của Thành phố. Người ta tuyên bố không thể chấp nhận sự có mặt của một nghĩa trang ở bên cạnh một ngôi đền, nhất lại là nghĩa trang Thiên chúa giáo. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Tượng voi được đưa ra trước cổng đền để phục vụ lễ rước. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 108 GG.Cuộc tấn công tiếp tục ngày càng mạnh đến mức các báo tiếng Pháp đã đăng lại lá thư của ông Phạm Huy Lục[11], Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ gửi Thống sứ Bắc Kỳ mà các báo tiếng Việt đã đăng trước đó. Và đây là toàn văn bức thư được Đốc lý công bố trong phiên họp thường kỳ của HĐTP ngày 23-11-1937:“Hà Nội ngày 13-9-1937Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ gửi Ngài Thống sứ Bắc Kỳ, (Phòng nhất).Thưa Ngài Thống sứ,Tôi hân hạnh chuyển đến Ngài kèm theo đây một lá đơn với rất nhiều chữ ký của những người nổi tiếng[12] của Thành phố Hà Nội, cả tín đồ đạo Phật lẫn những người theo đạo Thiên chúa trình lên Ngài chống lại quyết định của HĐTP Hà Nội dành cho nghĩa trang Thiên chúa giáo một phần đất xung quanh đền Hai Bà. Tôi cho rằng có thể khẳng định sự kháng nghị này, khi mà ai cũng biết, sẽ được chấp nhận bởi tất cả dân biểu ở Bắc Kỳ, có nghĩa là một nửa đất nước, bởi vì đền Hai Bà đối với chúng tôi, người An-nam, là một ngôi quốc tự.Cần nhắc lại một trong những trang vẻ vang của lịch sử An-nam, đó là chiến thắng của Trưng Trắc và Trưng Nhị đối với tướng Trung Hoa Tô Định vào năm 38 sau công nguyên. Đền này được dựng lên theo Dụ của vua Anh Tôn vào năm 1158 đối với chúng tôi tương đương với ngôi nhà của thánh Jeanne d’Arc ở Domrémy đối với người Pháp. Điều đó có nghĩa là chúng tôi rất nhạy cảm với tất cả những gì có liên quan đến đền Hai Bà. Được xây dựng trên đất mà nhà vua ban cho tất cả tín đồ Phật giáo, ngôi đền Hai Bà đã được nhà vua tin cậy trao việc giữ gìn, bảo dưỡng, thờ cúng cho trước tiên là làng Đồng Nhân rồi sau đến làng Dương Yên; nhưng vì bởi Nghị định của Toàn quyền ngày 28-5-1903, đất đai cũ của các làng trong chu vi của Thành phố đã được nhượng lại cho Thành phố này bởi Công sản thuộc địa cho nên HĐTP có thể tùy ý sử dụng với sự tán thành của toàn thể các thành viên Hội đồng.Không thể không nhận thấy, thưa Ngài Thống sứ, rằng việc sử dụng đất đai thờ cúng này cho nghĩa trang sẽ gây nên bao điều bất tiện:1. Trong khi mà ở châu Âu đã từ lâu người ta cố gắng tách các nghĩa trang ra xa khu đông dân cư vì lý do vệ sinh, thì nghĩa trang mới của Hà Nội lại sẽ được dựng lên ngay giữa khu nghèo khổ nhất mà cũng là khu đông dân cư nhất và như vậy, đó sẽ là nơi xuất hiện các bệnh dịch thường xuyên nhất.2. Trong khi mà người ta cố gắng ở khắp nơi, ngay cả ở Ấn Độ, tôn trọng các di tích lịch sử, bao quanh các công trình này bằng các công viên nhằm làm tăng giá trị của nó đối với các du khách (như ở Angkor), thì HĐTP Hà Nội lại sắp bao quanh ngôi đền của chúng tôi bằng một nghĩa trang, nghĩa trang này sẽ xoá bỏ khoảng trống và vì thế nó làm cho lối vào đền còn khó hơn nhiều.Sự thực là một nghĩa trang Thiên chúa giáo không hề có một ảnh hưởng gì đối với tín ngưỡng của chúng tôi, và tôi hy vọng rằng những người có tên tuổi trong đạo Thiên chúa cũng đã ký vào bản thỉnh cầu này, bởi họ biết Giáo hội Hà Nội đã chịu đựng với sự tiếc nuối việc họ cho trưng dụng nghĩa trang ở đường Mandarine. 3. Trong khi mà ngài Tổng Trú sứ Paul Bert đã khẳng định trong tuyên bố ngày 8-4-1887 rằng “sẽ không có gì thay đổi trong tục lệ của chúng tôi, rằng truyền thống của chúng tôi sẽ được tôn trọng” thì hình như HĐTP Hà Nội có vẻ thích thú với việc làm giảm đi uy tín, mà uy tín này thì đã gắn liền với ký ức của hai Thánh Jeanne d’Arc Bắc Kỳ, những nữ anh hùng dân tộc.Với một chính sách đối với người bản xứ như thế, như ngài Jaurès vĩ đại[13] từng nói, thì nền Bảo hộ chỉ thu lượm được lòng căm thù và sự thất vọng. Nhưng tôi tin rằng, thưa Ngài Thống sứ, việc làm này của tôi đã đủ để kêu gọi sự chú ý cao của Ngài đối với sự việc tế nhị này, để Ngài hiểu rằng HĐTP Hà Nội đã phạm một sai lầm, và rằng những chữ ký trong lá đơn thỉnh cầu kèm theo là bằng chứng minh họa cho những tình cảm trân trọng nhất dành cho Ngài. Tin tưởng vào sự khôn ngoan và sự hiểu biết về truyền thống người Việt của Ngài, thưa Ngài Thống sứ, xin Ngài hãy nhận ở tôi những tình cảm trân trọng và tận tụy nhất. Ký tên: Phạm Huy Lục”.Trước sức ép của dư luận và báo chí ở Hà Nội, không lâu sau đó, HĐTP Hà Nội đã phải hủy bỏ dự định lấy đất thuộc các xã xung quanh đền Hai Bà để mở rộng nghĩa trang phố Sergent Larrivé, chuyển nghĩa trang Thiên chúa giáo ở đường Mandarine về. Vì thế, cảnh quan xung quanh đền Hai Bà vẫn được giữ nguyên trạng đến ngày nay. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Đám rước chuẩn bị khởi hành từ sân đền. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 107 GG. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Chiếc kiệu lớn được đưa ra khỏi cổng đền. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 778 GG. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Dân làng tề tựu xem đám rước. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 777 GG. Lễ hội đền Hai Bà (1920-1929). Bến sông Hồng gần đền Đồng Nhân tấp nập khách hành hương qua lại bằng thuyền. Ảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương, ký hiệu: E. 114 GG.[1] Journal officiel de l’Indochine française (JOIF), 1905, No 101, tr.1816.[2] Còn gọi là Chùa Quạ (Pagode des Corbeaux)[3] Nay là phố Lò Đúc[4] Nay là phố Hàng Buồm.[5] Fonds de la Mairie de Hanoï , hs: 3713[6]Thành lập năm 1898 với tên gọi ban đầu là Hội khảo cổ học ở Đông Dương, và được đặt tên là Trường Viễn Đông Bác cổ theo Nghị định ngày 20-1-1900 của Toàn quyền Đông Dương. Tổ chức của Trường được qui định bởi Sắc lệnh ngày 26-2-1901của Tổng thống Pháp (JOIF, 1900, No20, tr.323).[7] JOIF, 1920, No 97, tr. 2255.[8] Bulletin municipale de Hanoï 1937, tr. 1614.[9] Nghĩa trang người Âu ở phố Sergent Larrivée được xây dựng vào năm 1892 trên đất của làng Phúc Lâm, gần đường Hué (phố Huế ngày nay).[10] Đường Lê Duẩn ngày nay.[11] Ông Phạm Huy Lục trúng cử Chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ năm 1934[12] Notables (nguyên văn từ tiếng Pháp trong tài liệu)[13] Jean Jaurès: chính trị gia người Pháp, lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Pháp, sinh ngày 3-9-1859 và bị ám sát tại Paris ngày 31-7-1914. Nước Pháp từng có nhiều hoạt động để kỷ niệm 100 năm ngày mất của Jean Jaurès.TS. Đào Thị Diến Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Trở về đầu trang Đền thờ Nhị vua Hai Bà Trưng Đền Đồng Nhân thời Pháp Thuộc 1.666667 Tổng số:9 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10