Đình Mường Hòa Bình trên đại ngàn Tây Nguyên Đình Mường Hòa Bình trên đại ngàn Tây Nguyên Trong lịch sử người Mường ở Hòa Bình chưa có tiền lệ di cư tập thể như các cuộc thiên di của các dân tộc khác, từ gia đình nhỏ đến mường lớn đều định cư. Người Mường Hòa Bình di cư vào Tây Nguyên do nhiều nguyên cớ nhưng một điều chắc chắn là khi phải bỏ nơi "chôn nhau, cắt rốn”, đất đai của tổ tiên họ không khỏi lưu luyến. Trong hành trang đi tới đất mới, thứ quý giá nhất của đồng bào Mường chính là hai tiếng thiêng liêng: Đình làng. Cửa vào đình Cao Phong tại Thôn 3, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, tỉnh nào cũng có người Mường Hòa Bình sinh sống. Tuy nhiên, trong đó chỉ có xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột là có đình làng của người Mường Hòa Bình. Các khu vực khác như Ia Lâu, Ia mơ, Ia piơr thuộc huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, xã Hòa Nam - huyện Di Linh - Lâm Đồng và nhiều xã khác trên đất Tây nguyên có người Muờng ở Hòa Bình sinh sống không thấy có đình làng. Xã Hòa Thắng có người Mường ở 3 thôn 1, 2, 3 chiếm khoảng 25% dân số toàn xã. Cộng đồng người Mường ở xã Hòa Thắng vào đất Tây Nguyên từ những năm giữa của thế kỷ XX. Mỗi xóm Mường ở Hòa Bình về đây thành một Mường nằm chủ yếu ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn. Người Mường ở xã Hòa Thắng được gọi theo từng địa danh nơi họ xuất xứ ra đi gồm các địa danh Mường lớn ở Hòa Bình: Mường Pi (Bi), Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Ngoài ra còn ở các mường nhỏ trong khối các mường lớn: Mường Vó (Lạc Sơn), Mường Khang, Mường Khến, Mường Rậm, Mường Khụ, Mường Đà, Mường Chùa, Mường Hạ, Mường Mạc, Mường Dâm, Mường Giác, Mường Côốc, Mường Vát, Mường Ót, Mường Khuộn, Mường Thịnh Lang, Mường Cắt, Mường Cỏ… Những Mường có điều kiện và có số người đông hơn thì lập ra riêng cho Mường mình một ngôi đình. Hiện nay, tại xã Hòa Thắng có 7 ngôi đình: Thịnh Lang 1, Thịnh Lang 2, Đình Lạc Sơn 1, Đình Lạc Sơn 2, Mường Pi, Cao Phong, Thạch Yên. Đình Thịnh Lang gồm 2 đình, Đình 1 tọa lạc tại thôn 3, đình do người Mường ở Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình (hiện nay) xây dựng. Năm 1956, người Mường ở Hòa Thắng chưa ở đất này, họ vào Hoàng Ân (cách thành phố Pleiku hơn 30 km) làm nghề hái chè thuê cho một đồn điền của Pháp (nay là Nhà máy chè Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) lập làng và dựng đình tại đây. Tuy nhiên, ở đây được khoảng ít thời gian, thấy không hợp thổ nhưỡng, điều kiện canh tác dài lâu nên chức sắc làng mới cho dân di cư về xã Hòa Thắng ngày nay. Họ lập làng và dựng lên những ngôi đình đầu tiên, đình đầu tiên được xây dựng là đình Thịnh Lang. Ban đầu, đình được dựng bằng tranh tre, nứa lá đơn giản, sắc phong, thần phả và nhiều tài liệu chữ Hán khác ghi chép về Thịnh Lang mang theo từ Hòa Bình để tại đình. Không may, hơn 1 năm sau đình bị cháy và thiêu rụi toàn bộ "hồn cốt” của ngôi đình. Năm 1970, đình được tu bổ lại như ngày nay nhưng địa điểm mới cách địa điểm bị cháy trước kia khoảng 100m. Đình tọa lạc tại thôn 3, xã Hòa Thắng rộng khoảng 100m2 . Đình gồm 3 gian 1 hậu cung, cột, kèo được làm bằng gỗ Thông, các cột đều được sơn mầu đỏ. Ba phía để trống (không tường), hậu cung được xây bằng gạch, mái lợp tôn giả ngói. Đình thờ thành hoàng là Tản Viên Sơn Thánh và tam vị quận công. Năm 1967, đình Thịnh Lang 2 được tách ra từ đình Thịnh Lang 1. Đình được tách ra vì dân Mường Thịnh Lang tại thôn 1 đi lên đình quá xa, đường đi có nhiều thú dữ rất nguy hiểm, hơn nữa ở thôn 3 người Mường Thịnh Lang lại quá đông nên xin xây mới một ngôi đình tương tự cách 2km về phía Đông Nam. Đình tọa lạc tại Thôn 1, ban đầu đình làm bằng tranh tre nứa lá đơn giản. Cấu tạo đình, nội dung thờ tự cũng tương tự như đình Thịnh Lang 1. Những năm gần đây, đình được tu bổ lại rất khang trang 3 phía được xây bịt kín, sân rộng trên 300m2 rất bề thế. Nằm tại thôn 3, đình Cao Phong được xây vào năm 1957, tuy không phải là ngôi đình to, bề thế, xong hai cây thông cổ thụ trước cửa đình và 9 cây hoa đại (chăm pa) lớn lại là điểm nhấn cho sự thâm nghiêm, cổ quý của ngôi đình. Ban đầu, đình làm bằng tranh tre, nứa lá đơn sơ mộc mạc. Đến năm 2000 - 2003, đình mới được phục dựng xây lại khang trang, gồm nhà hậu cung, nhà tiền tế, mái đình lợp tôn không trang trí, đình thờ Tản Viên Sơn Thánh. Cũng nằm trên thôn 3, đình Thạch Yên (của người Mường tại Yên Thượng, Yên Lập, huyện Cao Phong) được xây dựng vào năm những năm giữa của thế kỷ XX và được tu sửa lại vào năm 2003-2004. Đình được xây dựng đơn giản là ngôi nhà để thông 2 phía rộng trên 50m2 trên 1 mảnh đất rộng và bằng phẳng. Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh và 2 vị thành hoàng của Mường Úi, Mường Đau (Lạc Sơn). Tương tự như đình Thịnh Lang, đình Lạc Sơn cũng được chia làm 2. Đình Lạc Sơn 1 tọa lạc tại thôn 2. Đình được xây năm 1959 và được tu sửa năm 1999. Đình rộng gần 50m2, xung quanh xây bịt kín. Đình Lạc Sơn 1 thờ Quốc mẫu Hoàng Bà, Tản Viên sơn thánh, Thành hoàng đất nước. Đình Lạc Sơn 2 được tách ra từ Đình Lạc Sơn 1 khoảng năm 1963- 1964, nằm cách đình Lạc Sơn 1 khoảng 1 km về phía Đông, đình nhỏ khoảng 24-25m2 nhưng lại tọa lạc trên mảnh đất khá rộng trên 1.000 m2, sự chia tách cũng do nguyên nhân số dân Mường Lạc Sơn ngày càng đông lên. Năm 1973, đình bị cháy, đến năm 2003 mới được phục dựng lại và tồn tại cho đến ngày nay. Đình Lạc Sơn 2 cũng thờ thành hoàng tương tự như đình 1, các ngày việc của đình cũng giống nhau. Nổi tiếng linh thiêng phải nói đến đình Mường Pi. Đình tọa lạc tại thôn 3 của xã. Đình trông cổ kính và thâm nghiêm vì khuôn viên đình có cây đa cổ thụ gốc, rễ sù sì. Được xây dựng từ năm 1963, ban đầu cũng bằng tranh tre, nứa lá đơn giản nhưng kết cấu kiến trúc thì vẫn đầy đủ gồm nhà hậu cung nhà tiền tế. Sau này, đình mới được xây dựng lại bằng nhà xây bán kiên cố, mái lợp tôn. Thủ nhang đình Mường Pi cho chúng tôi biết: Không rõ thành hoàng thờ tại đình là ai, lý do được đưa ra là không dám gọi tên húy của các ngài, rồi qua nhiều thế hệ nhân dân quên mất tên của thành hoàng. Chỉ biết rằng khi khần thì gọi tên "Hai anh em nhà Hoàng Khang Quang đại lệnh” là thành hoàng tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình ngày nay. Không có nơi nào trong một xã lại có nhiều ngôi đình như ở xã Hòa Thắng. Bảy ngôi đình chưa kể 1-2 ngôi đền khác. Mỗi đình một vẻ như đều xây dựng tương đối giống nhau về mặt kiến trúc, đơn giản và gần gũi, lấy mầu đỏ làm mầu chủ đạo. Đình không được trạm trổ cầu kỳ như các đình của người Kinh, nhưng chắc chắn bề thế hơn các đình Mường tại Hòa Bình. Thành hoàng thường thờ Thánh Tản Viên, họ tôn kính coi Thánh Tản Viên như vua Mường (Vua Pa ví) và mẹ của đức Thánh Tản: Quốc Mẫu Hoàng Bà. Cũng giống như người Mường ở quê nhà Hòa Bình (trong 82 di tích đình của tỉnh Hòa Bình có tới 37 đình thờ Tản Viên Sơn Thánh. Một số lớn khác được thờ mẹ của ngài: Như đình Miếu, xóm Lũy, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc; đình Cổi, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình…). Ở làng người Việt (có thể có nhiều xóm) hoặc làng của người Mường ở Hòa Bình mỗi làng chỉ có một ngôi đình, có khi vài làng mới có một đình. Đình ở Hòa Thắng mọc lên dày đặc, 3 xóm của người Mường ở Hòa Thắng chiếm 25% dân số của xã có đến 7 ngôi đình và vài ba ngôi đền là một điều lạ, đã vượt qua nhận thức truyền thống. Đơn giản vì người Hòa Thắng đến đây từ nhiều Mường khác nhau, mỗi Mường tập trung thành một cụm. Mỗi ngôi đình đại diện cho một vùng Mường chứ không dừng lại là điểm tập trung tín ngưỡng như lý thuyết thông thường chúng ta đang hiểu trong các ngôi đình phổ biến hiện nay. Họ làm đình với ý niệm tâm linh ngưỡng vọng về quê cha, đất mẹ. Từ những mảng văn hóa truyền thống còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay, từ những ngôi đình ngưỡng vọng mà lễ hội dân gian được thực hành trong trí nhớ nhưng vẫn giữ được tính "nguyên bản" hầu hết không có sự biến đổi nào từ 50 năm qua, cho thấy sự bảo tồn di sản của những người xa xứ dường như tốt hơn nơi quê gốc. Chứng kiến lễ hội và những hoạt động văn hóa tín ngưỡng của các ngôi đình Mường ở nơi này mới cảm nhận được cái gốc cổ Mường chưa bị văn hóa hiện đại can thiệp vào di sản, đúng là phải "Đi xa để tìm gần”. Lê Quốc Khánh (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh) 2326 Trong lịch sử người Mường ở Hòa Bình chưa có tiền lệ di cư tập thể như các cuộc thiên di của các dân tộc khác, từ gia đình nhỏ đến mường lớn đều định cư. Người Mường Hòa Bình di cư vào Tây Nguyên do nhiều nguyên cớ nhưng một điều chắc chắn là khi phải bỏ nơi "chôn nhau, cắt rốn”, đất đai của tổ tiên họ không khỏi lưu luyến. Trong hành trang đi tới đất mới, thứ quý giá nhất của đồng bào Mường chính là hai tiếng thiêng liêng: Đình làng. Cửa vào đình Cao Phong tại Thôn 3, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, tỉnh nào cũng có người Mường Hòa Bình sinh sống. Tuy nhiên, trong đó chỉ có xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột là có đình làng của người Mường Hòa Bình. Các khu vực khác như Ia Lâu, Ia mơ, Ia piơr thuộc huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, xã Hòa Nam - huyện Di Linh - Lâm Đồng và nhiều xã khác trên đất Tây nguyên có người Muờng ở Hòa Bình sinh sống không thấy có đình làng.Xã Hòa Thắng có người Mường ở 3 thôn 1, 2, 3 chiếm khoảng 25% dân số toàn xã. Cộng đồng người Mường ở xã Hòa Thắng vào đất Tây Nguyên từ những năm giữa của thế kỷ XX. Mỗi xóm Mường ở Hòa Bình về đây thành một Mường nằm chủ yếu ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn. Người Mường ở xã Hòa Thắng được gọi theo từng địa danh nơi họ xuất xứ ra đi gồm các địa danh Mường lớn ở Hòa Bình: Mường Pi (Bi), Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Ngoài ra còn ở các mường nhỏ trong khối các mường lớn: Mường Vó (Lạc Sơn), Mường Khang, Mường Khến, Mường Rậm, Mường Khụ, Mường Đà, Mường Chùa, Mường Hạ, Mường Mạc, Mường Dâm, Mường Giác, Mường Côốc, Mường Vát, Mường Ót, Mường Khuộn, Mường Thịnh Lang, Mường Cắt, Mường Cỏ… Những Mường có điều kiện và có số người đông hơn thì lập ra riêng cho Mường mình một ngôi đình. Hiện nay, tại xã Hòa Thắng có 7 ngôi đình: Thịnh Lang 1, Thịnh Lang 2, Đình Lạc Sơn 1, Đình Lạc Sơn 2, Mường Pi, Cao Phong, Thạch Yên. Đình Thịnh Lang gồm 2 đình, Đình 1 tọa lạc tại thôn 3, đình do người Mường ở Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình (hiện nay) xây dựng. Năm 1956, người Mường ở Hòa Thắng chưa ở đất này, họ vào Hoàng Ân (cách thành phố Pleiku hơn 30 km) làm nghề hái chè thuê cho một đồn điền của Pháp (nay là Nhà máy chè Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) lập làng và dựng đình tại đây. Tuy nhiên, ở đây được khoảng ít thời gian, thấy không hợp thổ nhưỡng, điều kiện canh tác dài lâu nên chức sắc làng mới cho dân di cư về xã Hòa Thắng ngày nay. Họ lập làng và dựng lên những ngôi đình đầu tiên, đình đầu tiên được xây dựng là đình Thịnh Lang. Ban đầu, đình được dựng bằng tranh tre, nứa lá đơn giản, sắc phong, thần phả và nhiều tài liệu chữ Hán khác ghi chép về Thịnh Lang mang theo từ Hòa Bình để tại đình. Không may, hơn 1 năm sau đình bị cháy và thiêu rụi toàn bộ "hồn cốt” của ngôi đình. Năm 1970, đình được tu bổ lại như ngày nay nhưng địa điểm mới cách địa điểm bị cháy trước kia khoảng 100m. Đình tọa lạc tại thôn 3, xã Hòa Thắng rộng khoảng 100m2 . Đình gồm 3 gian 1 hậu cung, cột, kèo được làm bằng gỗ Thông, các cột đều được sơn mầu đỏ. Ba phía để trống (không tường), hậu cung được xây bằng gạch, mái lợp tôn giả ngói. Đình thờ thành hoàng là Tản Viên Sơn Thánh và tam vị quận công. Năm 1967, đình Thịnh Lang 2 được tách ra từ đình Thịnh Lang 1. Đình được tách ra vì dân Mường Thịnh Lang tại thôn 1 đi lên đình quá xa, đường đi có nhiều thú dữ rất nguy hiểm, hơn nữa ở thôn 3 người Mường Thịnh Lang lại quá đông nên xin xây mới một ngôi đình tương tự cách 2km về phía Đông Nam. Đình tọa lạc tại Thôn 1, ban đầu đình làm bằng tranh tre nứa lá đơn giản. Cấu tạo đình, nội dung thờ tự cũng tương tự như đình Thịnh Lang 1. Những năm gần đây, đình được tu bổ lại rất khang trang 3 phía được xây bịt kín, sân rộng trên 300m2 rất bề thế. Nằm tại thôn 3, đình Cao Phong được xây vào năm 1957, tuy không phải là ngôi đình to, bề thế, xong hai cây thông cổ thụ trước cửa đình và 9 cây hoa đại (chăm pa) lớn lại là điểm nhấn cho sự thâm nghiêm, cổ quý của ngôi đình. Ban đầu, đình làm bằng tranh tre, nứa lá đơn sơ mộc mạc. Đến năm 2000 - 2003, đình mới được phục dựng xây lại khang trang, gồm nhà hậu cung, nhà tiền tế, mái đình lợp tôn không trang trí, đình thờ Tản Viên Sơn Thánh. Cũng nằm trên thôn 3, đình Thạch Yên (của người Mường tại Yên Thượng, Yên Lập, huyện Cao Phong) được xây dựng vào năm những năm giữa của thế kỷ XX và được tu sửa lại vào năm 2003-2004. Đình được xây dựng đơn giản là ngôi nhà để thông 2 phía rộng trên 50m2 trên 1 mảnh đất rộng và bằng phẳng. Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh và 2 vị thành hoàng của Mường Úi, Mường Đau (Lạc Sơn).Tương tự như đình Thịnh Lang, đình Lạc Sơn cũng được chia làm 2. Đình Lạc Sơn 1 tọa lạc tại thôn 2. Đình được xây năm 1959 và được tu sửa năm 1999. Đình rộng gần 50m2, xung quanh xây bịt kín. Đình Lạc Sơn 1 thờ Quốc mẫu Hoàng Bà, Tản Viên sơn thánh, Thành hoàng đất nước. Đình Lạc Sơn 2 được tách ra từ Đình Lạc Sơn 1 khoảng năm 1963- 1964, nằm cách đình Lạc Sơn 1 khoảng 1 km về phía Đông, đình nhỏ khoảng 24-25m2 nhưng lại tọa lạc trên mảnh đất khá rộng trên 1.000 m2, sự chia tách cũng do nguyên nhân số dân Mường Lạc Sơn ngày càng đông lên. Năm 1973, đình bị cháy, đến năm 2003 mới được phục dựng lại và tồn tại cho đến ngày nay. Đình Lạc Sơn 2 cũng thờ thành hoàng tương tự như đình 1, các ngày việc của đình cũng giống nhau.Nổi tiếng linh thiêng phải nói đến đình Mường Pi. Đình tọa lạc tại thôn 3 của xã. Đình trông cổ kính và thâm nghiêm vì khuôn viên đình có cây đa cổ thụ gốc, rễ sù sì. Được xây dựng từ năm 1963, ban đầu cũng bằng tranh tre, nứa lá đơn giản nhưng kết cấu kiến trúc thì vẫn đầy đủ gồm nhà hậu cung nhà tiền tế. Sau này, đình mới được xây dựng lại bằng nhà xây bán kiên cố, mái lợp tôn. Thủ nhang đình Mường Pi cho chúng tôi biết: Không rõ thành hoàng thờ tại đình là ai, lý do được đưa ra là không dám gọi tên húy của các ngài, rồi qua nhiều thế hệ nhân dân quên mất tên của thành hoàng. Chỉ biết rằng khi khần thì gọi tên "Hai anh em nhà Hoàng Khang Quang đại lệnh” là thành hoàng tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình ngày nay.Không có nơi nào trong một xã lại có nhiều ngôi đình như ở xã Hòa Thắng. Bảy ngôi đình chưa kể 1-2 ngôi đền khác. Mỗi đình một vẻ như đều xây dựng tương đối giống nhau về mặt kiến trúc, đơn giản và gần gũi, lấy mầu đỏ làm mầu chủ đạo. Đình không được trạm trổ cầu kỳ như các đình của người Kinh, nhưng chắc chắn bề thế hơn các đình Mường tại Hòa Bình. Thành hoàng thường thờ Thánh Tản Viên, họ tôn kính coi Thánh Tản Viên như vua Mường (Vua Pa ví) và mẹ của đức Thánh Tản: Quốc Mẫu Hoàng Bà. Cũng giống như người Mường ở quê nhà Hòa Bình (trong 82 di tích đình của tỉnh Hòa Bình có tới 37 đình thờ Tản Viên Sơn Thánh. Một số lớn khác được thờ mẹ của ngài: Như đình Miếu, xóm Lũy, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc; đình Cổi, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình…).Ở làng người Việt (có thể có nhiều xóm) hoặc làng của người Mường ở Hòa Bình mỗi làng chỉ có một ngôi đình, có khi vài làng mới có một đình. Đình ở Hòa Thắng mọc lên dày đặc, 3 xóm của người Mường ở Hòa Thắng chiếm 25% dân số của xã có đến 7 ngôi đình và vài ba ngôi đền là một điều lạ, đã vượt qua nhận thức truyền thống. Đơn giản vì người Hòa Thắng đến đây từ nhiều Mường khác nhau, mỗi Mường tập trung thành một cụm. Mỗi ngôi đình đại diện cho một vùng Mường chứ không dừng lại là điểm tập trung tín ngưỡng như lý thuyết thông thường chúng ta đang hiểu trong các ngôi đình phổ biến hiện nay. Họ làm đình với ý niệm tâm linh ngưỡng vọng về quê cha, đất mẹ.Từ những mảng văn hóa truyền thống còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay, từ những ngôi đình ngưỡng vọng mà lễ hội dân gian được thực hành trong trí nhớ nhưng vẫn giữ được tính "nguyên bản" hầu hết không có sự biến đổi nào từ 50 năm qua, cho thấy sự bảo tồn di sản của những người xa xứ dường như tốt hơn nơi quê gốc. Chứng kiến lễ hội và những hoạt động văn hóa tín ngưỡng của các ngôi đình Mường ở nơi này mới cảm nhận được cái gốc cổ Mường chưa bị văn hóa hiện đại can thiệp vào di sản, đúng là phải "Đi xa để tìm gần”. Lê Quốc Khánh (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh) Trở về đầu trang Đình người Mường Tây Nguyên Buôn Mê Thuột 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10