Độc đáo con đường đá xanh gần 100 tuổi tại làng Phù Lưu Độc đáo con đường đá xanh gần 100 tuổi tại làng Phù Lưu Con đường lát đá xanh là một trong những kiến trúc cổ riêng có của làng Phù Lưu xưa - Nay là khu phố Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn. Trải qua gần 100 năm, con đường đá vẫn gần như vẹn nguyên. Phù Lưu là khu phố cổ của vùng Kinh Bắc. Nơi đây còn có dáng dấp của vùng đất cổ, nổi tiếng với phiên chợ Giầu. Theo các cụ cao niên trong khu phố cho biết, ban đầu dự án đường làng đá xanh là của làng Đình Bảng (Từ Sơn), nhưng làng Đình Bảng dừng kế hoạch này. Chính cụ Hoàng Thụy Chi, Tổng đốc Bắc Giang, người làng Phù Lưu, đã đứng ra vận động dân làng quyên góp để xây con đường này. Tổng chiều dài của con đường độc đáo này còn khoảng 1.700 m. Đá xanh được chuyển từ Đông Triều, Quảng Ninh về. Thời đó, tiền mua và chi phí lát một viên đá xanh mất 5 hào, tương đương khoảng 30 kg gạo. Trục đường chính gồm 4 hàng đá, mỗi viên có kích thước 50x50 cm. Hai bên lát gạch đỏ, một hàng xếp ngang, 2 hàng xếp nghiêng chụm đầu kiểu xương cá. Ngoài đường cái quan, những con đường nhỏ (ngõ) chỉ được lát hàng đá 2 viên. Tất cả những con đường được lát đá đều là dạng đường thoát. Các đường chỉ lát gạch đỏ là đường cụt. Khách theo con đường lát đá sẽ đi được quanh làng rồi có thể đi ra bằng 6 cổng. Xưa kia, người làng Phù Lưu còn trồng lúa thì đường làng dùng để phơi rơm phơi thóc ngày mùa, thóc sạch không bao giờ bị dính đất. Giờ không còn phơi thóc, đi trên con đường đá xanh sạch, nhẵn bóng vẫn là điều thú vị. Con đường đá xanh được thi công theo lẽ tự nhiên của mô đất, chỗ nào thấp thì đặt đá thấp, chỗ cao đặt cao. Lòng đường chịu lực nhô cao, rồi thoai thoải sang hai bên. Trời mưa, nước tự rút mà không cần hệ thống tiêu thoát. Từ năm 1949 đến 1954, nơi đây bị Pháp chiếm đóng. Xe cơ giới, xe quân sự của địch đi lại nhiều, làm con đường hư hỏng đáng kể. Năm 2007, một số ý kiến đưa ra nên thay bằng con đường rải nhựa mới, song đa số người dân kịch liệt phản đối. Họ muốn giữ lại con đường đá xanh đẹp, độc nhất và trường tồn này. Chính quyền đã cho sửa sang lại con đường, tháo dỡ một số đoạn hư hỏng nặng. Số viên đá thừa được mang ra lát ở cổng đình. Phù Lưu còn là một làng có truyền thống khoa bảng. Nơi đây đã sinh ra nhiều tên tuổi lớn như nhà báo Hoàng Tích Chu, nhà văn Kim Lân, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sĩ Hồ Bắc, họa sĩ Thành Chương, giáo sư sử học Phạm Xuân Nam, giáo sư ngữ văn Chu Xuân Diên, giáo sư toán học Hồ Bá Thuần… Đến Phù Lưu có cảm giác như đi giữa một thành phố nhỏ, nhà cửa san sát, sầm uất. Những chợ lớn, cầu hàng ngày xưa không còn nữa nhưng vẫn lưu lại trong các địa danh đường làng, ngõ xóm. Phù Lưu còn có tên gọi khác là làng Giàu, làng gần chợ, gần đường lớn của tỉnh, nhiều người buôn bán, vì thế người dân dễ thu nạp được nhiều điều mới mẻ. Năm 1933, dân làng Phù Lưu khởi công xây dựng con đường đá đồng thời cũng trùng tu đình làng, thay nền gỗ bằng nền đá giống với đường làng; xây nhà văn chỉ và hương học đường (trường học của làng). Văn Đức Nguồn: Bắc Ninh TV 524 Con đường lát đá xanh là một trong những kiến trúc cổ riêng có của làng Phù Lưu xưa - Nay là khu phố Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn. Trải qua gần 100 năm, con đường đá vẫn gần như vẹn nguyên. Phù Lưu là khu phố cổ của vùng Kinh Bắc. Nơi đây còn có dáng dấp của vùng đất cổ, nổi tiếng với phiên chợ Giầu. Theo các cụ cao niên trong khu phố cho biết, ban đầu dự án đường làng đá xanh là của làng Đình Bảng (Từ Sơn), nhưng làng Đình Bảng dừng kế hoạch này. Chính cụ Hoàng Thụy Chi, Tổng đốc Bắc Giang, người làng Phù Lưu, đã đứng ra vận động dân làng quyên góp để xây con đường này. Tổng chiều dài của con đường độc đáo này còn khoảng 1.700 m. Đá xanh được chuyển từ Đông Triều, Quảng Ninh về. Thời đó, tiền mua và chi phí lát một viên đá xanh mất 5 hào, tương đương khoảng 30 kg gạo. Trục đường chính gồm 4 hàng đá, mỗi viên có kích thước 50x50 cm. Hai bên lát gạch đỏ, một hàng xếp ngang, 2 hàng xếp nghiêng chụm đầu kiểu xương cá. Ngoài đường cái quan, những con đường nhỏ (ngõ) chỉ được lát hàng đá 2 viên. Tất cả những con đường được lát đá đều là dạng đường thoát. Các đường chỉ lát gạch đỏ là đường cụt. Khách theo con đường lát đá sẽ đi được quanh làng rồi có thể đi ra bằng 6 cổng. Xưa kia, người làng Phù Lưu còn trồng lúa thì đường làng dùng để phơi rơm phơi thóc ngày mùa, thóc sạch không bao giờ bị dính đất. Giờ không còn phơi thóc, đi trên con đường đá xanh sạch, nhẵn bóng vẫn là điều thú vị. Con đường đá xanh được thi công theo lẽ tự nhiên của mô đất, chỗ nào thấp thì đặt đá thấp, chỗ cao đặt cao. Lòng đường chịu lực nhô cao, rồi thoai thoải sang hai bên. Trời mưa, nước tự rút mà không cần hệ thống tiêu thoát. Từ năm 1949 đến 1954, nơi đây bị Pháp chiếm đóng. Xe cơ giới, xe quân sự của địch đi lại nhiều, làm con đường hư hỏng đáng kể. Năm 2007, một số ý kiến đưa ra nên thay bằng con đường rải nhựa mới, song đa số người dân kịch liệt phản đối. Họ muốn giữ lại con đường đá xanh đẹp, độc nhất và trường tồn này. Chính quyền đã cho sửa sang lại con đường, tháo dỡ một số đoạn hư hỏng nặng. Số viên đá thừa được mang ra lát ở cổng đình. Phù Lưu còn là một làng có truyền thống khoa bảng. Nơi đây đã sinh ra nhiều tên tuổi lớn như nhà báo Hoàng Tích Chu, nhà văn Kim Lân, NSND Nguyễn Đăng Bẩy, nhạc sĩ Hồ Bắc, họa sĩ Thành Chương, giáo sư sử học Phạm Xuân Nam, giáo sư ngữ văn Chu Xuân Diên, giáo sư toán học Hồ Bá Thuần… Đến Phù Lưu có cảm giác như đi giữa một thành phố nhỏ, nhà cửa san sát, sầm uất. Những chợ lớn, cầu hàng ngày xưa không còn nữa nhưng vẫn lưu lại trong các địa danh đường làng, ngõ xóm. Phù Lưu còn có tên gọi khác là làng Giàu, làng gần chợ, gần đường lớn của tỉnh, nhiều người buôn bán, vì thế người dân dễ thu nạp được nhiều điều mới mẻ. Năm 1933, dân làng Phù Lưu khởi công xây dựng con đường đá đồng thời cũng trùng tu đình làng, thay nền gỗ bằng nền đá giống với đường làng; xây nhà văn chỉ và hương học đường (trường học của làng). Văn ĐứcNguồn: Bắc Ninh TV Trở về đầu trang Phù Lưu làng cổ đường đá cổ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10