• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ Việt Nam
    • Phong tục tập quán
    • Tín ngưỡng - Tâm linh
    • Tết Việt Nam
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Chuyện lạ

Độc đáo đền thờ hơn 25.000 con chuột được cung phụng như "Ông hoàng"

750
Hàng chục nghìn con chuột ở khắp nơi trong đền, chạy qua chân của du khách. Những con chuột ở đây được bảo vệ, chăm sóc và cung phụng như "ông hoàng".
Đền Karni Mata có lẽ là điểm đến phổ biến nhất ở Bikaner, Ấn Độ. Hiện đây là nơi cư trú của khoảng 25.000 con chuột đen. Bởi vậy, người dân và du khách vẫn quen gọi bằng cái tên dân dã hơn "đền Chuột".
Đền Chuột cách thủ đô New Delhi chừng 30 phút đi ô tô. Nhìn bên ngoài, đền thờ không có gì khác lạ so với nhiều ngôi đền khác trên khắp Ấn Độ. Nhưng nếu tinh ý, ngay từ những họa tiết chạm trổ bên ngoài, du khách sẽ thấy có nhiều hình ảnh chuột bên ngoài cổng bước vào đền.
 
 Nếu như ở nhiều nơi khác, chuột bị coi là động vật gây hại cần được tiêu diệt, thì tại đền Karni Mata, chúng được chăm sóc, bảo vệ và cung phụng như những "Ông hoàng". Tại ngôi đền này, loài chuột được con người tôn sùng, không bao giờ giết bỏ. Người dân địa phương tin rằng, sau khi qua đời sẽ được tái sinh thành những con chuột trong đền.
Trên thực tế, ngôi đền này thờ nữ thần Karni Mata hóa thân của nữ thần sức mạnh và chiến thắng. Đền xây dựng vào năm 1900. Du khách sẽ thấy hình ảnh của nữ thần này khi bước vào thánh đường bên trong.
 
 Chuyện kể rằng con trai út của nữ thần Karni Mata không may bị chết đuối. Quá đau khổ, nữ thần đã cầu khẩn Thần chết Yama hồi sinh con trai mình. Ban đầu, thần Yama từ chối nhưng tình mẫu tử của người mẹ khiến Thần chết cảm động và tái sinh con trai nữ thần Karni Mata thành chuột.
 
 Người dân hay du khách tới đền thường mang theo thức ăn cho chuột. Ngoài ra, chúng thường xuyên được uống sữa. Đôi khi, người hành hương còn ăn chung phần ăn với chuột vì cho rằng thức ăn do chúng gặm được coi là vinh dự. Người ta còn thiết kế nơi trú ngụ cho chuột và làm lưới sắt rào chắn cẩn thận để chúng không bị động vật bên ngoài tấn công.
 
 Trong số hàng chục nghìn chuột đen sống tại đền, vài con lại có bộ lông trắng muốt, được coi là đặc biệt linh thiêng. Người hành hương tin rằng, đó chính là hóa thân của nữ thần Karni Mata và con trai. Bởi vậy, nếu ai vô tình bắt gặp những con chuột bạch được coi là gặp phước lành.
Theo Hoàng Hà (Dân trí)
 
Trở về đầu trang
   Đền Karni Mata đền thờ chuột nữ thần Karni Mata
0   Tổng số:

Các tin khác

  • Du lịch đen: Đặt vé đi trải nghiệm chiến tranh 55
  • Tour Nga trở lại, giá hơn 50 triệu đồng 102
  • Cuộc đời bí ẩn của 'công chúa tình báo' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam 166
  • Bắc Ninh khai quật khẩn cấp 2 thuyền cổ được phát hiện dưới lòng ao 199
  • Chuyện 'chim hạc về trời' ở đền Cuông 255
  • Cây đa cổ thụ 13 gốc lớn nhất Việt Nam 479
  • Ấn Độ: Lễ hội lớn nhất thế giới dự kiến thu hút hơn 350 triệu người tham gia 235
  • Khách Tây sang Việt Nam du lịch, thích thú nhổ cỏ, nấu cám lợn, dắt trâu đi cày 226
  • Chiêm ngưỡng mẫu thiết kế khinh khí cầu kết hợp du thuyền độc đáo 249
  • Siêu du thuyền 600 tỷ đồng được canh phòng ở Hạ Long 383
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Kể chuyện du lịch Lâm Đồng qua những khung hình

    150
  • Gốm Bắc Ninh "du lịch" Nhật Bản

    147
  • Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái làng nghề Bát Tràng

    139
  • Lần đầu tiên du thuyền 5 sao khởi hành từ Việt Nam đưa khách tới Singapore

    130
  • Tận dụng tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng

    114

- Trang thông tin du lịch
- Email: didulich.net@gmail.com
 

© 2025 Trang thông tin du lịch