Một nhà khảo cổ học người Nga đã giải được loại mật mã bí ẩn 800 năm
tuổi của người Maya. Nhờ đó nội dung của một quyển sách xa xưa thuộc về
nền văn minh cổ đại này đã được tiết lộ.
Cổ thư Dresden là
cuốn sách cổ nhất thuộc về nền văn hóa Maya, dự đoán xuất hiện từ thế kỷ
thứ 13. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Dresden, Đức và chứa đựng một
thứ ký tự đã tồn tại lâu đời. Nội dung của cổ thư kể lại một số nét về
nền lịch sử địa phương và ghi lại các bảng thiên văn học. Nó là một
trong bốn cổ thư duy nhất sống sót qua thời của Tòa Án Dị Giáo Tây Ban
Nha, phần còn lại của văn hóa Maya đã bị phá hủy hoàn toàn.
Cổ thư Dresden
Với loạt phim tài liệu "Bí Ẩn Khảo Cổ Học" do Amazon Prime phát hành, quá trình giải đáp bí ẩn xa xưa này đã được đem ra ánh sáng.
Loạt phim giải thích: "Hủ tục hi sinh mạng sống con người đã được mô tả bởi Bishop Diego de Linda, một người Tây Ban Nha sinh sống ở thế kỷ 16".
"Chính
ông ta đã gây ra rất nhiều tội ác chỉ vì cố gắng chuyển đổi dân địa
phương sang đạo Kitô. Trong số đó, có một nghi thức được gọi là
auto-da-fé, hay thiêu xác công cộng của Mani, được viết lại bên trong
các cổ thư đã bị thiêu hủy. Người Maya là một trong những con người đầu
tiên của Tân Thế Giới ghi lại sử sách, bắt đầu từ những năm 50 TCN".
Auto-da-fé (Thiêu xác công cộng)
Anh ta thêm: "Nhưng hiện tại, chỉ có bốn trong hàng ngàn quyển sách tượng vẫn còn tồn tại - một cuốn chính là cổ thư Dresden".
"Sách
Maya dược làm từ vỏ cây sung, gấp lại thành hình cây đàn phong cầm. Mặc
dù thời đó, ai cũng có thể viết, nhưng chỉ các tu sĩ mới được quyền
biên soạn sách và đọc các thánh thư linh thiêng".
"Khó khăn
lớn nhất trong việc giải mã ký tự Maya nằm ở việc giải nghĩa các biểu
tượng. Chúng dựa trên một hệ thống kết nối các yếu tố tượng thanh và tư
tưởng. Đó là một hệ thống phức tạp nhưng vẫn được giải mã bởi nhà khảo
cổ người Nga Yuri Knorozov. Ông đã xuất bản quyển sách về ngữ pháp Maya
vào năm 1950".
Bốn quyển Cổ thư của văn hóa Maya
Phương pháp giải mã của ông Knorozov dựa trên bảng chữ cái De Landa, sau
này được các nhà học giả kế thừa vào những năm 80. Cùng nhau, họ đã xác
nhận được cổ thư Dresden chứa các bảng thiên văn học. Trong đó, bảng
sao Kim và Mặt Trăng đã được nhận ra bởi những nhà nghiên cứu. Bảng Mặt
Trăng có nhiều khoảng tương quan với thời gian nhật thực, còn bảng sao
Kim thì tương quan với sự di chuyển của sao Kim trên bầu trời.
Nền thiên văn học của văn minh Maya
Cổ thư còn chứa đựng lịch trình các nghi thức và đưa ra một chu kỳ
lịch có 260 ngày bao gồm các sự kiện hoàng gia Maya quan trọng. Ngoài ra
nó còn ghi lại thông tin về một số nghi lễ truyền thống vào năm mới của
người Maya và nhắc đến thần mưa Chaac 134 lần.
Văn hóa Maya là
một nền văn minh nổi tiếng nhờ kiến trúc, toán học và niềm tin vào thiên
văn. Nó đã tồn tại từ những năm 2000 TCN, với nhiều kiến trúc đồ sộ vẫn
còn đứng vững ở các khu rừng của Guatemala, phía Nam Mexico, Belize và
phía tây Honduras.
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/UPpAXUpKOrM" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
Hang động bên dưới di tích Chichen Itza
Trưởng đội khảo cổ học Guillermo De Anda đã phát biểu: "Hang động
này sẽ giúp chúng ta viết lại lịch sử của thành phố cổ đó. Chúng tôi đã
tìm ra rất nhiều lễ vật vẫn còn trong tình trạng tốt, cứ như chỉ mới vừa
bị vứt đi bởi người Maya ngày hôm qua vậy".
"Tại sao bọn
họ lại đi vào những hang động này? Nơi đây là địa điểm mà những người
trần tục, vốn sinh sống trên mặt đất, sẽ không bao giờ đặt chân đến.
Chúng tôi tin rằng họ đã cố gắng gọi vị thần nước hiển linh nhằm cầu mưa."
Balamka
được khám phá lần đầu vào năm 1966, nhưng hang động đã bị niêm phong
bởi nhà khảo cổ học tên Victor Pinto, người khẳng định rằng không có vật
liệu đáng giá để khảo cổ nào tồn tại phía dưới.
Hang động vẫn bị
niêm phong sau hơn nửa thế kỷ, tới khi nó được mở lại vào năm 2018 bởi
ông De Anda và đội điều tra đến từ Dự Án Tầng Chứa Nước Maya. Họ vốn
định điều tra nguồn nước bên dưới di tích Chichen Itza. Nhưng thay vào
đó, họ lại tìm được rất nhiều cổ vật lịch sử.
Theo ExpressUK