Hành trình khám phá hơn 125 quốc gia của người đàn ông mù Hành trình khám phá hơn 125 quốc gia của người đàn ông mù Ghé thăm hơn 125 nước, đặt chân đến 7 lục địa của Trái Đất trong khi không nhìn thấy và bị khiếm thính nặng là những điều đặc biệt mà Tony Giles đã làm được trong gần 20 năm qua Tony Giles, người đàn ông 39 tuổi, đến từ miền tây nam nước Anh, đã ghé thăm hơn 125 quốc gia trên thế giới, trong khi hoàn toàn không nhìn thấy gì và khiếm thính 80%. Ước mơ khám phá thế giới ngay khi bị mù hoàn toàn Ngay từ khi sinh ra, Tony đã mắc bệnh về mắt, năm 6 tuổi, anh mất đi khả năng nghe. Đến khoảng năm 10 tuổi, anh bị mù hoàn toàn. Thế nhưng, anh đã học cách đi du lịch một mình và đặt ra mục tiêu ghé thăm mọi quốc gia trên thế giới, vì đó là "thách thức lớn nhất đối với một người mù". Tony từng theo học tại 2 ngôi trường dành cho người khiếm thị là Exhall Grange School ở Coventry. Sau đó, anh học tại trường Royal National College for the Blind ở Hereford, nơi Tony nói rằng mình đã học tất cả các kỹ năng cần thiết để có một cuộc sống độc lập. Đến nay, Tony đã đặt chân tới tất cả 7 lục địa trên Trái Đất và là tác giả của 2 cuốn sách với bút danh "Tony The Traveler". Tony Giles, người đàn ông 39 tuổi, bị mù và khiếm thính nặng đã ghé thăm hơn 125 quốc gia. Anh dự định dùng cả cuộc đời để đi du lịch khắp thế giới. Ảnh: Independent.Chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên của Tony là đến New Orleans vào tháng 3/2000. Gần đây nhất, Tony đã có chuyến đi kéo dài 7 tuần, qua sa mạc Wadi Rum ở Jordan bằng lạc đà, sau đó ghé thăm Petra, một trong 7 kỳ quan của thế giới.Chia sẻ về chuyến đi đầu tiên, Tony nói: "Việc đến New Orleans khiến tôi nhận ra bản thân có thể đi du lịch một mình". Ban đầu anh đã lo lắng và không biết mình cần phải làm gì, nhưng sau đó, mọi chuyện đã diễn ra tốt đẹp và tại đây, anh đã có gần 10 ngày vui vẻ và thoải mái. Sau chuyến đi đầu tiên, Tony quyết định dành thời gian của mình cho những chuyến du lịch.Vào khoảng giữa năm 2001 và 2002, Tony đã có 5 tháng du lịch đến Australia, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam. Không chỉ là hành trình khám phá, năm 2009, trong chuyến đi đến Hy Lạp, Tony đã gặp được bạn gái Tatiana, một người phụ nữ khiếm thị sống ở Athens. Ảnh chụp Tony Giles tại một chợ nổi ở Banjarmasin, Nam Kalimantan, Indonesia. Ảnh:Telegraph.Ghi nhớ, học cách nói những câu bản địa cơ bản để tránh bị lạcKhông giống những người đi du lịch thông thường có thể nhìn ngắm xung quanh. Tony khám phá các điểm đến bằng cách cảm nhận và chạm vào mọi thứ. Anh thường đi bộ để cảm nhận sự thay đổi xung quanh, ngay cả bề mặt dưới chân từ sỏi, đường nhựa, đá cuội đến bê tông hay cẩm thạch.Tony chia sẻ: "Tôi có thể cảm nhận được sự thay đổi về không gian khi đi bộ trên con đường mòn hẹp của một khu rừng, dẫn đến một không gian rộng mở và thấy những cơn gió chạm vào mặt tôi. Khi đến thăm các nhà thờ và bảo tàng nổi tiếng, tôi chạm vào những bức tường đổ nát của chúng và cảm nhận kết cấu và kiến trúc ở đó".Không chỉ có những trải nghiệm khám phá tại các địa điểm lịch sử, văn hóa nổi tiếng, Tony còn thử sức mình với những môn thể thao mạo hiểm. Đến nay, anh đã nhảy bungee 16 lần, nhảy dù 3 lần, và từng ngồi thuyền vượt thác ở Australia, New Zealand, Costa Rica và Zambia. Dù không thể nhìn thấy gì nhưng Tony có thể chạm vào mọi thứ để cảm nhận không khí và cuộc sống tại nơi mình đến thăm. Ảnh: Tonythetraveller.Trước mỗi hành trình, Tony nghiên cứu các điểm đến, đặt khách sạn và lên kế hoạch về hành trình. Sau đó, anh lên đường với các thiết bị cần thiết, bản đồ, sách điện tử và máy trợ thính. Khi được hỏi rằng sẽ làm gì khi bị lạc và không hiểu ngôn ngữ bản địa, Tony nói rằng mình luôn có một thẻ địa chỉ khách sạn đang ở được viết bằng ngôn ngữ địa phương, vì vậy nếu bị kẹt ở đâu đó, anh có thể gọi taxi và đưa địa chỉ để trở về nơi ở.Bên cạnh đó, trước khi ghé thăm một địa điểm bất kỳ, Tony thường cố gắng ghi nhớ những câu nói cơ bản trong ngôn ngữ bản địa và có một điều may mắn là hầu như anh luôn tìm được người biết tiếng Anh khi cần giúp đỡ.Chi phí cho những chuyến đi được Tony chi trả bằng khoản lương hưu riêng mà cha anh để lại cho anh sau khi ông mất, cùng với thu nhập có được từ 2 cuốn sách anh viết. Với nguồn kinh phí khiêm tốn, Tony luôn cố gắng hạn chế chi phí tối đa trong mỗi hành trình và thường đặt phòng tại các khách sạn bình dân cũng như sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở bất cứ nơi nào có thể. Tony nói: "Tôi di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, xe buýt và thuyền hay thậm chí là một chiếc xe kéo khi đến phía bắc Senegal”.Vượt qua nhiều khó khăn và nguy hiểmTuy nhiên, không phải chuyến đi nào của Tony cũng dễ dàng và an toàn. Vào tháng 3/2012, Tony đi qua biên giới từ Senegal vào Mali, nơi đang diễn ra những cuộc đảo chính quân sự. Tony nói: “Khi vào Mali, tôi không thấy có dấu hiệu của khách du lịch và tôi nhận thấy có điều gì đó đang xảy ra. Sau đó, tôi đến một thị trấn nhỏ và lên xe buýt đêm đến thủ đô Bamako, thế nhưng, sau một giờ, xe đã quay trở lại trạm xe buýt, đêm đó tôi phải ngủ trên ghế đá".Một lần khác, Tony bị bắt tại biên giới Ethiopia trong khi nhập cảnh từ Kenya vào cuối năm 2013. Anh bị giữ lại cùng với 20 người sau khi họ cố gắng lên một chiếc xe tải. Sang ngày hôm sau, anh được trả lại hộ chiếu và tiếp tục hành trình đi đến Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia.Năm 2008, Tony từng trải qua một ca phẫu thuật ghép thận và người hiến tặng là cha dượng của anh. Sau đó 3 tháng, anh đã tiếp tục hành trình khám phá thế giới của mình bằng chuyến đi vòng quanh nước Anh. Tony Giles chụp ảnh tại sa mạc Wahiba Sands vào tháng 3/2018. Ảnh: Tonythetraveller.Miêu tả về những hành trình của mình, Tony nói rằng việc gặp gỡ và giao lưu với những người dân địa phương giống như một cuộc trao đổi văn hóa, và đó chính là bản chất thực sự cũng như ý nghĩa của những chuyến du lịch. Việc đi và đến được những nơi mình muốn giống như đạt được một thành tựu lớn và đó chính là động lực cho những chuyến đi của Tony.Theo Oanh Vũ (Zing) 924 Ghé thăm hơn 125 nước, đặt chân đến 7 lục địa của Trái Đất trong khi không nhìn thấy và bị khiếm thính nặng là những điều đặc biệt mà Tony Giles đã làm được trong gần 20 năm qua Tony Giles, người đàn ông 39 tuổi, đến từ miền tây nam nước Anh, đã ghé thăm hơn 125 quốc gia trên thế giới, trong khi hoàn toàn không nhìn thấy gì và khiếm thính 80%. Ước mơ khám phá thế giới ngay khi bị mù hoàn toàn Ngay từ khi sinh ra, Tony đã mắc bệnh về mắt, năm 6 tuổi, anh mất đi khả năng nghe. Đến khoảng năm 10 tuổi, anh bị mù hoàn toàn. Thế nhưng, anh đã học cách đi du lịch một mình và đặt ra mục tiêu ghé thăm mọi quốc gia trên thế giới, vì đó là "thách thức lớn nhất đối với một người mù". Tony từng theo học tại 2 ngôi trường dành cho người khiếm thị là Exhall Grange School ở Coventry. Sau đó, anh học tại trường Royal National College for the Blind ở Hereford, nơi Tony nói rằng mình đã học tất cả các kỹ năng cần thiết để có một cuộc sống độc lập. Đến nay, Tony đã đặt chân tới tất cả 7 lục địa trên Trái Đất và là tác giả của 2 cuốn sách với bút danh "Tony The Traveler". Tony Giles, người đàn ông 39 tuổi, bị mù và khiếm thính nặng đã ghé thăm hơn 125 quốc gia. Anh dự định dùng cả cuộc đời để đi du lịch khắp thế giới. Ảnh: Independent.Chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên của Tony là đến New Orleans vào tháng 3/2000. Gần đây nhất, Tony đã có chuyến đi kéo dài 7 tuần, qua sa mạc Wadi Rum ở Jordan bằng lạc đà, sau đó ghé thăm Petra, một trong 7 kỳ quan của thế giới.Chia sẻ về chuyến đi đầu tiên, Tony nói: "Việc đến New Orleans khiến tôi nhận ra bản thân có thể đi du lịch một mình". Ban đầu anh đã lo lắng và không biết mình cần phải làm gì, nhưng sau đó, mọi chuyện đã diễn ra tốt đẹp và tại đây, anh đã có gần 10 ngày vui vẻ và thoải mái. Sau chuyến đi đầu tiên, Tony quyết định dành thời gian của mình cho những chuyến du lịch.Vào khoảng giữa năm 2001 và 2002, Tony đã có 5 tháng du lịch đến Australia, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam. Không chỉ là hành trình khám phá, năm 2009, trong chuyến đi đến Hy Lạp, Tony đã gặp được bạn gái Tatiana, một người phụ nữ khiếm thị sống ở Athens. Ảnh chụp Tony Giles tại một chợ nổi ở Banjarmasin, Nam Kalimantan, Indonesia. Ảnh:Telegraph.Ghi nhớ, học cách nói những câu bản địa cơ bản để tránh bị lạcKhông giống những người đi du lịch thông thường có thể nhìn ngắm xung quanh. Tony khám phá các điểm đến bằng cách cảm nhận và chạm vào mọi thứ. Anh thường đi bộ để cảm nhận sự thay đổi xung quanh, ngay cả bề mặt dưới chân từ sỏi, đường nhựa, đá cuội đến bê tông hay cẩm thạch.Tony chia sẻ: "Tôi có thể cảm nhận được sự thay đổi về không gian khi đi bộ trên con đường mòn hẹp của một khu rừng, dẫn đến một không gian rộng mở và thấy những cơn gió chạm vào mặt tôi. Khi đến thăm các nhà thờ và bảo tàng nổi tiếng, tôi chạm vào những bức tường đổ nát của chúng và cảm nhận kết cấu và kiến trúc ở đó".Không chỉ có những trải nghiệm khám phá tại các địa điểm lịch sử, văn hóa nổi tiếng, Tony còn thử sức mình với những môn thể thao mạo hiểm. Đến nay, anh đã nhảy bungee 16 lần, nhảy dù 3 lần, và từng ngồi thuyền vượt thác ở Australia, New Zealand, Costa Rica và Zambia. Dù không thể nhìn thấy gì nhưng Tony có thể chạm vào mọi thứ để cảm nhận không khí và cuộc sống tại nơi mình đến thăm. Ảnh: Tonythetraveller.Trước mỗi hành trình, Tony nghiên cứu các điểm đến, đặt khách sạn và lên kế hoạch về hành trình. Sau đó, anh lên đường với các thiết bị cần thiết, bản đồ, sách điện tử và máy trợ thính. Khi được hỏi rằng sẽ làm gì khi bị lạc và không hiểu ngôn ngữ bản địa, Tony nói rằng mình luôn có một thẻ địa chỉ khách sạn đang ở được viết bằng ngôn ngữ địa phương, vì vậy nếu bị kẹt ở đâu đó, anh có thể gọi taxi và đưa địa chỉ để trở về nơi ở.Bên cạnh đó, trước khi ghé thăm một địa điểm bất kỳ, Tony thường cố gắng ghi nhớ những câu nói cơ bản trong ngôn ngữ bản địa và có một điều may mắn là hầu như anh luôn tìm được người biết tiếng Anh khi cần giúp đỡ.Chi phí cho những chuyến đi được Tony chi trả bằng khoản lương hưu riêng mà cha anh để lại cho anh sau khi ông mất, cùng với thu nhập có được từ 2 cuốn sách anh viết. Với nguồn kinh phí khiêm tốn, Tony luôn cố gắng hạn chế chi phí tối đa trong mỗi hành trình và thường đặt phòng tại các khách sạn bình dân cũng như sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở bất cứ nơi nào có thể. Tony nói: "Tôi di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, xe buýt và thuyền hay thậm chí là một chiếc xe kéo khi đến phía bắc Senegal”.Vượt qua nhiều khó khăn và nguy hiểmTuy nhiên, không phải chuyến đi nào của Tony cũng dễ dàng và an toàn. Vào tháng 3/2012, Tony đi qua biên giới từ Senegal vào Mali, nơi đang diễn ra những cuộc đảo chính quân sự. Tony nói: “Khi vào Mali, tôi không thấy có dấu hiệu của khách du lịch và tôi nhận thấy có điều gì đó đang xảy ra. Sau đó, tôi đến một thị trấn nhỏ và lên xe buýt đêm đến thủ đô Bamako, thế nhưng, sau một giờ, xe đã quay trở lại trạm xe buýt, đêm đó tôi phải ngủ trên ghế đá".Một lần khác, Tony bị bắt tại biên giới Ethiopia trong khi nhập cảnh từ Kenya vào cuối năm 2013. Anh bị giữ lại cùng với 20 người sau khi họ cố gắng lên một chiếc xe tải. Sang ngày hôm sau, anh được trả lại hộ chiếu và tiếp tục hành trình đi đến Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia.Năm 2008, Tony từng trải qua một ca phẫu thuật ghép thận và người hiến tặng là cha dượng của anh. Sau đó 3 tháng, anh đã tiếp tục hành trình khám phá thế giới của mình bằng chuyến đi vòng quanh nước Anh. Tony Giles chụp ảnh tại sa mạc Wahiba Sands vào tháng 3/2018. Ảnh: Tonythetraveller.Miêu tả về những hành trình của mình, Tony nói rằng việc gặp gỡ và giao lưu với những người dân địa phương giống như một cuộc trao đổi văn hóa, và đó chính là bản chất thực sự cũng như ý nghĩa của những chuyến du lịch. Việc đi và đến được những nơi mình muốn giống như đạt được một thành tựu lớn và đó chính là động lực cho những chuyến đi của Tony.Theo Oanh Vũ (Zing) Trở về đầu trang người mù di lịch Wahiba Sands khám phá 125 quốc gia của người đàn ông mù 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10