Kỷ nhân sinh Anthropocene và những vết thương con người rạch vào Đất Mẹ Kỷ nhân sinh Anthropocene và những vết thương con người rạch vào Đất Mẹ Cuộc cách mạng kỹ thuật đã biến tất cả chúng ta thành những con virus. Chúng ta tiêu thụ tất cả các sinh vật sống và làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên Trái Đất. Norilsk là một thành phố công nghiệp được thành lập vào năm 1920 dưới thời Liên Bang Xô Viết. Cách Bắc Cực chỉ khoảng 200 dặm, thành phố này có 2 tháng mùa đông hoàn toàn chìm trong bóng tối. Norilsk cũng giữ những kỷ lục vô cùng khắc nghiệt: là thành phố cận cực Bắc nhất, lạnh nhất và ô nhiễm nhất của Liên Bang Nga bây giờ. Nhưng tại sao 175.000 cư dân của Norilsk vẫn chọn sống dưới những cơn mưa axit và bầu không khí ô nhiễm của thành phố vừa cũ kỹ vừa lạnh lẽo này? Bên trên bầu trời Norilsk một ngày mùa đông. Hóa ra, thứ "sưởi ấm" cho họ là những đồng đô la kiếm được từ việc bán palladium, một khoáng chất được sử dụng để làm nên những chiếc điện thoại di động. Palladium hiện có giá 970 USD/ounce, và bên dưới Norilsk người ta đã tìm ra một mỏ palladium- đồng- niken có trữ lượng lớn nhất thế giới. *** Norilsk chỉ là một trong những nơi xa xôi mà nhiếp ảnh gia người Canada Edward Burtynsky từng đặt chân tới. Trong hơn 40 năm sự nghiệp của mình, Burtynsky luôn bị ám ảnh bởi những vết sẹo mà hoạt động công nghiệp của con người đã rạch vào Đất Mẹ. Edward Burtynsky tại một mỏ than lộ thiên ở Hambach, Đức. Đó là các mỏ than đá, những đường hầm khai thác đồng, nhà máy lọc dầu, những vựa muối và cả đất hoang lẫn với rừng trọc... Tất cả đều được nhiếp ảnh gia người Canada chụp lại trên những khung hình khổ lớn. Qua các bức ảnh của Burtynsky, chúng ta có thể thấy rõ quy mô của những vết thương mà cảnh quan thiên nhiên đang phải chịu đựng trong Kỷ nhân sinh Anthropocene, thời đại những sinh vật được gọi là "con người" thống trị Trái Đất. Kỷ nhân sinh và những vết sẹo con người rạch vào Đất Mẹ "Anthropocene" là một thuật ngữ do nhà hóa học khí quyển đoạt giải Nobel Paul Crutzen đặt ra vào năm 2000, để mô tả điều mà ông và một số nhà khoa học khác coi là một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới. Nó được gọi là Kỷ nhân sinh, hay kỷ nguyên của loài người bắt đầu tính từ sau Cách mạng Công nghiệp. Anthropocene đặc trưng bởi sự thay đổi vĩnh viễn của cảnh quan thiên nhiên và thế giới tự nhiên dưới bàn tay con người, một sự thay đổi không thể đảo ngược. Chino là một mỏ đồng lộ thiên ở Thành phố Silver, New Mexico, Mỹ. Nó có bán kính rộng tới 3km và đã được khai thác trong hơn 100 năm qua. "Trong 12.000 năm qua, chúng ta đã ở trong kỷ nguyên Holocene, theo sau kỷ băng hà cuối cùng và chứng kiến sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nhưng bây giờ chúng ta đang đưa hành tinh bước sang một kỷ nguyên mới", Burtynsky nói. Với ông, Kỷ Nhân sinh bắt đầu từ sau cách mạng công nghiệp khi con người phát minh ra đầu máy hơi nước. Một số nhà khoa học có thể cho rằng Anthropocene bắt đầu từ năm 1945, sau những cuộc thử nghiệm bom nguyên tử. Thế nhưng, họ đều có đồng quan điểm cho rằng con người đang tàn phá tự nhiên một cách khủng khiếp để có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển giống nòi của mình. Đường cao tốc Santa Ana ở Los Angeles, California, Mỹ. Đối với Burtynsky đây là một mô hình ngoại ô thành phố điển hình, nơi tất cả mọi người đều phụ thuộc vào ô tô mới có thể di chuyển tới nơi làm việc. "Cuộc cách mạng kỹ thuật đã biến tất cả chúng ta thành những con virus. Chúng ta tiêu thụ tất cả các sinh vật sống và làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên Trái Đất", Burtynsky nói. Để chứng minh cho luận điểm đó, ông đã dành hàng chục năm để đi đến những nơi mà hệ sinh thái bị tàn phá nặng nề nhất trên thế giới: một khu rừng trọc ở Borneo, các hầm chứa dầu dọc theo châu thổ sông Niger, xa lộ Santa Ana ở Los Angeles, thành phố cấm địa Norilsk ở cận Cực Bắc... Một mỏ dầu ở Niger Delta, Nigeria, nơi dầu thô được khai thác và chưng cất bất hợp pháp. Tất cả các khung cảnh đều được Burtynsky khai thác từ góc nhìn rộng lớn. Và ông ấy đã theo đuổi điều này trước cả thời đại của những chiếc flycam và drone chụp ảnh. Từ năm 2003, Burtynsky đã chụp những bức ảnh của mình bằng trực thăng. Sau đó, ông mới chuyển sang một chiếc drone được đặt hàng riêng với độ phân giải cực lớn để có thể in được ra những tấm ảnh khổ lớn 9x18 feet. "Chụp từ trên không cho phép tôi nắm bắt được quy mô của những dấu chân người theo cách mà bạn không thể làm từ mặt đất", Burtynsky nói. Một khu rừng tràm ở Malaysia. Là nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất Canada, các tác phẩm của Burtynsky đã được mua lại và trưng bày tại hơn 60 bảo tàng trên khắp thế giới. Mặc dù tất cả chúng đều là những tấm ảnh tuyệt đẹp, Burtynsky chống lại ý tưởng rằng ông đang thẩm mỹ hóa sự tàn phá môi trường của con người. "Một hình ảnh được treo trên tường trong một hội chợ nghệ thuật mà không có bối cảnh là một điều nguy hiểm", ông thừa nhận. Do đó, trong những năm gần đây, Burtynsky đã hợp tác với hai nhà làm phim Jennifer Baichwal và Nicholas de Pencier để thực hiện một bộ phim tài liệu có tên là "ANTHROPOCENE: The Human Epoch": ANTHROPOCENE- THE HUMAN EPOCH Trailer Bộ phim được mô tả là một "trải nghiệm thiền định thông qua điện ảnh", cho phép khán giả đắm mình vào sự thay đổi của hành tinh dưới bàn tay con người và những guồng máy khổng lồ của công nghiệp. "Một khi xem nó, bạn sẽ hiểu mỗi một tấm hình trong này đều nói lên những gì chúng ta đang làm với hành tinh của mình", Burtynsky nói. Khi đào sâu xuống đất làm lộ thiên những thứ kim loại quý, những túi nhiên liệu hóa thạch hay một vỉa khoáng vật niên đại ngàn năm, chúng ta lại xé đi một trang sử Trái Đất. Từng thứ vật chất được lấy lên khỏi tầng sâu đều kể lại một quá khứ bi hùng của núi lửa nóng, kỷ băng hà lạnh, những vùng rừng nhiệt đới đẫm màu xanh hay những tương tác giữa Trái Đất và các thiên thể không tên tuổi. Mất hàng triệu năm để số vật chất quý mới lắng xuống, kết tinh thành khoáng vật nhưng chỉ bằng máy móc và chất nổ, ta gỡ bỏ quá khứ chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Kể từ ngày biết tới số của cải bất tận (?) nằm dưới lòng đất, trí tò mò và động lực phát triển xã hội đã thôi thúc con người đào sâu xuống thế giới bí ẩn. Không sai khi khẳng định việc khai khoáng làm nên thế giới hiện đại ta đang biết, nhưng ta không hay ảnh hưởng của khai khoáng tới thiên nhiên nặng nề mức nào. Có lẽ khi nhìn vào những vết sẹo mà Kỷ Nhân sinh để lại trên bề mặt Trái Đất, họa chăng ta sẽ bỏ chút thời giờ suy nghĩ về những món đồ mình có trong tay. Từ những dòng chữ đang hiện trên màn hình tới những đường truyền dữ liệu vô hình đưa tín hiệu từ Trái Đất lên quỹ đạo, tất cả đều khả thi nhờ có những thứ kim loại quý mới thức dậy khỏi giấc ngủ ngàn năm. Đâu đó trên Trái Đất này, từng đợt chuông báo thức tại những khu mỏ vẫn tiếp tục triệu tập hàng dài công nhân, vác cuốc lên vai tiến vào mỏ sâu. Dưới đây là những hình ảnh cho thấy cách thức ngành khai khoáng thay đổi bộ mặt Trái Đất như thế nào; có thể gọi đây là dấu vân tay mà nhân loại để lại cho hậu thế. "Pegmatite Số 3" là một trong những hố khai khoáng lớn nhất trên thế giới, có tới 84 loại khoáng vật hiện hữu nơi đây. Hồ Lục Bảo nằm tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc là một mỏ khai khoáng bị bỏ hoang. Những thứ đến sau mỏ quặng là muối và nhiều khoáng chất khác đọng lại trong những hồ nước óng ánh xanh. Sắt oxi-hóa đọng lại trong khu vực khai khoagns Rio Tinto của Tây Ban Nha. Sắt hòa với nước khiến cảnh tượng hiện ra như bức tranh màu. Khoáng chất sẽ chuyển màu đỏ khi gặp không khí, rồi sẫm màu lại khi gặp nước. Mỏ Carajas tại Brazil, một trong những mỏ khai thác sắt lớn nhất Trái Đất. Mỏ Hẻm núi Bingham, hay còn có tên gọi khác là Mỏ Đồng Kennecott như một dấu vân tay khổng lồ hằn lên bề mặt Trái Đất. Mỏ vàng Los Filos tại Mexico. Tại rừng Amazon thuộc địa phận Brazil, ta có khu trại đãi vàng Esperanca IV nằm gần nơi người bản xứ Menkragnoti sinh sống. Cũng tại rừng Amazon nhưng ở Peru, một nhóm người chặt phá rừng để dựng lên mỏ vàng bất chính. Hồ chứa phụ phẩm sau quá trình khai thác và tinh chế đồng tại Rancagua, Chi-lê. Đồng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Chi-lê. Vùng đất khô cằn bao lấy một hồ chứa phụ phẩm khai khoáng. Đường đi quanh co bó lấy khu mỏ đồng tại Chi-lê. Khung cảnh gần ngôi làng Lyovikha có được màu cam là nhờ sự kết hợp của nước sông với hóa chất khai thác khoáng sản tại mỏ địa phương. Mỏ Khrustalny, từng tạo ra tới 30% lượng thiếc cho Liên bang Xô-viết, nay đã bị bỏ hoang. Mỏ than non Garzweiler tại Đức. Than non hình thành từ quá trình nén cố kết than bùn một cách tự nhiên. Mỏ than trải dài tới đường chân trời tại Ấn Độ. Mỏ Eti Mine Works tại Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lithium - thành phần tối quan trọng trong công nghệ pin hiện tại. Nhu cầu sử dụng đồ điện tử còn tăng, thì nhu cầu lithium để chế tạo pin sẽ còn tăng nữa. Mỏ Uranium Rossing tại Namibia là một trong những khu vực khai thác uranium lớn nhất thế giới. Hồ nước còn sót lại tại khu mỏ magnesit bỏ hoang ở Hy Lạp. Theo Pháp luật & Bạn đọc 2892 Cuộc cách mạng kỹ thuật đã biến tất cả chúng ta thành những con virus. Chúng ta tiêu thụ tất cả các sinh vật sống và làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên Trái Đất. Norilsk là một thành phố công nghiệp được thành lập vào năm 1920 dưới thời Liên Bang Xô Viết. Cách Bắc Cực chỉ khoảng 200 dặm, thành phố này có 2 tháng mùa đông hoàn toàn chìm trong bóng tối. Norilsk cũng giữ những kỷ lục vô cùng khắc nghiệt: là thành phố cận cực Bắc nhất, lạnh nhất và ô nhiễm nhất của Liên Bang Nga bây giờ. Nhưng tại sao 175.000 cư dân của Norilsk vẫn chọn sống dưới những cơn mưa axit và bầu không khí ô nhiễm của thành phố vừa cũ kỹ vừa lạnh lẽo này? Bên trên bầu trời Norilsk một ngày mùa đông. Hóa ra, thứ "sưởi ấm" cho họ là những đồng đô la kiếm được từ việc bán palladium, một khoáng chất được sử dụng để làm nên những chiếc điện thoại di động. Palladium hiện có giá 970 USD/ounce, và bên dưới Norilsk người ta đã tìm ra một mỏ palladium- đồng- niken có trữ lượng lớn nhất thế giới. *** Norilsk chỉ là một trong những nơi xa xôi mà nhiếp ảnh gia người Canada Edward Burtynsky từng đặt chân tới. Trong hơn 40 năm sự nghiệp của mình, Burtynsky luôn bị ám ảnh bởi những vết sẹo mà hoạt động công nghiệp của con người đã rạch vào Đất Mẹ. Edward Burtynsky tại một mỏ than lộ thiên ở Hambach, Đức. Đó là các mỏ than đá, những đường hầm khai thác đồng, nhà máy lọc dầu, những vựa muối và cả đất hoang lẫn với rừng trọc... Tất cả đều được nhiếp ảnh gia người Canada chụp lại trên những khung hình khổ lớn. Qua các bức ảnh của Burtynsky, chúng ta có thể thấy rõ quy mô của những vết thương mà cảnh quan thiên nhiên đang phải chịu đựng trong Kỷ nhân sinh Anthropocene, thời đại những sinh vật được gọi là "con người" thống trị Trái Đất. Kỷ nhân sinh và những vết sẹo con người rạch vào Đất Mẹ "Anthropocene" là một thuật ngữ do nhà hóa học khí quyển đoạt giải Nobel Paul Crutzen đặt ra vào năm 2000, để mô tả điều mà ông và một số nhà khoa học khác coi là một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới. Nó được gọi là Kỷ nhân sinh, hay kỷ nguyên của loài người bắt đầu tính từ sau Cách mạng Công nghiệp. Anthropocene đặc trưng bởi sự thay đổi vĩnh viễn của cảnh quan thiên nhiên và thế giới tự nhiên dưới bàn tay con người, một sự thay đổi không thể đảo ngược. Chino là một mỏ đồng lộ thiên ở Thành phố Silver, New Mexico, Mỹ. Nó có bán kính rộng tới 3km và đã được khai thác trong hơn 100 năm qua. "Trong 12.000 năm qua, chúng ta đã ở trong kỷ nguyên Holocene, theo sau kỷ băng hà cuối cùng và chứng kiến sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nhưng bây giờ chúng ta đang đưa hành tinh bước sang một kỷ nguyên mới", Burtynsky nói. Với ông, Kỷ Nhân sinh bắt đầu từ sau cách mạng công nghiệp khi con người phát minh ra đầu máy hơi nước. Một số nhà khoa học có thể cho rằng Anthropocene bắt đầu từ năm 1945, sau những cuộc thử nghiệm bom nguyên tử. Thế nhưng, họ đều có đồng quan điểm cho rằng con người đang tàn phá tự nhiên một cách khủng khiếp để có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển giống nòi của mình. Đường cao tốc Santa Ana ở Los Angeles, California, Mỹ. Đối với Burtynsky đây là một mô hình ngoại ô thành phố điển hình, nơi tất cả mọi người đều phụ thuộc vào ô tô mới có thể di chuyển tới nơi làm việc. "Cuộc cách mạng kỹ thuật đã biến tất cả chúng ta thành những con virus. Chúng ta tiêu thụ tất cả các sinh vật sống và làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên Trái Đất", Burtynsky nói. Để chứng minh cho luận điểm đó, ông đã dành hàng chục năm để đi đến những nơi mà hệ sinh thái bị tàn phá nặng nề nhất trên thế giới: một khu rừng trọc ở Borneo, các hầm chứa dầu dọc theo châu thổ sông Niger, xa lộ Santa Ana ở Los Angeles, thành phố cấm địa Norilsk ở cận Cực Bắc... Một mỏ dầu ở Niger Delta, Nigeria, nơi dầu thô được khai thác và chưng cất bất hợp pháp. Tất cả các khung cảnh đều được Burtynsky khai thác từ góc nhìn rộng lớn. Và ông ấy đã theo đuổi điều này trước cả thời đại của những chiếc flycam và drone chụp ảnh. Từ năm 2003, Burtynsky đã chụp những bức ảnh của mình bằng trực thăng. Sau đó, ông mới chuyển sang một chiếc drone được đặt hàng riêng với độ phân giải cực lớn để có thể in được ra những tấm ảnh khổ lớn 9x18 feet. "Chụp từ trên không cho phép tôi nắm bắt được quy mô của những dấu chân người theo cách mà bạn không thể làm từ mặt đất", Burtynsky nói. Một khu rừng tràm ở Malaysia. Là nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất Canada, các tác phẩm của Burtynsky đã được mua lại và trưng bày tại hơn 60 bảo tàng trên khắp thế giới. Mặc dù tất cả chúng đều là những tấm ảnh tuyệt đẹp, Burtynsky chống lại ý tưởng rằng ông đang thẩm mỹ hóa sự tàn phá môi trường của con người. "Một hình ảnh được treo trên tường trong một hội chợ nghệ thuật mà không có bối cảnh là một điều nguy hiểm", ông thừa nhận. Do đó, trong những năm gần đây, Burtynsky đã hợp tác với hai nhà làm phim Jennifer Baichwal và Nicholas de Pencier để thực hiện một bộ phim tài liệu có tên là "ANTHROPOCENE: The Human Epoch": ANTHROPOCENE- THE HUMAN EPOCH Trailer Bộ phim được mô tả là một "trải nghiệm thiền định thông qua điện ảnh", cho phép khán giả đắm mình vào sự thay đổi của hành tinh dưới bàn tay con người và những guồng máy khổng lồ của công nghiệp. "Một khi xem nó, bạn sẽ hiểu mỗi một tấm hình trong này đều nói lên những gì chúng ta đang làm với hành tinh của mình", Burtynsky nói. Khi đào sâu xuống đất làm lộ thiên những thứ kim loại quý, những túi nhiên liệu hóa thạch hay một vỉa khoáng vật niên đại ngàn năm, chúng ta lại xé đi một trang sử Trái Đất. Từng thứ vật chất được lấy lên khỏi tầng sâu đều kể lại một quá khứ bi hùng của núi lửa nóng, kỷ băng hà lạnh, những vùng rừng nhiệt đới đẫm màu xanh hay những tương tác giữa Trái Đất và các thiên thể không tên tuổi. Mất hàng triệu năm để số vật chất quý mới lắng xuống, kết tinh thành khoáng vật nhưng chỉ bằng máy móc và chất nổ, ta gỡ bỏ quá khứ chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Kể từ ngày biết tới số của cải bất tận (?) nằm dưới lòng đất, trí tò mò và động lực phát triển xã hội đã thôi thúc con người đào sâu xuống thế giới bí ẩn. Không sai khi khẳng định việc khai khoáng làm nên thế giới hiện đại ta đang biết, nhưng ta không hay ảnh hưởng của khai khoáng tới thiên nhiên nặng nề mức nào. Có lẽ khi nhìn vào những vết sẹo mà Kỷ Nhân sinh để lại trên bề mặt Trái Đất, họa chăng ta sẽ bỏ chút thời giờ suy nghĩ về những món đồ mình có trong tay. Từ những dòng chữ đang hiện trên màn hình tới những đường truyền dữ liệu vô hình đưa tín hiệu từ Trái Đất lên quỹ đạo, tất cả đều khả thi nhờ có những thứ kim loại quý mới thức dậy khỏi giấc ngủ ngàn năm. Đâu đó trên Trái Đất này, từng đợt chuông báo thức tại những khu mỏ vẫn tiếp tục triệu tập hàng dài công nhân, vác cuốc lên vai tiến vào mỏ sâu. Dưới đây là những hình ảnh cho thấy cách thức ngành khai khoáng thay đổi bộ mặt Trái Đất như thế nào; có thể gọi đây là dấu vân tay mà nhân loại để lại cho hậu thế. "Pegmatite Số 3" là một trong những hố khai khoáng lớn nhất trên thế giới, có tới 84 loại khoáng vật hiện hữu nơi đây. Hồ Lục Bảo nằm tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc là một mỏ khai khoáng bị bỏ hoang. Những thứ đến sau mỏ quặng là muối và nhiều khoáng chất khác đọng lại trong những hồ nước óng ánh xanh. Sắt oxi-hóa đọng lại trong khu vực khai khoagns Rio Tinto của Tây Ban Nha. Sắt hòa với nước khiến cảnh tượng hiện ra như bức tranh màu. Khoáng chất sẽ chuyển màu đỏ khi gặp không khí, rồi sẫm màu lại khi gặp nước. Mỏ Carajas tại Brazil, một trong những mỏ khai thác sắt lớn nhất Trái Đất. Mỏ Hẻm núi Bingham, hay còn có tên gọi khác là Mỏ Đồng Kennecott như một dấu vân tay khổng lồ hằn lên bề mặt Trái Đất. Mỏ vàng Los Filos tại Mexico. Tại rừng Amazon thuộc địa phận Brazil, ta có khu trại đãi vàng Esperanca IV nằm gần nơi người bản xứ Menkragnoti sinh sống. Cũng tại rừng Amazon nhưng ở Peru, một nhóm người chặt phá rừng để dựng lên mỏ vàng bất chính. Hồ chứa phụ phẩm sau quá trình khai thác và tinh chế đồng tại Rancagua, Chi-lê. Đồng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Chi-lê. Vùng đất khô cằn bao lấy một hồ chứa phụ phẩm khai khoáng. Đường đi quanh co bó lấy khu mỏ đồng tại Chi-lê. Khung cảnh gần ngôi làng Lyovikha có được màu cam là nhờ sự kết hợp của nước sông với hóa chất khai thác khoáng sản tại mỏ địa phương. Mỏ Khrustalny, từng tạo ra tới 30% lượng thiếc cho Liên bang Xô-viết, nay đã bị bỏ hoang. Mỏ than non Garzweiler tại Đức. Than non hình thành từ quá trình nén cố kết than bùn một cách tự nhiên. Mỏ than trải dài tới đường chân trời tại Ấn Độ. Mỏ Eti Mine Works tại Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lithium - thành phần tối quan trọng trong công nghệ pin hiện tại. Nhu cầu sử dụng đồ điện tử còn tăng, thì nhu cầu lithium để chế tạo pin sẽ còn tăng nữa. Mỏ Uranium Rossing tại Namibia là một trong những khu vực khai thác uranium lớn nhất thế giới. Hồ nước còn sót lại tại khu mỏ magnesit bỏ hoang ở Hy Lạp. Theo Pháp luật & Bạn đọc Trở về đầu trang Trái Đất Công nghiệp khai khoáng hậu quả môi trường 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10