Ngôi đình thờ tam tướng và “báu vật” nghìn tuổi Ngôi đình thờ tam tướng và “báu vật” nghìn tuổi Đình làng Tiến Ân (xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội), thờ phụng tam vị danh tướng thời vua Đinh Tiên Hoàng, hiện còn có một “báu vật sống” là cây thị có tuổi đời lên tới hàng nghìn năm. Cũng trong khuôn viên mà “đại lão mộc” này tọa lạc là ngôi đình thiêng được dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng với 12 đạo sắc phong cổ. Đáng nói, quanh ngôi đình và cây thị nghìn tuổi hiện có không ít câu chuyện lạ kỳ, nhuốm đậm màu sắc tâm linh. Nhiều người kể rằng, trong những ngày lễ trọng đại của làng, hễ ai không chay tịnh, trót ăn “thịt hôi” mà dự việc thì đều vướng phải “chuyện nọ, chuyện kia”, kém may trong cuộc sống. Thậm chí có cao niên còn quả quyết, sở dĩ thanh niên Tiến Ân nhập ngũ và ít hi sinh vì được ba vị thần tướng thờ phụng trong đình bảo hộ.Đình thiêng bảo hộ xóm làngTheo sử liệu làng Tiến Ân ghi lại, đình có từ khoảng thế kỷ X nhưng vị trí “an tọa” hiện tại thực chất mới được khoảng ba trăm năm. Bởi ngôi đình xưa nằm tại vùng đất thấp, nước ngập liên miên nên các cao niên trong làng mới họp bàn rồi quyết định chuyển về vị trí hiện tại. Tìm hiểu sâu những chuyện liên quan đến ngôi đình tam tướng thì được biết, huyền tích lập đình gắn với sự kiện “dẹp loạn mười hai sứ quân” của Vua Đinh Tiên Hoàng. Chẳng là, khi Đinh Bộ Lĩnh phát binh dẹp loạn thì có hai anh em họ Đặng ở trang Đăng Ân (làng Tiến Ân hiện nay) đến bái mệnh. Nhận thấy hai ông là người văn võ toàn tài lại có phong thái dũng trí, Ngài liền phong cho cả hai chức Chỉ huy sứ, khao thưởng quân sĩ, cấp sắc phục rồi hạ lệnh cho đi đánh giặc. Sau khi lĩnh mệnh, hai anh em họ Đặng kéo quân tiến đánh một trận rất lớn với sứ quân đóng ở trang Bảo Đà, chùa Bối Khê (phủ Ứng Thiên lúc bấy giờ). Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch nên thế trận giằng co mãi không thắng. Một đêm, khi đang nằm ngủ anh em họ Đặng cùng mộng thấy một người tự xưng là Đương cảnh Thành hoàng ở trang Đăng Ân tìm đến nguyện âm phù trợ giúp phá giặc. Giật mình tỉnh dậy, biết có thần nhân đi theo phù trợ nên sáng sớm hôm sau, hai ông đem quân xuất chiến. Quả nhiên, thế quân mạnh như vũ bão nên dễ dàng hạ được thành. Khi thiên hạ được thái bình, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế liền phong thưởng rất hậu và ban cho hai ông thực ấp ở trang Đăng Ân. Tạ ơn vua xong, cả hai ông “hóa về trời” khiến dân thương tiếc, làm biểu dâng vua. Được tin, vua sai người làm tế lễ rất long trọng và ban cho mọi người trong trang dựng đình để phụng thờ. Sau này, cả ba vị thần trong đình còn có công âm phù trợ các vua đời sau đánh giặc Tống nên được phong tước vị Đại vương.Dẫn chúng tôi dạo quanh một vòng khuôn viên đình, ông Nguyễn Duy Khải (62 tuổi) thành viên Ban Khánh tiết, giữ nhiệm vụ quản lý di tích này kể: “Đình được công nhận là Di tích lịch sử từ năm 2004. Ban Khánh tiết có 19 thành viên đại diện cho 19 dòng họ uy tín trong vùng để trông coi, quản lý. Trong xã này lấy đình Tiến Ân là đình điểm. Mùng 6/3 là việc làng. Ngày khao quân cũng là hội lớn của làng”. Ông Nguyễn Duy Khải (62 tuổi) thành viên Ban Khánh tiết cho biết, quanh ngôi đình thiêng tồn tại nhiều câu chuyện kiêng kỵ, chay tịnh kỳ lạ. “Đình này thiêng lắm, nhiều người không biết bảo mê tín nhưng có sống từ nhỏ, tận mắt thấy những điều ly kỳ mới hiểu” – ông Đàm (63 tuổi) Phó ban Khánh tiết đứng kế bên khẳng định đầy tự hào. Để dẫn chứng sự linh thiêng của ngôi đình, ông Đàm thuật lại: Một dạo, có ba người ngủ tại đình làng, lại ăn nhậu trong gian đại bái khiến cả ba người đau bụng quằn quại phải đưa đi cấp cứu. Nhiều người bảo họ phạm thượng nơi tôn kính của đình khiến các Ngài phật ý nên mới bị trừng phạt. Không chỉ là những câu chuyện nghe kể, chính bản thân ông Đàm cũng được một phen “kiểm chứng” bởi sự bất cẩn của mình. Ông Đàm thật thà thuật lại: “Ngày ngoài 50, các cụ mời tôi ra chép sử nhưng do lúc trưa nhà có khách nên tôi lỡ ăn miếng thịt chó. Chiều tôi vừa ra đến đình liền thấy khắp người nôn nao. Mọi người thấy thế thì dìu tôi về nhà, đi đến đâu miệng nôn, trôn tháo đến đó, người nhà phải sắp lễ ra nhờ cụ từ khấn vái mới khỏi”. Ngoài ra, hai cao niên trong Ban Khánh tiết làng còn lưu ý với người viết rằng, không cứ thịt chó mà tất cả các loại thịt động vật lớn, được gọi là “thịt hôi” đều phải kiêng kị nếu như muốn tới đình khấn xin điều gì đó. Đặc biệt trong ngày hội, những thành phần tham gia hành lễ như khiêng kiệu mà có nhỡ phạm kiêng ắt sẽ vướng “chuyện nọ, chuyện kia”. Nếu nhẹ thì đau bụng, ốm vặt, còn nặng thì bản thân vướng phải tai nạn. Ông Đàm quả quyết: “Thanh niên bây giờ, nhiều cháu không tin mà phạm phải. Tôi chứng kiến có cháu tham gia khiêng kiệu liền tự dưng như bị “bắn” xuống ao. Hay như nhiều nhà quên không dặn trẻ, trẻ không biết mà thấy hoa quả rơi ở đình, có nhặt về ăn cũng sinh đau ốm”. Nhắc chuyện linh thiêng của đình, ông Nguyễn Học Phán (SN 1940) góp chuyện, “trước có thầy tướng về bảo đình có hướng tốt nên người ở đây có đi lính 10 thì cũng phải 8, 9 người trở về. Giai đoạn chống Pháp, thanh niên làng có hơn 60 người nhập ngũ nhưng may mắn chỉ có duy nhất 2 liệt sĩ. Riêng trong kháng chiến chống Mỹ, cả làng quy tụ số thanh niên nhập ngũ ước chừng hơn hai đại đội, điều kỳ lạ là khi các làng kế cận hi sinh gần như toàn bộ, thanh niên Tiến Ân số người không về là hơn 10 người”. Cũng theo lời kể của ông Phán, suốt những năm chống Pháp, các ngôi đình trong vùng đều bị phá sạch, duy chỉ có khuôn viên đình này là không bị tàn phá. “Ngày đó, xung quanh đình còn hoang hóa, nhiều cây cối rậm rạp nên được chọn làm kho. Nhưng cũng vì đây là kho quân nhu nên giặc ném bom rất nhiều. Giặc thả bom tối ngày nhưng vị trí bom rơi, đạn nổ cũng chỉ ở đầu làng chứ không hề có bất kỳ quả nào rơi trúng vào khu vực đình”, hướng đôi mắt xa xăm, ông Phán thuật lại. “Báu vật sống” của người làng Tiến Ân Tạm gác lại những câu chuyện mang màu sắc tâm linh kỳ lạ quanh đình Tiến Ân, có một điều chắc chắn là hiện nơi đây đang lưu giữ một “báu vật sống” có tuổi đời hàng ngàn năm mà chẳng mấy nơi có. Kỳ thực, báu vật ấy là cây thị nằm ngay ở vị trí trung tâm của làng, hễ ai đã từng có dịp ghé ngang qua Tiến Ân đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự tỏa rợp của đại thụ ngàn năm tuổi. Về gốc tích của cây thị, theo nhiều cao niên trong làng thì đây là “nhân chứng sống” gắn liền với lịch sử khai canh, lập ấp của tiền nhân trên vùng đất này. Một cao niên thực thà kể: “Tôi sinh ra đã thấy cây thị tọa trên đất này rồi, hỏi thì cha, ông tôi cũng nói lại tương tự. Chỉ biết, dù cây thị đã già nhưng vẫn rất sai quả. Báu vật sống” là cây thị có tuổi đời lên tới hàng nghìn năm ở Tiến Ân là chốn vui chơi, tụ họp yên bình của người làng. Đặc biệt kỳ lạ ở chỗ, cây thường cho ra hai loại quả ở hai phía đối lập nhau. Phía hướng về ngôi đình thường thì sẽ cho ra thứ quả rất to, cỡ 3 – 5 lạng/quả, màu vàng, ăn thơm. Trái lại, bên còn lại quả thường rất nhỏ, màu hơi đỏ nhưng ăn lại rất ngọt. Đến mùa thị, cả vùng xung quanh lúc nào cũng thơm phức mùi quả”. Kể sâu hơn về cây thị, ông Đỗ Bá Đàm, nhà sát gốc cây nghìn tuổi khẳng định, hiện chu vi đường kính thân của “cụ cây” khoảng 10 người ôm nhưng nếu trong quá khứ cây không chết hụt nhiều lần thì chắc chắn bộ thân, rễ sẽ lớn hơn hiện tại rất nhiều. Theo lệ thường của dân bản địa, khi đến mùa quả dân làng sẽ lựa hái những quả thị thơm ngon nhất chớm ra đầu mùa để đem dâng cúng Thành hoàng trước rồi mới xin hái thị xuống chia nhau ăn lấy lộc.Hỏi sâu về chuyện cây thị từng “dọa chết”, ông Đàm cho biết: lần đầu cây “chết hụt” là vào khoảng những năm 1960. Khi ấy, đám trẻ trong làng vì mải chơi khi đốt lửa sưởi ấm nên vô tình để lửa bén vào phần lõi gỗ của cây. Lửa cháy âm ỉ, khói bốc mù mịt trong thân suốt nhiều ngày khiến cả làng hốt hoảng hò nhau mang xô, chậu ra múc nước cứu “cụ”. Vụ cháy đã khiến một phần thân của cây thị bị hỏng và gãy nên gốc rễ chỉ còn lại như hiện nay. Lần khác, trong một trận bão lớn, cây thị bị sét đánh, cằn cỗi, trút rụng hết lá. Để ứng cứu cây, người dân trong làng và những người cao tuổi đã đi vận động các doanh nghiệp và cửa hàng bán phân đạm tại địa phương được một lượng khá lớn để đem về đổ xung quanh gốc. Họ xây bồn rồi đổ đất bồi đắp nên cây mới xanh tốt trở lại.Ngước nhìn đám trẻ trong làng nô đùa quanh gốc thị, ông Đỗ Bá Đàm bộc bạch: “Cây thị không chỉ đơn thuần là một cây tự nhiên mà đã trở thành báu vật của người dân Tiến Ân. Một cây thị ngàn tuổi mọc hai loại quả trên cùng một cành chứa đựng nhiều bí ẩn chưa ai giải thích được. Nhưng trên hết, cây vừa là chứng nhân lịch sử, điểm tựa về tinh thần cho cả cộng đồng, vừa biểu thị của sức mạnh, sự trường tồn nơi đất lành. Người dân coi cây thị ngàn tuổi như báu vật, che chở và phù hộ cho dân làng”. Hạnh Lê - Đinh Luyện Nguồn: Báo Pháp Luật 246 Đình làng Tiến Ân (xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội), thờ phụng tam vị danh tướng thời vua Đinh Tiên Hoàng, hiện còn có một “báu vật sống” là cây thị có tuổi đời lên tới hàng nghìn năm. Cũng trong khuôn viên mà “đại lão mộc” này tọa lạc là ngôi đình thiêng được dựng từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng với 12 đạo sắc phong cổ. Đáng nói, quanh ngôi đình và cây thị nghìn tuổi hiện có không ít câu chuyện lạ kỳ, nhuốm đậm màu sắc tâm linh. Nhiều người kể rằng, trong những ngày lễ trọng đại của làng, hễ ai không chay tịnh, trót ăn “thịt hôi” mà dự việc thì đều vướng phải “chuyện nọ, chuyện kia”, kém may trong cuộc sống. Thậm chí có cao niên còn quả quyết, sở dĩ thanh niên Tiến Ân nhập ngũ và ít hi sinh vì được ba vị thần tướng thờ phụng trong đình bảo hộ.Đình thiêng bảo hộ xóm làngTheo sử liệu làng Tiến Ân ghi lại, đình có từ khoảng thế kỷ X nhưng vị trí “an tọa” hiện tại thực chất mới được khoảng ba trăm năm. Bởi ngôi đình xưa nằm tại vùng đất thấp, nước ngập liên miên nên các cao niên trong làng mới họp bàn rồi quyết định chuyển về vị trí hiện tại. Tìm hiểu sâu những chuyện liên quan đến ngôi đình tam tướng thì được biết, huyền tích lập đình gắn với sự kiện “dẹp loạn mười hai sứ quân” của Vua Đinh Tiên Hoàng. Chẳng là, khi Đinh Bộ Lĩnh phát binh dẹp loạn thì có hai anh em họ Đặng ở trang Đăng Ân (làng Tiến Ân hiện nay) đến bái mệnh. Nhận thấy hai ông là người văn võ toàn tài lại có phong thái dũng trí, Ngài liền phong cho cả hai chức Chỉ huy sứ, khao thưởng quân sĩ, cấp sắc phục rồi hạ lệnh cho đi đánh giặc. Sau khi lĩnh mệnh, hai anh em họ Đặng kéo quân tiến đánh một trận rất lớn với sứ quân đóng ở trang Bảo Đà, chùa Bối Khê (phủ Ứng Thiên lúc bấy giờ). Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch nên thế trận giằng co mãi không thắng. Một đêm, khi đang nằm ngủ anh em họ Đặng cùng mộng thấy một người tự xưng là Đương cảnh Thành hoàng ở trang Đăng Ân tìm đến nguyện âm phù trợ giúp phá giặc. Giật mình tỉnh dậy, biết có thần nhân đi theo phù trợ nên sáng sớm hôm sau, hai ông đem quân xuất chiến. Quả nhiên, thế quân mạnh như vũ bão nên dễ dàng hạ được thành. Khi thiên hạ được thái bình, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế liền phong thưởng rất hậu và ban cho hai ông thực ấp ở trang Đăng Ân. Tạ ơn vua xong, cả hai ông “hóa về trời” khiến dân thương tiếc, làm biểu dâng vua. Được tin, vua sai người làm tế lễ rất long trọng và ban cho mọi người trong trang dựng đình để phụng thờ. Sau này, cả ba vị thần trong đình còn có công âm phù trợ các vua đời sau đánh giặc Tống nên được phong tước vị Đại vương.Dẫn chúng tôi dạo quanh một vòng khuôn viên đình, ông Nguyễn Duy Khải (62 tuổi) thành viên Ban Khánh tiết, giữ nhiệm vụ quản lý di tích này kể: “Đình được công nhận là Di tích lịch sử từ năm 2004. Ban Khánh tiết có 19 thành viên đại diện cho 19 dòng họ uy tín trong vùng để trông coi, quản lý. Trong xã này lấy đình Tiến Ân là đình điểm. Mùng 6/3 là việc làng. Ngày khao quân cũng là hội lớn của làng”. Ông Nguyễn Duy Khải (62 tuổi) thành viên Ban Khánh tiết cho biết, quanh ngôi đình thiêng tồn tại nhiều câu chuyện kiêng kỵ, chay tịnh kỳ lạ. “Đình này thiêng lắm, nhiều người không biết bảo mê tín nhưng có sống từ nhỏ, tận mắt thấy những điều ly kỳ mới hiểu” – ông Đàm (63 tuổi) Phó ban Khánh tiết đứng kế bên khẳng định đầy tự hào. Để dẫn chứng sự linh thiêng của ngôi đình, ông Đàm thuật lại: Một dạo, có ba người ngủ tại đình làng, lại ăn nhậu trong gian đại bái khiến cả ba người đau bụng quằn quại phải đưa đi cấp cứu. Nhiều người bảo họ phạm thượng nơi tôn kính của đình khiến các Ngài phật ý nên mới bị trừng phạt.Không chỉ là những câu chuyện nghe kể, chính bản thân ông Đàm cũng được một phen “kiểm chứng” bởi sự bất cẩn của mình. Ông Đàm thật thà thuật lại: “Ngày ngoài 50, các cụ mời tôi ra chép sử nhưng do lúc trưa nhà có khách nên tôi lỡ ăn miếng thịt chó. Chiều tôi vừa ra đến đình liền thấy khắp người nôn nao. Mọi người thấy thế thì dìu tôi về nhà, đi đến đâu miệng nôn, trôn tháo đến đó, người nhà phải sắp lễ ra nhờ cụ từ khấn vái mới khỏi”.Ngoài ra, hai cao niên trong Ban Khánh tiết làng còn lưu ý với người viết rằng, không cứ thịt chó mà tất cả các loại thịt động vật lớn, được gọi là “thịt hôi” đều phải kiêng kị nếu như muốn tới đình khấn xin điều gì đó. Đặc biệt trong ngày hội, những thành phần tham gia hành lễ như khiêng kiệu mà có nhỡ phạm kiêng ắt sẽ vướng “chuyện nọ, chuyện kia”. Nếu nhẹ thì đau bụng, ốm vặt, còn nặng thì bản thân vướng phải tai nạn.Ông Đàm quả quyết: “Thanh niên bây giờ, nhiều cháu không tin mà phạm phải. Tôi chứng kiến có cháu tham gia khiêng kiệu liền tự dưng như bị “bắn” xuống ao. Hay như nhiều nhà quên không dặn trẻ, trẻ không biết mà thấy hoa quả rơi ở đình, có nhặt về ăn cũng sinh đau ốm”.Nhắc chuyện linh thiêng của đình, ông Nguyễn Học Phán (SN 1940) góp chuyện, “trước có thầy tướng về bảo đình có hướng tốt nên người ở đây có đi lính 10 thì cũng phải 8, 9 người trở về. Giai đoạn chống Pháp, thanh niên làng có hơn 60 người nhập ngũ nhưng may mắn chỉ có duy nhất 2 liệt sĩ. Riêng trong kháng chiến chống Mỹ, cả làng quy tụ số thanh niên nhập ngũ ước chừng hơn hai đại đội, điều kỳ lạ là khi các làng kế cận hi sinh gần như toàn bộ, thanh niên Tiến Ân số người không về là hơn 10 người”. Cũng theo lời kể của ông Phán, suốt những năm chống Pháp, các ngôi đình trong vùng đều bị phá sạch, duy chỉ có khuôn viên đình này là không bị tàn phá. “Ngày đó, xung quanh đình còn hoang hóa, nhiều cây cối rậm rạp nên được chọn làm kho. Nhưng cũng vì đây là kho quân nhu nên giặc ném bom rất nhiều. Giặc thả bom tối ngày nhưng vị trí bom rơi, đạn nổ cũng chỉ ở đầu làng chứ không hề có bất kỳ quả nào rơi trúng vào khu vực đình”, hướng đôi mắt xa xăm, ông Phán thuật lại.“Báu vật sống” của người làng Tiến ÂnTạm gác lại những câu chuyện mang màu sắc tâm linh kỳ lạ quanh đình Tiến Ân, có một điều chắc chắn là hiện nơi đây đang lưu giữ một “báu vật sống” có tuổi đời hàng ngàn năm mà chẳng mấy nơi có. Kỳ thực, báu vật ấy là cây thị nằm ngay ở vị trí trung tâm của làng, hễ ai đã từng có dịp ghé ngang qua Tiến Ân đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự tỏa rợp của đại thụ ngàn năm tuổi. Về gốc tích của cây thị, theo nhiều cao niên trong làng thì đây là “nhân chứng sống” gắn liền với lịch sử khai canh, lập ấp của tiền nhân trên vùng đất này. Một cao niên thực thà kể: “Tôi sinh ra đã thấy cây thị tọa trên đất này rồi, hỏi thì cha, ông tôi cũng nói lại tương tự. Chỉ biết, dù cây thị đã già nhưng vẫn rất sai quả. Báu vật sống” là cây thị có tuổi đời lên tới hàng nghìn năm ở Tiến Ân là chốn vui chơi, tụ họp yên bình của người làng. Đặc biệt kỳ lạ ở chỗ, cây thường cho ra hai loại quả ở hai phía đối lập nhau. Phía hướng về ngôi đình thường thì sẽ cho ra thứ quả rất to, cỡ 3 – 5 lạng/quả, màu vàng, ăn thơm. Trái lại, bên còn lại quả thường rất nhỏ, màu hơi đỏ nhưng ăn lại rất ngọt. Đến mùa thị, cả vùng xung quanh lúc nào cũng thơm phức mùi quả”. Kể sâu hơn về cây thị, ông Đỗ Bá Đàm, nhà sát gốc cây nghìn tuổi khẳng định, hiện chu vi đường kính thân của “cụ cây” khoảng 10 người ôm nhưng nếu trong quá khứ cây không chết hụt nhiều lần thì chắc chắn bộ thân, rễ sẽ lớn hơn hiện tại rất nhiều. Theo lệ thường của dân bản địa, khi đến mùa quả dân làng sẽ lựa hái những quả thị thơm ngon nhất chớm ra đầu mùa để đem dâng cúng Thành hoàng trước rồi mới xin hái thị xuống chia nhau ăn lấy lộc.Hỏi sâu về chuyện cây thị từng “dọa chết”, ông Đàm cho biết: lần đầu cây “chết hụt” là vào khoảng những năm 1960. Khi ấy, đám trẻ trong làng vì mải chơi khi đốt lửa sưởi ấm nên vô tình để lửa bén vào phần lõi gỗ của cây. Lửa cháy âm ỉ, khói bốc mù mịt trong thân suốt nhiều ngày khiến cả làng hốt hoảng hò nhau mang xô, chậu ra múc nước cứu “cụ”. Vụ cháy đã khiến một phần thân của cây thị bị hỏng và gãy nên gốc rễ chỉ còn lại như hiện nay. Lần khác, trong một trận bão lớn, cây thị bị sét đánh, cằn cỗi, trút rụng hết lá. Để ứng cứu cây, người dân trong làng và những người cao tuổi đã đi vận động các doanh nghiệp và cửa hàng bán phân đạm tại địa phương được một lượng khá lớn để đem về đổ xung quanh gốc. Họ xây bồn rồi đổ đất bồi đắp nên cây mới xanh tốt trở lại.Ngước nhìn đám trẻ trong làng nô đùa quanh gốc thị, ông Đỗ Bá Đàm bộc bạch: “Cây thị không chỉ đơn thuần là một cây tự nhiên mà đã trở thành báu vật của người dân Tiến Ân. Một cây thị ngàn tuổi mọc hai loại quả trên cùng một cành chứa đựng nhiều bí ẩn chưa ai giải thích được. Nhưng trên hết, cây vừa là chứng nhân lịch sử, điểm tựa về tinh thần cho cả cộng đồng, vừa biểu thị của sức mạnh, sự trường tồn nơi đất lành. Người dân coi cây thị ngàn tuổi như báu vật, che chở và phù hộ cho dân làng”. Hạnh Lê - Đinh LuyệnNguồn: Báo Pháp Luật Trở về đầu trang Đình Tiên Ân thờ phụng tam vị danh tướng vua Đinh Tiên Hoàng 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10