Genk - Hãy thử tưởng tượng, đỉnh núi hùng vĩ và hiền hòa này "đột nhiên" biến thành một siêu núi lửa sẵn sàng phun trào?
Nằm giữa biên giới giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya - nóc nhà của thế giới, đỉnh Everest được đặt tên theo Sir George Everest, người lãnh đạo nhóm khảo sát đỉnh núi này năm 1841. Với độ cao 8848 mét so với mặt nước biển, con số này của đỉnh Everest được đo bởi nhóm nghiên cứu người Ấn Độ năm 1955, và được sử dụng là chiều cao chính thức bởi cả chính phủ Nepal và Trung Quốc cho đến ngày nay.
Nghiên cứu từ một số nhà khoa học cho thấy, đỉnh núi Everest "ra đời" từ 50 đến 60 triệu năm tuổi, vẫn “khá trẻ tuổi” so với những đỉnh núi khác. Theo đó, dãy núi Hymalaya ở châu Á, bao gồm cả đỉnh Everest hình thành bởi sự va chạm hai mảng lục địa Ấn và Á-Âu, khiến những phần đá được đẩy lên tạo ra đỉnh núi cao nhất trái đất. Đáng chú ý, đỉnh núi Everest cũng được coi là "tử địa" của các nhà leo núi, với hơn 300 người đã bỏ mạng trong quá trình chinh phục nóc nhà của thế giới.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nâng độ khó lên một bậc, biến đỉnh Everest trở nên nguy hiểm hơn nữa? Hãy thử tưởng tượng, đỉnh núi hùng vĩ và hiền hòa này "đột nhiên" biến thành một siêu núi lửa sẵn sàng phun trào?
Điều gì xảy ra nếu đỉnh Everest là một ngọn núi lửa sắp phun trào?