"Pặt oong” Độc đáo Lễ ra đồng của người Pu Péo Hà Giang "Pặt oong” Độc đáo Lễ ra đồng của người Pu Péo Hà Giang “Lễ Pặt oong” của người Pu Péo ở thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, gắn liền với lịch sử phát triển tộc người của dân tộc Pu Péo. Cứ đến tháng Giêng Âm lịch (từ ngày mùng 5 đến ngày 12 Tết, tùy thuộc vào chủ lễ xem ngày), tất cả người dân trong bản lại có mặt đông đủ để tham gia Lễ Pặt oong (Lễ ra đồng) với mong muốn cầu chúc một năm mới thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Pặt tiếng Pu Péo là làm sạch, còn oong là nước, pặt oong có nghĩa là làm sạch nước, là phát nước, phát lửa, đồng thời đuổi những tà ma, điều xấu, những điều không may mắn, xui xẻo ra khỏi nhà, khỏi làng, ra khỏi địa bàn cư trú của người Pu Péo. Hiện nay, lễ Pặt oong được tổ chức ở khu ruộng đầu thôn Chúng Chải, nơi tập trung nhiều các hộ dân Pu Péo sinh sống. Trước khi tổ chức nghi lễ, các gia đình trong thôn họp bàn về cách thức tổ chức, đưa ra mức đóng góp và cử ra một vài người phụ giúp thầy cúng. Sáng ngày làm lễ mọi người tập trung đông đủ tại nhà thầy cúng (chủ lễ) để cùng chuẩn bị cho nghi lễ: một đôi gà, ba phên nứa, ba lá dong dùng để làm Pươn cơm cúng, rượu, trứng, đôi thùng đựng nước và một bó đuốc Thầy cúng chặt tre, lấy lá dong về làm 3 pươn cơm cúng tượng trưng cho việc đón và đem những điều xấu, bệnh tật ra khỏi nhà, khỏi thôn xóm. Dân làng chuẩn bị cơm, trứng để làm lễ vật dâng cúng, đôi thùng gánh nước để làm lễ phát nước ra đồng. Bó đuốc được làm từ rơm của vụ mới, là đồ để thầy cúng thực hành nghi lễ và duy trì ngọn lửa từ nhà thầy cúng qua các gia đình rồi phát lửa ra đồng. Các vật dụng dùng trong nghi lễ phải là đồ mới để khi dâng lên thần linh mới mang hết những xui xẻo đi được. Trước tiên, thầy cúng thắp hương lên các ban thờ, báo cáo với tổ tiên, thần linh tại nhà thầy cúng về nghi lễ sẽ thực hiện, cầu mong con người khỏe mạnh, thần linh đuổi hết mọi điều xấu, bệnh tật… ra khỏi nhà, khỏi cửa, khỏi làng, khỏi xóm, khỏi đỉnh núi. Thầy cúng cũng thắp hương, đốt nến và khơi lửa bếp thiêng để chuẩn bị cho nghi lễ. Đặc biệt, lần lượt từng gia đình được thầy cúng và đội giúp việc đến nhà làm lễ, được góp nước cho nghi lễ chung để gửi tới thần linh lời thỉnh cầu xua đuổi hết những xui xẻo ra khỏi nhà. Đoàn người tham gia nghi lễ đông dần và đến khi thầy cúng làm lễ cho gia đình cuối cùng nghĩa là cả cộng đồng làng đã có mặt để ra đồng thực hiện nghi lễ chung. Đến mỗi gia đình, thầy cúng và hai người giúp việc sẽ đi thẳng vào nhà, nơi đặt ban thờ tổ tiên để xin rước lửa, rước nước ra đồng, cầu xin bình an cho gia đình dưới sự chứng kiến của chủ nhà và đoàn người trong thôn tham dự ngày cúng lễ ra đồng năm mới. Cúng xong, thầy cúng và đoàn người làm lễ đi ra ngoài, chủ nhà sẽ lấy một ít tro bếp trộn với ngô ném khắp nhà với ý nghĩa đuổi tà ma ra khỏi nhà. Trong khi mọi người vào trong nhà làm lễ, người gánh nước ra chỗ đựng nước của gia đình và đợi sẵn ở đó. Khi thấy đoàn người làm lễ đi ra sẽ nhanh tay múc vào mỗi thùng ba gáo nước. Đoàn người ra khỏi nhà, chủ nhà sẽ nhanh tay đóng kín cửa, không cho ma quỷ, cái xấu quay trở lại. Sau khi vào tất cả các gia đình trong thôn, thầy cúng cùng dân làng đi ra nơi lập đàn cúng, thường là khu đất rộng, sạch sẽ gần làng và phải gần ruộng của làng. Đến nơi, theo sự phân công trước, mọi người chuẩn bị đồ vật để làm lễ. Cơm và trứng cúng thần được nấu bằng nước lấy từ các gia đình và lửa từ ngọn đuốc được châm từ nhà thầy cúng. Đàn cúng được làm từ những cành tre, trên đặt lá dong để lễ vật. Lễ vật được chia đều cho các vị thần, trong đó phần lớn nhất giành cho vị thần chủ, vị thần đứng đầu, cai quản các thần khác. Khi lập đàn cúng xong, thầy cúng bắt đầu làm lễ, mở đầu là cúng trình báo với lễ vật là đôi gà còn sống mang theo từ nhà. Sau nghi thức trình báo, đôi gà được những người giúp việc đem thịt. Lúc này, thầy cúng cắm một cành cây trước đàn cúng để đặt pươn cơm cùng thịt, tiết gà, rượu để cúng mời các vị thần về hưởng và tống tiễn các điềm xấu ra khỏi làng, khỏi núi. Cúng xong, thầy cúng đọc tên các thành viên trong làng và hóa tiền, vàng, hương do dân làng dâng lên ngay trước đàn tế để thần linh phù hộ. Tiếp theo, thầy cúng thực hiện nghi thức tống tiễn điềm xấu ra khỏi làng với động tác cầm chiếc dao nhọn trên tay hất mạnh pươn cơm ra xa. Nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ ngay tại nơi làm lễ. Theo quan niệm của đồng bào, mọi thứ đã đem đi làm lễ phải được sử dụng hết, nếu đem về gia đình sẽ không gặp may, dân làng sẽ bị ảnh hưởng. Sau nghi lễ, các trò chơi như đánh yến, chơi quay, hay những khúc hát xuân lại được cất lên vui vẻ, ca ngợi cuộc sống, giúp dân làng tái tạo sức lao động, cùng vun đắp cho cuộc sống ngày càng tươi vui. Lễ ra đồng với ý nghĩa chào đón điều tốt đẹp cho năm mới, thể hiện mong muốn mưa thuận gió hòa, làng bản yên bình giúp bà con trong bản gặp gỡ, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế. Thực hành nghi lễ góp phần giữ gìn và trao truyền những truyền thống tốt đẹp của ông cha cho thế hệ kế tiếp, góp phần gắn kết cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động, sản xuất. Với giá trị tiêu biểu, Lễ ra đồng (Pặt Oong) của người Pu Péo được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/01/2018. Tổng hợp từ Internet: Lương Quỳnh Hoa Biên tập: Nguyễn Thy Nga 2997 “Lễ Pặt oong” của người Pu Péo ở thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, gắn liền với lịch sử phát triển tộc người của dân tộc Pu Péo. Cứ đến tháng Giêng Âm lịch (từ ngày mùng 5 đến ngày 12 Tết, tùy thuộc vào chủ lễ xem ngày), tất cả người dân trong bản lại có mặt đông đủ để tham gia Lễ Pặt oong (Lễ ra đồng) với mong muốn cầu chúc một năm mới thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Pặt tiếng Pu Péo là làm sạch, còn oong là nước, pặt oong có nghĩa là làm sạch nước, là phát nước, phát lửa, đồng thời đuổi những tà ma, điều xấu, những điều không may mắn, xui xẻo ra khỏi nhà, khỏi làng, ra khỏi địa bàn cư trú của người Pu Péo. Hiện nay, lễ Pặt oong được tổ chức ở khu ruộng đầu thôn Chúng Chải, nơi tập trung nhiều các hộ dân Pu Péo sinh sống. Trước khi tổ chức nghi lễ, các gia đình trong thôn họp bàn về cách thức tổ chức, đưa ra mức đóng góp và cử ra một vài người phụ giúp thầy cúng. Sáng ngày làm lễ mọi người tập trung đông đủ tại nhà thầy cúng (chủ lễ) để cùng chuẩn bị cho nghi lễ: một đôi gà, ba phên nứa, ba lá dong dùng để làm Pươn cơm cúng, rượu, trứng, đôi thùng đựng nước và một bó đuốcThầy cúng chặt tre, lấy lá dong về làm 3 pươn cơm cúng tượng trưng cho việc đón và đem những điều xấu, bệnh tật ra khỏi nhà, khỏi thôn xóm. Dân làng chuẩn bị cơm, trứng để làm lễ vật dâng cúng, đôi thùng gánh nước để làm lễ phát nước ra đồng. Bó đuốc được làm từ rơm của vụ mới, là đồ để thầy cúng thực hành nghi lễ và duy trì ngọn lửa từ nhà thầy cúng qua các gia đình rồi phát lửa ra đồng. Các vật dụng dùng trong nghi lễ phải là đồ mới để khi dâng lên thần linh mới mang hết những xui xẻo đi được. Trước tiên, thầy cúng thắp hương lên các ban thờ, báo cáo với tổ tiên, thần linh tại nhà thầy cúng về nghi lễ sẽ thực hiện, cầu mong con người khỏe mạnh, thần linh đuổi hết mọi điều xấu, bệnh tật… ra khỏi nhà, khỏi cửa, khỏi làng, khỏi xóm, khỏi đỉnh núi. Thầy cúng cũng thắp hương, đốt nến và khơi lửa bếp thiêng để chuẩn bị cho nghi lễ. Đặc biệt, lần lượt từng gia đình được thầy cúng và đội giúp việc đến nhà làm lễ, được góp nước cho nghi lễ chung để gửi tới thần linh lời thỉnh cầu xua đuổi hết những xui xẻo ra khỏi nhà. Đoàn người tham gia nghi lễ đông dần và đến khi thầy cúng làm lễ cho gia đình cuối cùng nghĩa là cả cộng đồng làng đã có mặt để ra đồng thực hiện nghi lễ chung. Đến mỗi gia đình, thầy cúng và hai người giúp việc sẽ đi thẳng vào nhà, nơi đặt ban thờ tổ tiên để xin rước lửa, rước nước ra đồng, cầu xin bình an cho gia đình dưới sự chứng kiến của chủ nhà và đoàn người trong thôn tham dự ngày cúng lễ ra đồng năm mới. Cúng xong, thầy cúng và đoàn người làm lễ đi ra ngoài, chủ nhà sẽ lấy một ít tro bếp trộn với ngô ném khắp nhà với ý nghĩa đuổi tà ma ra khỏi nhà. Trong khi mọi người vào trong nhà làm lễ, người gánh nước ra chỗ đựng nước của gia đình và đợi sẵn ở đó. Khi thấy đoàn người làm lễ đi ra sẽ nhanh tay múc vào mỗi thùng ba gáo nước. Đoàn người ra khỏi nhà, chủ nhà sẽ nhanh tay đóng kín cửa, không cho ma quỷ, cái xấu quay trở lại. Sau khi vào tất cả các gia đình trong thôn, thầy cúng cùng dân làng đi ra nơi lập đàn cúng, thường là khu đất rộng, sạch sẽ gần làng và phải gần ruộng của làng. Đến nơi, theo sự phân công trước, mọi người chuẩn bị đồ vật để làm lễ. Cơm và trứng cúng thần được nấu bằng nước lấy từ các gia đình và lửa từ ngọn đuốc được châm từ nhà thầy cúng. Đàn cúng được làm từ những cành tre, trên đặt lá dong để lễ vật. Lễ vật được chia đều cho các vị thần, trong đó phần lớn nhất giành cho vị thần chủ, vị thần đứng đầu, cai quản các thần khác. Khi lập đàn cúng xong, thầy cúng bắt đầu làm lễ, mở đầu là cúng trình báo với lễ vật là đôi gà còn sống mang theo từ nhà. Sau nghi thức trình báo, đôi gà được những người giúp việc đem thịt. Lúc này, thầy cúng cắm một cành cây trước đàn cúng để đặt pươn cơm cùng thịt, tiết gà, rượu để cúng mời các vị thần về hưởng và tống tiễn các điềm xấu ra khỏi làng, khỏi núi. Cúng xong, thầy cúng đọc tên các thành viên trong làng và hóa tiền, vàng, hương do dân làng dâng lên ngay trước đàn tế để thần linh phù hộ. Tiếp theo, thầy cúng thực hiện nghi thức tống tiễn điềm xấu ra khỏi làng với động tác cầm chiếc dao nhọn trên tay hất mạnh pươn cơm ra xa. Nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ ngay tại nơi làm lễ. Theo quan niệm của đồng bào, mọi thứ đã đem đi làm lễ phải được sử dụng hết, nếu đem về gia đình sẽ không gặp may, dân làng sẽ bị ảnh hưởng. Sau nghi lễ, các trò chơi như đánh yến, chơi quay, hay những khúc hát xuân lại được cất lên vui vẻ, ca ngợi cuộc sống, giúp dân làng tái tạo sức lao động, cùng vun đắp cho cuộc sống ngày càng tươi vui. Lễ ra đồng với ý nghĩa chào đón điều tốt đẹp cho năm mới, thể hiện mong muốn mưa thuận gió hòa, làng bản yên bình giúp bà con trong bản gặp gỡ, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế. Thực hành nghi lễ góp phần giữ gìn và trao truyền những truyền thống tốt đẹp của ông cha cho thế hệ kế tiếp, góp phần gắn kết cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động, sản xuất. Với giá trị tiêu biểu, Lễ ra đồng (Pặt Oong) của người Pu Péo được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/01/2018. Tổng hợp từ Internet: Lương Quỳnh Hoa Biên tập: Nguyễn Thy Nga Trở về đầu trang Pặt oong Ra đồng sạch nước Hà Giang thần rừng thần đất Si Ma Cai Pu Péo 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10