Các nhà nghiên cứu tại NASA mới đây đã phát hiện những hình ảnh ngoạn mục về TOI-561b – một trong những ngoại hành tinh được coi là già nhất trong vũ trụ từng được phát hiện.
TOI-561b được phát hiện thông qua Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh
chuyển tiếp (TESS) của NASA, vốn được phóng vào không gian năm 2018. Với
kích thước lớn hơn khoảng 50% và khối lượng lớn gấp 3 lần Trái Đất,
TOI-561b là ngoại hành tinh thuộc dạng đất đá, được xếp vào nhóm "siêu
Trái Đất" - thuật ngữ dùng để chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có
khối lượng gấp nhiều lần Trái đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.
Hành
tinh này quay quanh ngôi sao TOI-561, cách Trái Đất 280 năm ánh sáng.
Đáng chú ý, hệ sao này đã hình thành từ 10 tỉ năm trước, trong khi Mặt
trời mới 4,5 tỉ năm tuổi. Điều này có nghĩa, TOI-561b và ngôi sao chủ
của nó đã xuất hiện vào giai đoạn 2 tỷ năm sau khi dải Ngân Hà hình
thành.
Ảnh dựng 3D của ngoại hành tinh TOI-561b. Ảnh: NASA.
"TOI-561b là một trong những hành tinh đá lâu đời nhất được phát
hiện", Lauren Weiss - nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Hawaii, tác
giả chính của nghiên cứu - cho biết.
Các nhà khoa học cũng rất
bất ngờ khi nhận thấy mật độ của TOI-561b tương đương Trái Đất, mặc dù
có khối lượng lớn hơn nhiều lần. Điều này cho thấy ngoại hành tinh này
đã được sinh ra từ rất lâu.
Về cơ bản, những hành tinh già cỗi
có mật độ rỗng hơn bởi chúng được sinh ra vào thời điểm vũ trụ chưa có
nhiều nguyên tố nặng. Bản thân các nguyên tố nặng chỉ được tạo ra khi
các sao ‘đời đầu’ phát nổ và chết đi, cung cấp vật liệu cho quá trình
hình thành sao và hành tinh mới trong khắp vũ trụ.
Khác với Trái Đất, hành tinh này nằm cực gần
với ngôi sao chủ, khi TOI-561b chỉ mất nửa ngày để hoàn thành một vòng
quỹ đạo. Do nằm quá gần ngôi sao chủ, nhiệt độ bề mặt của TOI-561b lên
tới 1700 độ C. Nhiệt độ này quá nóng để duy trì sự sống. Mặc dù vậy, các
nhà khoa học cho rằng hành tinh này từng nóng hơn hàng triệu năm trước
và cũng không loại trừ khả năng từng chứa sự sống.
Được biết thêm, bên cạnh TOI-561b, còn có hai hành tinh khí lớn hơn quay quanh ngôi sao TOI-561.
Tham khảo Space.com
Anh Việt
Pháp luật & Bạn đọc