Sự hiểu biết mới này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các sao chổi và tiểu hành tinh di chuyển quanh Hệ Mặt trời và mối đe dọa tiềm tàng của chúng đối với Trái đất, cũng như giúp ích cho các nhiệm vụ khám phá Hệ Mặt trời trong tương lai.
Theo trang tin ScienceAlert, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một
mạng lưới ‘siêu cao tốc" vũ trụ, mở ra triển vọng giúp con người có thể
rút ngắn thời gian di chuyển từ Trái đất đến các vùng xa xôi của Hệ Mặt
trời.
Được biết, nhóm nghiên cứu đã quan sát và tìm kiếm các "đa
tạp không gian" (Space manifolds) - những cấu trúc vô hình bao gồm một
loạt các vòm kết nối được tạo ra bởi các tương tác hấp dẫn của các hành
tinh trong Hệ Mặt trời. Theo các nhà nghiên cứu, các đa tạp không gian
sẽ kết hợp cùng nhau để tạo ra một thứ gọi là ‘đường cao tốc dành cho
thiên thể vũ trụ’.
Tuy nhiên, việc tìm ra các đa tạp không gian
không hề đơn giản. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California (Mỹ) đã phải
phân tích quỹ đạo của hàng triệu thiên thể trong Hệ Mặt trời bằng cách
quan sát trực tiếp hoặc mô phỏng trên máy tính, sau đó tính toán cách
chúng tương tác và liên kết với nhau để tìm ra manh mối.
Các đường cao tốc vũ trụ cho phép các thiên thạch di chuyển qua không
gian nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây - ví dụ, du hành giữa Sao
Mộc và Sao Hải Vương trong vòng chưa đầy một thập kỷ
Trong quá trình quan sát những vật thể nằm trong khu vực từ vành đai
tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc cho đến sao Thiên Vương, nhóm
nghiên cứu đã tìm ra được một cấu trúc đa tạp không gian. Cấu trúc này
có sự liên kết với Sao Mộc cũng như với lực hấp dẫn cực mạnh của hành
tinh này, vốn tác động lên các vật thể nằm trong ảnh hưởng của nó.
"Chúng tôi đã phát hiện một cấu trúc đa tạp không gian chưa từng được
tìm thấy trước đây, bao gồm một loạt các vòm kết nối trải dài từ vành
đai tiểu hành tinh đến Sao Thiên Vương và xa hơn nữa", nhóm nghiên cứu
cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, mạng lưới ‘cao tốc vũ trụ’ này đã
giúp các sao chổi và thiên thạch có thể di chuyển từ khu vực gần Sao Mộc
tới Sao Hải vương trong khoảng thời gian chưa đầy một thập kỷ, và di
chuyển quãng đường 100 AU (1 AU bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt
Trời) trong vòng ít hơn 100 năm. Thông thường, để có thể di chuyển
khoảng cách xa như vậy, các vật thể sẽ mất khoảng hàng trăm nghìn đến
hàng triệu năm.
Đây là bản đồ của các 'cao tốc vũ trụ' xung quanh Sao Mộc - tập trung vào cấu trúc rất hỗn loạn bên trong các vòm
Sự hiểu biết mới này có thể giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về cách các sao chổi và tiểu hành tinh di chuyển quanh Hệ
Mặt trời và mối đe dọa tiềm tàng của chúng đối với Trái đất. Và tất
nhiên, chúng sẽ giúp ích cho các nhiệm vụ khám phá Hệ Mặt trời trong
tương lai.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn còn đối mặt với nhiều
thử thách phía trước. Chẳng hạn, chúng ta sẽ phải tìm ra cách tận dụng
các đường cao tốc không gian này để tàu vũ trụ có thể di chuyển nhanh
hơn.
Tham khảo Science Alert
Anh Việt
Pháp luật & Bạn đọc