Quang Trung - Vị vua thiên tài về chế tạo vũ khí Quang Trung - Vị vua thiên tài về chế tạo vũ khí Dân Việt - Hơn 20 vạn quân Thanh chết trong trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa rất có thể vì một thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt, và với mặt bằng kỹ thuật thời đó cùng các điều kiện sẵn có, thì đó có thể là bom phốt pho do “kỹ sư chân đất” - nhà quân sự thiên tài Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung chế tạo. Đúng mùng 5 Tết cách đây 3 năm, tôi dẫn các chuyên gia tên lửa châu Âu đi dự Lễ hội gò Đống Đa. Tôi giới thiệu cho các đồng nghiệp châu Âu về chiến thắng Đống Đa của cha ông chúng ta, rằng xác địch bị giết tương truyền được chôn ở 12 gò đống và gò Đống Đa là cái mả quân thù còn lại. Một vị chuyên gia châu Âu vừa cười vừa nói với tôi, cách đây gần 230 năm, chắc là các bạn đã có bom nhiệt áp như chúng ta vừa thử nghiệm, chứ ngần ấy xác chết vì gươm giáo thì không logic. Xác chết chất thành 12 gò đống trong một đêm, sau vài giờ chiến đấu, chỉ có thể là kết quả của vũ khí giết người hàng loạt, chứ khó có thể là do gươm giáo (!?). Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Chính từ đó, tôi đã bắt đầu quan tâm tới vũ khí của dân tộc mình với tư cách là một kỹ sư chế tạo vũ khí. Và kết quả mới nhất là nguyên lý nỏ thần An Dương Vương của tôi, vừa qua báo chí trong nước đã đưa tin và những clip họ quay về những gì tôi trình bày trước công luận. Sau nhiều nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về vũ khí thời vua Quang Trung với sự trợ giúp của các đồng nghiệp châu Âu, đứng đầu là Tiến sĩ vật lý, Tổng công trình sư Ivan Vilegzanin (Cơ quan nghiên cứu phát triển Almaz thuộc tập đoàn tên lửa Almaz Altey, Liên bang Nga), tôi có thể khẳng định: Gần đúng như lời nói đùa của vị chuyên gia châu Âu nọ, cách đây 231 năm vua Quang Trung đã nghiên cứu và chế tạo thành công bom phốt pho với số lượng lớn. Ít nhất 20 vạn quân Thanh đã bị chết bỏng và đa số chết ngạt bởi bom phốt pho và vũ khí (tương tự như napalm hay như lửa Hy Lạp huyền thoại) của vua Quang Trung chỉ trong có vài ngày. Xin được mô tả chiến dịch diệt Thanh của vua Quang Trung theo cách nhìn của tôi: Theo sử sách, vua Quang Trung hành quân ra Bắc, cứ hai người khiêng một thuyền nhỏ. Trong thuyền nhỏ đó có thể là phốt pho ngâm dưới nước để tránh nổ và các thành phần để làm hoả cầu phốt pho và hoả lửa (như napalm). Bằng cách này, quân Tây Sơn vận chuyển an toàn các vật liệu nổ khi hành quân. Tại Nghệ An, vua Quang Trung tuyển thêm quân, đội quân này chỉ được huấn luyện cơ bản về việc phóng lao, ném lựu đạn, ném đuốc và những đường cơ bản về sử dụng gươm giáo. Theo tôi nghĩ, với thời gian luyện tập rất ít như vậy, trình độ sử dụng gươm giáo của họ sẽ không cao. Sử sách thời nay mô tả quân lính của vua Quang Trung võ nghệ cao cường như võ Bình Định e rằng có gì chưa thật chính xác. Các sử sách ngày xưa nói chung, sử sách Trung Quốc nói riêng, đều mô tả quân Tây Sơn bắn hoả tiễn hoả châu tới tấp, tung hoả cầu, phụt hoả lửa trong lúc đánh nhau, chứ không nói đến đoạn võ nghệ cao cường. Trước khi tấn công quân Thanh, vua Quang Trung đã tuyên bố là tiêu diệt quân Thanh chỉ trong có vài ngày trước ba quân, vì vua Quang Trung đã biết rõ uy lực của hoả cầu phốt pho của mình. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy vua Quang Trung có vũ khí vô cùng uy lực. Việc tuyên bố trước toàn quân như thế chắc chắn không qua khỏi con mắt của do thám quân Thanh. Quân Thanh hoàn toàn không bị bất ngờ và đã có kế hoạch đối phó, trong chưa đầy 1 tháng gấp rút xây một loạt cứ điểm phòng thủ kiên cố như Ngọc Hồi, Hạ Hồi, Đống Đa… với bãi chông và địa lôi (đến nay vẫn còn dấu tích). Tôn Sĩ Nghị đã bố trí một thế trận phòng thủ nhiều tầng lớp, điều động quân liên tục, chứng tỏ chúng không chủ quan khinh địch một chút nào và đã chuẩn bị kỹ lưỡng, chứ không phải là chỉ phè phỡn ăn tết như sử sách mô tả, làm giảm giá trị chiến thắng của tổ tiên. Ít nhất 29 vạn quân tinh nhuệ nhất của nhà Thanh (theo hịch của nhà Thanh là 50 vạn), với trang bị tối tân nhất, dưới sự chỉ huy của hoàng đế nhà Thanh Càn Long cùng với toàn bộ các tướng lĩnh giỏi nhất, đã từng mở rộng lãnh thổ Trung Quốc gần gấp đôi, đã xâm lược nước ta. Quân đội nhà Thanh được trang bị rất tốt và đã chuẩn bị đối phó với hoả lửa và hoả cầu của quân Tây Sơn. Trong quân lệnh của Tôn Sĩ Nghị có nói rõ, hoả cầu là quả cầu sắt hoặc bằng giấy phết, trong là thuốc nổ đen, khi nổ bung ra lưu huỳnh và một số quả cầu nhỏ để gây nổ thứ cấp, hoặc là đinh hoặc ghém sắt, nói chung chả ăn nhằm gì, chỉ cần tránh đi là đủ. Quân Thanh lúc đó đâu biết rằng trong hoả cầu của vua Quang Trung không phải là lưu huỳnh thông thường mà là phốt pho, một thứ vũ khí kinh hoàng, chỉ sau bom nguyên tử. Các vũ khí mà vua Quang Trung chế tạo với sức mạnh kinh hoàng bao gồm bom hay đầu nổ phốt pho: Là một quả cầu sắt hoặc giấy phết, bên trong là thuốc nổ đen, sau đó là đến lớp bột phốt pho (vua Quang Trung đã thay bột lưu huỳnh từ nguyên bản bằng bột phốt pho) có một vài quả pháo nhỏ tí làm mồi và ngòi để đốt. Khi nổ thì tung bột phốt pho vào khoảng không lớn, sau đó nổ thứ cấp để mồi cháy phốt pho. Hoả lửa là hỗn hợp nhựa thông (để tăng tính bám khi cháy) và rượu mạnh từ hoa quả độc. Trước khi phóng hỗn hợp này vào không khí, hoặc trước khi ném lựu đạn, lao, bó đuốc có hỗn hợp này thì trộn vôi sống, tác dụng với nước trong rượu và nhựa thông (như là tôi vôi) sẽ làm nóng hỗn hợp nhựa thông và rượu lên điểm cháy. Khi phun ra, hoặc bị vỡ tung ra từ ống hoặc bình, hỗn hợp rượu - nhựa thông cực nóng này sẽ kết hợp với ôxy và gây cháy ngay lập tức bám vào người và quần áo. Đó là hai loại đầu nổ quan trọng và vô cùng uy lực do vua Quang Trung chế tạo ra. Trong trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa xuân Kỷ Dậu cách đây 231 năm, quân Thanh chọn cách phòng ngự chủ động, để làm tiêu hao sinh lực quân Đại Việt, sau đó sẽ phản công và tiêu diệt toàn bộ. Quân Đại Việt chuẩn bị vũ khí để tấn công, phốt pho được lấy từ các thuyền ra và cho vào hoả cầu, hoả lửa ở dạng ngọn đuốc và cây lao hoặc là bình phun được đưa đến cho từng quân sĩ. Việc này cũng được các nhà truyền giáo ghi lại, đây cũng là dấu vết về bằng chứng phốt pho vì phốt pho tự cháy trong không khí nên bắt buộc phải ngâm dưới nước, khi cho vào hoả cầu phải sử dụng ngay. Đây là lần đầu tiên trong hàng nghìn năm lịch sử, quân Đại Việt tấn công chủ động vào đội quân xâm lược đông hơn rất nhiều lần và ở trong thành lũy vững chắc. Đầu tiên quân Việt sẽ bắn thần công hoặc phóng tên lửa ở tầm xa (như một quả pháo thăng thiên to hơn) với đầu nổ là phốt pho, gần hơn thì phóng lao hoặc tung các bó đuốc có phần đầu là bom phốt pho hoặc hợp chất nhựa thông trộn rượu, khi cháy bám vào quân thù như napalm ngày nay. Khi giáp lá cà thì phun hoả lửa vào quân thù, gần nữa thì mới dùng kiếm ngắn. Tôi có thể tưởng tượng những giây phút đầu tiên quân Thanh chờ đội quân Đại Việt tấn công, chắc hẳn quân Thanh rất ngạc nhiên là sao quân Đại Việt lại xông vào thành luỹ vững chắc để chết hay sao. Thế rồi những quả hoả cầu đầu tiên được bắn tới đám lính quân Thanh, quân Thanh nghĩ quả hoả cầu đó chỉ như là quả pháo đùng đốt tết to hơn mà thôi, chả ăn nhằm gì… Tiếng nổ đầu tiên tương đương với pháo đùng thật, tiếp theo là một loại bụi được bung ra rồi tiếng nổ thứ hai dữ dội hơn phát ra kèm theo độ bỏng khủng khiếp và quân Thanh cảm thấy như là đang trong vạc dầu sôi. Quân Thanh lần đầu tiên trong đời đối diện với bom phốt pho với độ nóng theo sử sách nhà Thanh mô tả: “Nó (chỉ hỏa nổ - hỏa cầu) nhanh như sấm chớp, nóng như thò tay vào vạc dầu”. Đây cũng là một bằng chứng vô cùng thuyết phục cho giả thuyết phốt pho, vì đặc trưng của bỏng phốt pho là bỏng sâu trợt hết da thịt ra ngoài như là nhúng tay vào vạc dầu sôi, kèm theo hiệu ứng phốt pho nổ trong không khí, hút ôxy trong không khí nên nhanh như chớp. Bom phốt pho nổ với màn khói trắng đặc trưng với độ bỏng vô cùng khủng khiếp, đau đớn cũng kinh khủng khiến quân Thanh vô cùng hoảng loạn. Một điểm nữa là khi bom phốt pho nổ thì nguyên lý của nó là hút ôxy trong không khí rất nhanh… Quân Thanh bắt đầu hoảng loạn và đa số bắt đầu ngồi thụp xuống để tránh, đây chính là điều giết quân Thanh nhiều nhất, vì nơi hoả cầu phốt pho nổ không có ôxy, trong vòng một phút tất cả đều chết ngạt. Càng nhiều quân thì càng dễ chết, lúc đó mật độ quân Thanh tập trung rất đông, chỉ cần vài quả hoả cầu phốt pho là rất nhiều địch chết. Chỉ sau vài tiếng chiến đấu ở Đống Đa, xác địch chết hàng loạt và được chôn ở 12 gò to, càng chứng tỏ giả thuyết phốt pho là đúng vì đó là chết do ngạt khí sau khi bom phốt pho nổ. Những tên lính Thanh nếu chạy thoát được khỏi đám cháy phốt pho thì cũng rất yếu vì đã hít phải khí độc và trong phổi có rất ít ôxy nên rất mệt mỏi, không còn sức chiến đấu. Các tráng sĩ đi theo sau đụn rơm tiến đến sát đồn luỹ quân Thanh, trong tay có lựu đạn phốt pho, có lao và bó đuốc, trong đó là chất lỏng cháy như napalm. Khi đến gần đồn luỹ địch thì sẽ tung hết vào trong... Quân Thanh không bị bất ngờ vì lí do bị đánh mà hoàn toàn bất ngờ là do gặp phải bom phốt pho, một thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà đến nay, năm 2020, nó cũng chỉ đứng sau bom nguyên tử. Có một nhà thơ đương thời đã viết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành/Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh”. Bản thân câu thơ “Một trận rồng lửa...” là bằng chứng lửa phốt pho tiêu diệt quân thù. Khi các cánh quân Đại Việt đánh đến Đống Đa - Thăng Long, những quân sĩ thân tín đã kịp báo cho Tôn Sĩ Nghị biết hậu quả khủng khiếp của hoả cầu Đại Việt, không có cách gì để chống trả, mà phải chạy cho nhanh mặc dù lúc đó quân Thanh đông gấp nhiều lần quân Đại Việt và đa số chắc có trình độ võ thuật cao cường. Phốt pho là chất dễ cháy trong không khí nên quân Thanh không thể có một quả hoả cầu phốt pho nào mang về nên nhà Thanh hoàn toàn không biết là vì sao Đại Việt có hoả cầu khủng khiếp như thế. Đại thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã khiến vua Càn Long phải nhượng bộ, bỏ lệ cống nạp người và vàng, sẵn sàng gả công chúa và cắt lưỡng quảng cho Đại Việt. Một bằng chứng gián tiếp nữa là sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung không ngay lập tức sử dụng đội quân đang có nhuệ khí rất cao vào nam đánh nhà Nguyễn, đơn giản vì vua hết bom phốt pho. Rồi bằng chứng nữa là Đại Việt thời vua Quang Trung dòm ngó nhà Thanh, vì với đủ lượng bom phốt pho thì việc đánh chiếm nhà Thanh cũng hoàn toàn có cơ sở. Tại Bảo tàng vua Quang Trung (Bình Định), hướng dẫn viên có kể giai thoại vua Quang Trung về đêm sáng mắt và bị mù trước khi chết. Ảnh: Quốc Phong. Trong sử sách có nói “vua Quang Trung có một con mắt nhỏ, nhưng có cái tròng rất lạ. Ban đêm ông ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu…". Nhà báo Quốc Phong bạn tôi từng có lần nói với tôi, mới đây khi anh đến thăm Bảo tàng vua Quang Trung (Bình Định), hướng dẫn viên có nói về giai thoại vua Quang Trung về đêm từng sáng mắt và chuyện vua bị mù trước khi chết. Các nhà hoá học đều biết, để có con mắt phát sáng trong đêm thì chỉ có hai hoá chất là phốt pho và chất phóng xạ Radium. Chất phóng xạ Radium khi đó chưa ai làm ra và rất khó làm ra, nhưng phốt pho thì hoàn toàn có thể chưng cất từ phân, nước đái dơi hoặc chim. Việc làm con mắt phát sáng trong đêm là ảo thuật rất thông dụng của nhà hoá học sáng chế ra phốt pho người Đức Hennig Brand năm 1669. Khắp Việt Nam, đặc biệt là vùng núi miền Trung và miền Nam, ở phần đất mà vua Gia Long cắt đất cho Lào, là nơi trú ngụ của một số lượng dơi khổng lồ. Phân dơi hay nước đái dơi đọng trên đất tầng tầng lớp lớp, có thành phần phốt pho rất cao. Đến ngày nay, phân dơi với hàm lượng phốt pho cực cao vẫn đang là mặt hàng được ưa chuộng. Đồng bào dân tộc từ nghìn năm nay đã chưng cất phân dơi, đất có nước đái dơi để làm chất cháy mà không biết đó chính là phốt pho. Như vậy thì vua Quang Trung đã có nguồn phốt pho khổng lồ. Thiên tài ở vua, ấy là ngài biết sử dụng phốt pho nguyên chất xoa vào mắt (có thể để khéo léo cho thiên hạ biết mình khác người) thì việc làm bom phốt pho là điều không quá khó hiểu. Thêm nữa, vua Quang Trung có quan hệ với quân cướp biển người Hoa và một mặt hàng mà cướp biển người Hoa cung cấp là phân chim với thành phần phốt pho cực lớn từ các hòn đảo trên biển. Cuối đời vua Quang Trung bị mù mắt và cái chết của vua cũng có dấu hiệu của việc phơi nhiễm phốt pho. Sau khi vua Quang Trung chết thì nhà Tây Sơn đã không địch được nhà Nguyễn, rất có thể vì bí mật về vũ khí và cách tổ chức sản xuất vũ khí đã không còn và đã đi theo vua Quang Trung. Cách thức sản xuất hoả cầu phốt pho là bí mật lớn của vua Quang Trung nên chắc chắc sẽ chỉ được giao cho những người mà vua tin cậy nhất. Vua Quang Trung chết với các dấu hiệu phơi nhiễm phốt pho mặc dù được cứu chữa tốt nhất, thì những người trong dự án bí mật của ngài cũng khó tránh khỏi việc bị phơi nhiễm. Nhà Tây sơn sau cái chết của vua Quang Trung bị mất công nghệ sản xuất phốt pho, mất đi sức mạnh khủng khiếp của mình. Những nghiên cứu bước đầu của tôi về vũ khí thời Quang Trung trên đây cũng là lí giải một cách hợp lý cho chiến thắng thần tốc với độ thương vong cực lớn của quân Thanh cùng với sự run sợ của nhà Thanh trước vua Quang Trung sau đó. Nỏ thần bắn một lúc nhiều mũi của vua An Dương Vương thì tôi có thể chế được như đã chứng minh trên nhiều tờ báo gần đây. Nhưng việc đi tìm chứng cớ về phốt pho do vua Quang Trung sáng chế thì chắc chắn phải có sự tham gia của các cơ quan khoa học của nhà nước. Thậm chí có thể thực hiện việc xét nghiệm xương lính quân Thanh nằm tại gò Đống Đa để xem có dấu vết bị chết vì phốt pho. Rất mong các cơ quan nghiên cứu nước nhà vào cuộc để đánh giá đúng giá trị của chiến thắng quân Thanh cũng như thiên tài quân sự, đặc biệt về công nghệ chế tạo vũ khí của vua Quang Trung. KS Vũ Đình Thanh 6506 Dân Việt - Hơn 20 vạn quân Thanh chết trong trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa rất có thể vì một thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt, và với mặt bằng kỹ thuật thời đó cùng các điều kiện sẵn có, thì đó có thể là bom phốt pho do “kỹ sư chân đất” - nhà quân sự thiên tài Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung chế tạo. Đúng mùng 5 Tết cách đây 3 năm, tôi dẫn các chuyên gia tên lửa châu Âu đi dự Lễ hội gò Đống Đa. Tôi giới thiệu cho các đồng nghiệp châu Âu về chiến thắng Đống Đa của cha ông chúng ta, rằng xác địch bị giết tương truyền được chôn ở 12 gò đống và gò Đống Đa là cái mả quân thù còn lại. Một vị chuyên gia châu Âu vừa cười vừa nói với tôi, cách đây gần 230 năm, chắc là các bạn đã có bom nhiệt áp như chúng ta vừa thử nghiệm, chứ ngần ấy xác chết vì gươm giáo thì không logic. Xác chết chất thành 12 gò đống trong một đêm, sau vài giờ chiến đấu, chỉ có thể là kết quả của vũ khí giết người hàng loạt, chứ khó có thể là do gươm giáo (!?). Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Chính từ đó, tôi đã bắt đầu quan tâm tới vũ khí của dân tộc mình với tư cách là một kỹ sư chế tạo vũ khí. Và kết quả mới nhất là nguyên lý nỏ thần An Dương Vương của tôi, vừa qua báo chí trong nước đã đưa tin và những clip họ quay về những gì tôi trình bày trước công luận. Sau nhiều nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về vũ khí thời vua Quang Trung với sự trợ giúp của các đồng nghiệp châu Âu, đứng đầu là Tiến sĩ vật lý, Tổng công trình sư Ivan Vilegzanin (Cơ quan nghiên cứu phát triển Almaz thuộc tập đoàn tên lửa Almaz Altey, Liên bang Nga), tôi có thể khẳng định: Gần đúng như lời nói đùa của vị chuyên gia châu Âu nọ, cách đây 231 năm vua Quang Trung đã nghiên cứu và chế tạo thành công bom phốt pho với số lượng lớn. Ít nhất 20 vạn quân Thanh đã bị chết bỏng và đa số chết ngạt bởi bom phốt pho và vũ khí (tương tự như napalm hay như lửa Hy Lạp huyền thoại) của vua Quang Trung chỉ trong có vài ngày. Xin được mô tả chiến dịch diệt Thanh của vua Quang Trung theo cách nhìn của tôi: Theo sử sách, vua Quang Trung hành quân ra Bắc, cứ hai người khiêng một thuyền nhỏ. Trong thuyền nhỏ đó có thể là phốt pho ngâm dưới nước để tránh nổ và các thành phần để làm hoả cầu phốt pho và hoả lửa (như napalm). Bằng cách này, quân Tây Sơn vận chuyển an toàn các vật liệu nổ khi hành quân. Tại Nghệ An, vua Quang Trung tuyển thêm quân, đội quân này chỉ được huấn luyện cơ bản về việc phóng lao, ném lựu đạn, ném đuốc và những đường cơ bản về sử dụng gươm giáo. Theo tôi nghĩ, với thời gian luyện tập rất ít như vậy, trình độ sử dụng gươm giáo của họ sẽ không cao. Sử sách thời nay mô tả quân lính của vua Quang Trung võ nghệ cao cường như võ Bình Định e rằng có gì chưa thật chính xác. Các sử sách ngày xưa nói chung, sử sách Trung Quốc nói riêng, đều mô tả quân Tây Sơn bắn hoả tiễn hoả châu tới tấp, tung hoả cầu, phụt hoả lửa trong lúc đánh nhau, chứ không nói đến đoạn võ nghệ cao cường. Trước khi tấn công quân Thanh, vua Quang Trung đã tuyên bố là tiêu diệt quân Thanh chỉ trong có vài ngày trước ba quân, vì vua Quang Trung đã biết rõ uy lực của hoả cầu phốt pho của mình. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy vua Quang Trung có vũ khí vô cùng uy lực. Việc tuyên bố trước toàn quân như thế chắc chắn không qua khỏi con mắt của do thám quân Thanh. Quân Thanh hoàn toàn không bị bất ngờ và đã có kế hoạch đối phó, trong chưa đầy 1 tháng gấp rút xây một loạt cứ điểm phòng thủ kiên cố như Ngọc Hồi, Hạ Hồi, Đống Đa… với bãi chông và địa lôi (đến nay vẫn còn dấu tích). Tôn Sĩ Nghị đã bố trí một thế trận phòng thủ nhiều tầng lớp, điều động quân liên tục, chứng tỏ chúng không chủ quan khinh địch một chút nào và đã chuẩn bị kỹ lưỡng, chứ không phải là chỉ phè phỡn ăn tết như sử sách mô tả, làm giảm giá trị chiến thắng của tổ tiên. Ít nhất 29 vạn quân tinh nhuệ nhất của nhà Thanh (theo hịch của nhà Thanh là 50 vạn), với trang bị tối tân nhất, dưới sự chỉ huy của hoàng đế nhà Thanh Càn Long cùng với toàn bộ các tướng lĩnh giỏi nhất, đã từng mở rộng lãnh thổ Trung Quốc gần gấp đôi, đã xâm lược nước ta. Quân đội nhà Thanh được trang bị rất tốt và đã chuẩn bị đối phó với hoả lửa và hoả cầu của quân Tây Sơn. Trong quân lệnh của Tôn Sĩ Nghị có nói rõ, hoả cầu là quả cầu sắt hoặc bằng giấy phết, trong là thuốc nổ đen, khi nổ bung ra lưu huỳnh và một số quả cầu nhỏ để gây nổ thứ cấp, hoặc là đinh hoặc ghém sắt, nói chung chả ăn nhằm gì, chỉ cần tránh đi là đủ. Quân Thanh lúc đó đâu biết rằng trong hoả cầu của vua Quang Trung không phải là lưu huỳnh thông thường mà là phốt pho, một thứ vũ khí kinh hoàng, chỉ sau bom nguyên tử. Các vũ khí mà vua Quang Trung chế tạo với sức mạnh kinh hoàng bao gồm bom hay đầu nổ phốt pho: Là một quả cầu sắt hoặc giấy phết, bên trong là thuốc nổ đen, sau đó là đến lớp bột phốt pho (vua Quang Trung đã thay bột lưu huỳnh từ nguyên bản bằng bột phốt pho) có một vài quả pháo nhỏ tí làm mồi và ngòi để đốt. Khi nổ thì tung bột phốt pho vào khoảng không lớn, sau đó nổ thứ cấp để mồi cháy phốt pho. Hoả lửa là hỗn hợp nhựa thông (để tăng tính bám khi cháy) và rượu mạnh từ hoa quả độc. Trước khi phóng hỗn hợp này vào không khí, hoặc trước khi ném lựu đạn, lao, bó đuốc có hỗn hợp này thì trộn vôi sống, tác dụng với nước trong rượu và nhựa thông (như là tôi vôi) sẽ làm nóng hỗn hợp nhựa thông và rượu lên điểm cháy. Khi phun ra, hoặc bị vỡ tung ra từ ống hoặc bình, hỗn hợp rượu - nhựa thông cực nóng này sẽ kết hợp với ôxy và gây cháy ngay lập tức bám vào người và quần áo. Đó là hai loại đầu nổ quan trọng và vô cùng uy lực do vua Quang Trung chế tạo ra.Trong trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa xuân Kỷ Dậu cách đây 231 năm, quân Thanh chọn cách phòng ngự chủ động, để làm tiêu hao sinh lực quân Đại Việt, sau đó sẽ phản công và tiêu diệt toàn bộ. Quân Đại Việt chuẩn bị vũ khí để tấn công, phốt pho được lấy từ các thuyền ra và cho vào hoả cầu, hoả lửa ở dạng ngọn đuốc và cây lao hoặc là bình phun được đưa đến cho từng quân sĩ. Việc này cũng được các nhà truyền giáo ghi lại, đây cũng là dấu vết về bằng chứng phốt pho vì phốt pho tự cháy trong không khí nên bắt buộc phải ngâm dưới nước, khi cho vào hoả cầu phải sử dụng ngay. Đây là lần đầu tiên trong hàng nghìn năm lịch sử, quân Đại Việt tấn công chủ động vào đội quân xâm lược đông hơn rất nhiều lần và ở trong thành lũy vững chắc. Đầu tiên quân Việt sẽ bắn thần công hoặc phóng tên lửa ở tầm xa (như một quả pháo thăng thiên to hơn) với đầu nổ là phốt pho, gần hơn thì phóng lao hoặc tung các bó đuốc có phần đầu là bom phốt pho hoặc hợp chất nhựa thông trộn rượu, khi cháy bám vào quân thù như napalm ngày nay. Khi giáp lá cà thì phun hoả lửa vào quân thù, gần nữa thì mới dùng kiếm ngắn. Tôi có thể tưởng tượng những giây phút đầu tiên quân Thanh chờ đội quân Đại Việt tấn công, chắc hẳn quân Thanh rất ngạc nhiên là sao quân Đại Việt lại xông vào thành luỹ vững chắc để chết hay sao. Thế rồi những quả hoả cầu đầu tiên được bắn tới đám lính quân Thanh, quân Thanh nghĩ quả hoả cầu đó chỉ như là quả pháo đùng đốt tết to hơn mà thôi, chả ăn nhằm gì… Tiếng nổ đầu tiên tương đương với pháo đùng thật, tiếp theo là một loại bụi được bung ra rồi tiếng nổ thứ hai dữ dội hơn phát ra kèm theo độ bỏng khủng khiếp và quân Thanh cảm thấy như là đang trong vạc dầu sôi. Quân Thanh lần đầu tiên trong đời đối diện với bom phốt pho với độ nóng theo sử sách nhà Thanh mô tả: “Nó (chỉ hỏa nổ - hỏa cầu) nhanh như sấm chớp, nóng như thò tay vào vạc dầu”. Đây cũng là một bằng chứng vô cùng thuyết phục cho giả thuyết phốt pho, vì đặc trưng của bỏng phốt pho là bỏng sâu trợt hết da thịt ra ngoài như là nhúng tay vào vạc dầu sôi, kèm theo hiệu ứng phốt pho nổ trong không khí, hút ôxy trong không khí nên nhanh như chớp. Bom phốt pho nổ với màn khói trắng đặc trưng với độ bỏng vô cùng khủng khiếp, đau đớn cũng kinh khủng khiến quân Thanh vô cùng hoảng loạn. Một điểm nữa là khi bom phốt pho nổ thì nguyên lý của nó là hút ôxy trong không khí rất nhanh… Quân Thanh bắt đầu hoảng loạn và đa số bắt đầu ngồi thụp xuống để tránh, đây chính là điều giết quân Thanh nhiều nhất, vì nơi hoả cầu phốt pho nổ không có ôxy, trong vòng một phút tất cả đều chết ngạt. Càng nhiều quân thì càng dễ chết, lúc đó mật độ quân Thanh tập trung rất đông, chỉ cần vài quả hoả cầu phốt pho là rất nhiều địch chết. Chỉ sau vài tiếng chiến đấu ở Đống Đa, xác địch chết hàng loạt và được chôn ở 12 gò to, càng chứng tỏ giả thuyết phốt pho là đúng vì đó là chết do ngạt khí sau khi bom phốt pho nổ. Những tên lính Thanh nếu chạy thoát được khỏi đám cháy phốt pho thì cũng rất yếu vì đã hít phải khí độc và trong phổi có rất ít ôxy nên rất mệt mỏi, không còn sức chiến đấu. Các tráng sĩ đi theo sau đụn rơm tiến đến sát đồn luỹ quân Thanh, trong tay có lựu đạn phốt pho, có lao và bó đuốc, trong đó là chất lỏng cháy như napalm. Khi đến gần đồn luỹ địch thì sẽ tung hết vào trong... Quân Thanh không bị bất ngờ vì lí do bị đánh mà hoàn toàn bất ngờ là do gặp phải bom phốt pho, một thứ vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà đến nay, năm 2020, nó cũng chỉ đứng sau bom nguyên tử. Có một nhà thơ đương thời đã viết: “Một trận rồng lửa giặc tan tành/Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh”. Bản thân câu thơ “Một trận rồng lửa...” là bằng chứng lửa phốt pho tiêu diệt quân thù. Khi các cánh quân Đại Việt đánh đến Đống Đa - Thăng Long, những quân sĩ thân tín đã kịp báo cho Tôn Sĩ Nghị biết hậu quả khủng khiếp của hoả cầu Đại Việt, không có cách gì để chống trả, mà phải chạy cho nhanh mặc dù lúc đó quân Thanh đông gấp nhiều lần quân Đại Việt và đa số chắc có trình độ võ thuật cao cường. Phốt pho là chất dễ cháy trong không khí nên quân Thanh không thể có một quả hoả cầu phốt pho nào mang về nên nhà Thanh hoàn toàn không biết là vì sao Đại Việt có hoả cầu khủng khiếp như thế. Đại thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã khiến vua Càn Long phải nhượng bộ, bỏ lệ cống nạp người và vàng, sẵn sàng gả công chúa và cắt lưỡng quảng cho Đại Việt. Một bằng chứng gián tiếp nữa là sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung không ngay lập tức sử dụng đội quân đang có nhuệ khí rất cao vào nam đánh nhà Nguyễn, đơn giản vì vua hết bom phốt pho. Rồi bằng chứng nữa là Đại Việt thời vua Quang Trung dòm ngó nhà Thanh, vì với đủ lượng bom phốt pho thì việc đánh chiếm nhà Thanh cũng hoàn toàn có cơ sở.Tại Bảo tàng vua Quang Trung (Bình Định), hướng dẫn viên có kể giai thoại vua Quang Trung về đêm sáng mắt và bị mù trước khi chết. Ảnh: Quốc Phong. Trong sử sách có nói “vua Quang Trung có một con mắt nhỏ, nhưng có cái tròng rất lạ. Ban đêm ông ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu…". Nhà báo Quốc Phong bạn tôi từng có lần nói với tôi, mới đây khi anh đến thăm Bảo tàng vua Quang Trung (Bình Định), hướng dẫn viên có nói về giai thoại vua Quang Trung về đêm từng sáng mắt và chuyện vua bị mù trước khi chết. Các nhà hoá học đều biết, để có con mắt phát sáng trong đêm thì chỉ có hai hoá chất là phốt pho và chất phóng xạ Radium. Chất phóng xạ Radium khi đó chưa ai làm ra và rất khó làm ra, nhưng phốt pho thì hoàn toàn có thể chưng cất từ phân, nước đái dơi hoặc chim. Việc làm con mắt phát sáng trong đêm là ảo thuật rất thông dụng của nhà hoá học sáng chế ra phốt pho người Đức Hennig Brand năm 1669. Khắp Việt Nam, đặc biệt là vùng núi miền Trung và miền Nam, ở phần đất mà vua Gia Long cắt đất cho Lào, là nơi trú ngụ của một số lượng dơi khổng lồ. Phân dơi hay nước đái dơi đọng trên đất tầng tầng lớp lớp, có thành phần phốt pho rất cao. Đến ngày nay, phân dơi với hàm lượng phốt pho cực cao vẫn đang là mặt hàng được ưa chuộng. Đồng bào dân tộc từ nghìn năm nay đã chưng cất phân dơi, đất có nước đái dơi để làm chất cháy mà không biết đó chính là phốt pho. Như vậy thì vua Quang Trung đã có nguồn phốt pho khổng lồ. Thiên tài ở vua, ấy là ngài biết sử dụng phốt pho nguyên chất xoa vào mắt (có thể để khéo léo cho thiên hạ biết mình khác người) thì việc làm bom phốt pho là điều không quá khó hiểu. Thêm nữa, vua Quang Trung có quan hệ với quân cướp biển người Hoa và một mặt hàng mà cướp biển người Hoa cung cấp là phân chim với thành phần phốt pho cực lớn từ các hòn đảo trên biển. Cuối đời vua Quang Trung bị mù mắt và cái chết của vua cũng có dấu hiệu của việc phơi nhiễm phốt pho. Sau khi vua Quang Trung chết thì nhà Tây Sơn đã không địch được nhà Nguyễn, rất có thể vì bí mật về vũ khí và cách tổ chức sản xuất vũ khí đã không còn và đã đi theo vua Quang Trung. Cách thức sản xuất hoả cầu phốt pho là bí mật lớn của vua Quang Trung nên chắc chắc sẽ chỉ được giao cho những người mà vua tin cậy nhất. Vua Quang Trung chết với các dấu hiệu phơi nhiễm phốt pho mặc dù được cứu chữa tốt nhất, thì những người trong dự án bí mật của ngài cũng khó tránh khỏi việc bị phơi nhiễm. Nhà Tây sơn sau cái chết của vua Quang Trung bị mất công nghệ sản xuất phốt pho, mất đi sức mạnh khủng khiếp của mình. Những nghiên cứu bước đầu của tôi về vũ khí thời Quang Trung trên đây cũng là lí giải một cách hợp lý cho chiến thắng thần tốc với độ thương vong cực lớn của quân Thanh cùng với sự run sợ của nhà Thanh trước vua Quang Trung sau đó. Nỏ thần bắn một lúc nhiều mũi của vua An Dương Vương thì tôi có thể chế được như đã chứng minh trên nhiều tờ báo gần đây. Nhưng việc đi tìm chứng cớ về phốt pho do vua Quang Trung sáng chế thì chắc chắn phải có sự tham gia của các cơ quan khoa học của nhà nước. Thậm chí có thể thực hiện việc xét nghiệm xương lính quân Thanh nằm tại gò Đống Đa để xem có dấu vết bị chết vì phốt pho. Rất mong các cơ quan nghiên cứu nước nhà vào cuộc để đánh giá đúng giá trị của chiến thắng quân Thanh cũng như thiên tài quân sự, đặc biệt về công nghệ chế tạo vũ khí của vua Quang Trung. KS Vũ Đình Thanh Trở về đầu trang Vũ khí Tây Sơn đạn phốt pho vũ khí hủy diệt lớn 4.333333 Tổng số:6 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10