Rừng mộ cổ vô chủ và những kiến giải về nguồn gốc (1) Rừng mộ cổ vô chủ và những kiến giải về nguồn gốc (1) Cả nghìn ngôi mộ cổ bí ẩn, nhiều đời hoang lạnh không người hương khói ở chân dãy núi Pù Mé, thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Phương thức chôn cất hoàn toàn khác lạ với phong tục của người Mường địa phương ngày nay, cũng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào xác định niên đại và đưa ra kết luận chính thống về chủ nhân những ngôi mộ... Bài 1 - Khám phá bãi mộ giữa rừng thâm u Bãi mộ trong rừng luồng của người dân thôn Quyết Tiến, xã Ngọc Phụng được cho là của nghĩa quân Lam Sơn. Ảnh: P.V Để giúp chúng tôi khám phá khu mộ cổ với nhiều điều huyền bí, lãnh đạo xã Ngọc Phụng đã gọi điện nhờ ông Lê Đức Tiến, một người dân địa phương dẫn đường. Những năm gần đây, ông Tiến chính là người có nhiều trăn trở, đứng ra bảo vệ khu mộ vô chủ này. Nằm không xa tuyến đường nhựa liên xã, khu mộ cổ bí ẩn hiện nằm trong khu rừng trồng luồng và trồng keo của một số hộ dân thuộc thôn Quyết Tiến, xã Ngọc Phụng. Trở thành đất rừng sản xuất nên chủ rừng đã chăng dây thép gai kín lối vào để ngăn trâu bò phá hoại cây trồng. Ở tuổi 71, ông Tiến vẫn còn vạm vỡ, phăm phăm đi trước dẫn chúng tôi tìm lối mòn để tiến sâu vào bãi mộ. Những phiến đá đánh dấu các ngôi mộ dần hiện ra, có chỗ phải vạch cây bụi mới thấy rõ, nhưng ở nhiều khoảnh rừng, các phiến đá phân bổ khá dày trên diện tích hàng trăm mét vuông như những bãi chông khổng lồ. Mỗi một ngôi mộ được đánh dấu bằng một phiến đá chôn dựng đứng ở đầu và ở cuối cách nhau chừng 2,5m. Phiến chôn ở phần đầu mộ thường rộng và to hơn phiến ở cuối. Đây là loại đá tự nhiên được ghè đẽo theo thớ, vẫn còn hằn nguyên nhiều dấu vết của các công cụ chế tác thô sơ. Những phiến đá lớn có độ dày chừng 10 đến 20cm, nhưng đa phần là phiến nhỏ, chỉ dày khoảng trên dưới 5cm. Ngôi mộ có phiến đá lớn nhất thuộc khu rừng trồng keo của gia đình ông Đào Văn Dung, nằm chỉ cách con đường liên xã chưa đầy chục mét. Phiến đá đầu mộ cao ngang ngực người lớn, rộng chừng 1m và dày khoảng 20cm, được chôn khá vững chãi. Cả ông Tiến và chị Lê Thị An, cán bộ văn hóa xã Ngọc Phụng - người cùng đồng hành với chúng tôi, đều khẳng định: Ở địa phương chủ yếu là đồi đất, trong các núi đá cũng không có loại đá này. Tuy nhiên, bên kia sông Âm, chỉ cách bãi mộ này khoảng 2km đường chim bay, dãy núi Lá Sách ở làng Cốc, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc lại được cấu tạo bởi loại đá này. Giả thuyết người xưa khai thác và ghè đẽo các phiến đá từ phía huyện Ngọc Lặc về, với phương tiện vận chuyển lạc hậu, làm sao họ có thể đưa các phiến đá nặng hàng tấn qua sông? Đó vẫn là câu hỏi để lại cho hậu thế. Hơn 1 giờ khám phá tại đây, ngoài một vài tiếng chim kêu và gió thổi vi vu, bãi mộ tịnh không một tiếng người. Gần giữa trưa trời nắng, nhưng lớp lớp tán cây um tùm tạo nên không gian u tịch đến... lạnh người. Càng đi sâu vào rừng, chúng tôi không thể đếm xuể được số lượng những ngôi mộ vì quá nhiều, lại khá lộn xộn. “Hồi chúng tôi còn nhỏ, khu này còn rậm rạp hơn nhiều, có nhiều cây đa to, vào sợ lắm. Nếu đi chăn trâu, tôi phải rủ nhiều bạn đi cùng. Lớn lên lao động và gắn bó, chúng tôi đếm có cả trên dưới 1.000 ngôi mộ. Tuy nhiên, mấy chục năm trước, các phiến đá gãy đổ, bị khai thác để nấu vôi bón cho mía hoặc làm móng nhà nên nhiều mộ không còn dấu tích, hiện còn đếm được khoảng vài trăm mộ” - ông Tiến cho biết. Vấn đề đáng nói là, đồng bào Mường địa phương hiện nay lại không phải hậu duệ của những người đã được chôn cất ở khu mộ cổ này. Nhiều người đều khẳng định, kiểu mai táng người quá cố được “khóa” đầu và cuối ngôi mộ bằng các phiến đá không phải phong tục của người dân ở đây. Theo ông Tiến, người Mường thôn Quyết Tiến hiện nay có nguồn gốc từ Mường Bi ở tỉnh Hòa Bình di cư vào đây vài trăm năm trước. Nhiều đời nay, những cụ cao niên truyền miệng lại cho các đời sau rằng, khi đến lập làng, đã thấy khu mộ cổ này rồi, cũng chẳng thấy ai hương khói. Một số thông tin từ xã Ngọc Phụng còn truyền lại, khi di cư từ Hòa Bình vào đây, người Mường ở Quyết Tiến chỉ có 16 hộ rồi phát triển lên thành thôn, làng như hiện tại, đến nay cũng không thể có nhiều người chết như vậy. Theo cán bộ văn hóa Lê Thị An, những năm trước, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và xã Ngọc Phụng có tiến hành đo đạc, xác định bãi mộ phân bố trên tổng diện tích 1 ha. Địa phương rất muốn được các nhà khoa học về nghiên cứu, xác định niên đại, nguồn gốc các ngôi mộ để đưa ra các kết luận chính xác và chính thống nhất. Bài 2: Một vài kiến giải về chủ nhân và niên đại. Bài cuối: Cần nghiên cứu và bảo vệ. Lê Đồng Nguồn: Báo Thanh Hóa 2052 Cả nghìn ngôi mộ cổ bí ẩn, nhiều đời hoang lạnh không người hương khói ở chân dãy núi Pù Mé, thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân. Phương thức chôn cất hoàn toàn khác lạ với phong tục của người Mường địa phương ngày nay, cũng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào xác định niên đại và đưa ra kết luận chính thống về chủ nhân những ngôi mộ... Bài 1 - Khám phá bãi mộ giữa rừng thâm u Bãi mộ trong rừng luồng của người dân thôn Quyết Tiến, xã Ngọc Phụng được cho là của nghĩa quân Lam Sơn. Ảnh: P.VĐể giúp chúng tôi khám phá khu mộ cổ với nhiều điều huyền bí, lãnh đạo xã Ngọc Phụng đã gọi điện nhờ ông Lê Đức Tiến, một người dân địa phương dẫn đường. Những năm gần đây, ông Tiến chính là người có nhiều trăn trở, đứng ra bảo vệ khu mộ vô chủ này. Nằm không xa tuyến đường nhựa liên xã, khu mộ cổ bí ẩn hiện nằm trong khu rừng trồng luồng và trồng keo của một số hộ dân thuộc thôn Quyết Tiến, xã Ngọc Phụng. Trở thành đất rừng sản xuất nên chủ rừng đã chăng dây thép gai kín lối vào để ngăn trâu bò phá hoại cây trồng. Ở tuổi 71, ông Tiến vẫn còn vạm vỡ, phăm phăm đi trước dẫn chúng tôi tìm lối mòn để tiến sâu vào bãi mộ. Những phiến đá đánh dấu các ngôi mộ dần hiện ra, có chỗ phải vạch cây bụi mới thấy rõ, nhưng ở nhiều khoảnh rừng, các phiến đá phân bổ khá dày trên diện tích hàng trăm mét vuông như những bãi chông khổng lồ.Mỗi một ngôi mộ được đánh dấu bằng một phiến đá chôn dựng đứng ở đầu và ở cuối cách nhau chừng 2,5m. Phiến chôn ở phần đầu mộ thường rộng và to hơn phiến ở cuối. Đây là loại đá tự nhiên được ghè đẽo theo thớ, vẫn còn hằn nguyên nhiều dấu vết của các công cụ chế tác thô sơ. Những phiến đá lớn có độ dày chừng 10 đến 20cm, nhưng đa phần là phiến nhỏ, chỉ dày khoảng trên dưới 5cm. Ngôi mộ có phiến đá lớn nhất thuộc khu rừng trồng keo của gia đình ông Đào Văn Dung, nằm chỉ cách con đường liên xã chưa đầy chục mét. Phiến đá đầu mộ cao ngang ngực người lớn, rộng chừng 1m và dày khoảng 20cm, được chôn khá vững chãi.Cả ông Tiến và chị Lê Thị An, cán bộ văn hóa xã Ngọc Phụng - người cùng đồng hành với chúng tôi, đều khẳng định: Ở địa phương chủ yếu là đồi đất, trong các núi đá cũng không có loại đá này. Tuy nhiên, bên kia sông Âm, chỉ cách bãi mộ này khoảng 2km đường chim bay, dãy núi Lá Sách ở làng Cốc, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc lại được cấu tạo bởi loại đá này. Giả thuyết người xưa khai thác và ghè đẽo các phiến đá từ phía huyện Ngọc Lặc về, với phương tiện vận chuyển lạc hậu, làm sao họ có thể đưa các phiến đá nặng hàng tấn qua sông? Đó vẫn là câu hỏi để lại cho hậu thế.Hơn 1 giờ khám phá tại đây, ngoài một vài tiếng chim kêu và gió thổi vi vu, bãi mộ tịnh không một tiếng người. Gần giữa trưa trời nắng, nhưng lớp lớp tán cây um tùm tạo nên không gian u tịch đến... lạnh người. Càng đi sâu vào rừng, chúng tôi không thể đếm xuể được số lượng những ngôi mộ vì quá nhiều, lại khá lộn xộn. “Hồi chúng tôi còn nhỏ, khu này còn rậm rạp hơn nhiều, có nhiều cây đa to, vào sợ lắm. Nếu đi chăn trâu, tôi phải rủ nhiều bạn đi cùng. Lớn lên lao động và gắn bó, chúng tôi đếm có cả trên dưới 1.000 ngôi mộ. Tuy nhiên, mấy chục năm trước, các phiến đá gãy đổ, bị khai thác để nấu vôi bón cho mía hoặc làm móng nhà nên nhiều mộ không còn dấu tích, hiện còn đếm được khoảng vài trăm mộ” - ông Tiến cho biết.Vấn đề đáng nói là, đồng bào Mường địa phương hiện nay lại không phải hậu duệ của những người đã được chôn cất ở khu mộ cổ này. Nhiều người đều khẳng định, kiểu mai táng người quá cố được “khóa” đầu và cuối ngôi mộ bằng các phiến đá không phải phong tục của người dân ở đây. Theo ông Tiến, người Mường thôn Quyết Tiến hiện nay có nguồn gốc từ Mường Bi ở tỉnh Hòa Bình di cư vào đây vài trăm năm trước. Nhiều đời nay, những cụ cao niên truyền miệng lại cho các đời sau rằng, khi đến lập làng, đã thấy khu mộ cổ này rồi, cũng chẳng thấy ai hương khói. Một số thông tin từ xã Ngọc Phụng còn truyền lại, khi di cư từ Hòa Bình vào đây, người Mường ở Quyết Tiến chỉ có 16 hộ rồi phát triển lên thành thôn, làng như hiện tại, đến nay cũng không thể có nhiều người chết như vậy.Theo cán bộ văn hóa Lê Thị An, những năm trước, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và xã Ngọc Phụng có tiến hành đo đạc, xác định bãi mộ phân bố trên tổng diện tích 1 ha. Địa phương rất muốn được các nhà khoa học về nghiên cứu, xác định niên đại, nguồn gốc các ngôi mộ để đưa ra các kết luận chính xác và chính thống nhất.Bài 2: Một vài kiến giải về chủ nhân và niên đại.Bài cuối: Cần nghiên cứu và bảo vệ. Lê ĐồngNguồn: Báo Thanh Hóa Trở về đầu trang Rừng mộ cổ vô chủ huyện Thường Xuân Thanh Hóa nghĩa quân Lam Sơn 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10