Thành cổ Teotihuacan ở Mexico hay bảng mạch điện tử? Thành cổ Teotihuacan ở Mexico hay bảng mạch điện tử? Teotihuacan được biết đến như một trung tâm đô thị lớn nhất của Trung Mỹ cổ đại và là nơi cư ngụ đa sắc tộc: người Otomi, Zapotec, Maya, Nahua... Điểm nổi bật của cổ thành Teotihuacan là nó được xây dựng để mô phỏng, bắt chước ba ngôi sao trong chòm sao Orion. Tuy nhiên, sự kỳ diệu khiến thành phố này trở nên khác biệt so với các di chỉ cổ đại khác có lẽ chính là bố cục của thành phố Teotihuacan. Nhìn từ trên cao, thành phố này trông rất giống một bảng mạch điện tử với hai chip xử lý lớn là Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Nếu chỉ nhìn và hình dung ta sẽ thấy các kim tự tháp ở Teotihuacan và các đường đi ở đây rất giống với một bảng mạch điện tử. Nếu xem xét về chất liệu các công trình tại đây ta sẽ thấy điều này trở nên logic hơn vì các công trình tại Teotihuacan đều được gắn một lượng lớn mica, loại mica xác định là từ các mỏ ở Brazil, cách đó khoảng 3.400 km. Đặc biệt trong tường của kim tự tháp Mặt Trời, các nhà khoa học cho biết lớp mica dày đến 30cm. Như chúng ta đã biết mica là các khoáng vật dạng tấm thuộc nhóm silicat, bao gồm các loại vật liệu có mối liên kết chặt chẽ, có tính kháng điện, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ cao rất tốt và ổn định về hóa học nên nó là vật liệu được ứng dụng trong sản xuất tụ điện. Toàn cảnh thành cổ Teotihuacan từ trên không. Mica còn được sử dụng là vật liệu cách điện trong các thiết bị cao thế. Do mica có tính cách nhiệt nên nó cũng được dùng làm cửa sổ trong các lò sấy hoặc lò nung bằng dầu thay cho thủy tinh. Và ở Teotihuacan, mica được tìm thấy trong hầu hết các tòa nhà, khu nhà dân, đền thờ và dọc theo các con phố. Nhưng có lẽ mica ở đây không phải để trang trí cho đẹp vì người ta không thể nhìn thấy nó ở bề mặt bằng mắt thường, do đó rất có thể nó đã được kết hợp vào trong các công trình với một mục đích khác, như để khai thác một loại năng lượng nào đó chẳng hạn... Điều này không phải là không có lý khi các kim tự tháp và cấu trúc xung quanh trông giống một bảng mạch máy tính khi quan sát từ trên không. Teotihuacan là một thành phố thời tiền Colombo ở México, cách thủ đô Mexico 48 km về phía đông bắc, nổi tiếng với 2 công trình hùng vĩ Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Năm 1987, UNESCO đã công nhận thành phố Teotihuacan là Di sản thế giới. Nét tương đồng giữa bảng mạch điện tử với 2 chip xử lý lớn và bố cục Teotihuacan với 2 kim tự tháp Mặt Trời, Mặt Trăng. Theo các nhà khảo cổ học, mẫu thiết kế “tiên tiến” của Teotihuacan cho thấy những người thợ cổ đại đã không chỉ có vốn kiến thức phức tạp về kiến trúc xây dựng mà còn về toán học và thiên văn. Một điểm nổi bật của cổ thành Teotihuacan là nó được xây dựng để mô phỏng, bắt chước 3 ngôi sao trong chòm sao Orion (chòm sao Lạp Hộ). Ngôi sao thứ nhất chính là kim tự tháp Mặt Trời, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. So với các kim tự tháp được tìm thấy trên thế giới, thì kim tự tháp Mặt Trời lớn thứ 3 sau kim tự tháp Giza, Ai Cập và kim tự tháp Chobula. Nó có chiều cao trên 75m, phần nền móng dài hơn 225 m mỗi chiều. Trải qua thời gian và nhiều biến cố, ngôi đền cùng với phần trên đỉnh của kim tự tháp này đã bị phá hủy và không thể trùng tu hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng kim tự tháp Mặt Trời chỉ có 4 tầng chứ không phải là 5 tầng như ngày nay. Kiến trúc kim tự tháp mang tên Mặt Trăng nằm cách kim tự tháp Mặt Trời khoảng 1km về phía nam được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên chính là ngôi sao thứ 2 trong chòm sao Orion. Công trình này cao khoảng 46m, phần nền móng dài 149m và chiều ngang khoảng 168m. Những đồ vật hiến tế như các loại đá đen, đá lục (được coi là đồ vật của cõi âm), những bức tranh tường... tìm thấy ở các ngôi mộ cổ quanh đây đã thể hiện rất rõ những nghi lễ hiến tế thần linh được thực hiện trên những bậc thang của kim tự tháp này. Công trình thứ ba tượng trưng cho ngôi sao còn lại trong chòm sao Lạp Hộ chính là ngôi đền Rắn (hay kim tự tháp Quetzalcoatl) nhỏ hơn so với 2 kim tự tháp còn lại. Công trình này được xây dựng và hoàn thành vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên với 6 bậc thang cùng 2 căn hộ bên cạnh và được coi là nơi ở của những người quan trọng trong thành phố Những nghiên cứu cho thấy Teotihuacan từng là một thành phố phát triển hưng thịnh, đặc biệt là về kiến trúc, toán học và thiên văn... Song mạch điện khổng lồ Teotihuacan liệu có phải được xây dựng để khai thác một loại năng lượng nào đó hay không vẫn là một câu hỏi đầy thách thức đối với các nhà nghiên cứu lịch sử toàn cầu.Nguồn Công an Nhân dan Trần Đức Tân 1024 Teotihuacan được biết đến như một trung tâm đô thị lớn nhất của Trung Mỹ cổ đại và là nơi cư ngụ đa sắc tộc: người Otomi, Zapotec, Maya, Nahua... Điểm nổi bật của cổ thành Teotihuacan là nó được xây dựng để mô phỏng, bắt chước ba ngôi sao trong chòm sao Orion. Tuy nhiên, sự kỳ diệu khiến thành phố này trở nên khác biệt so với các di chỉ cổ đại khác có lẽ chính là bố cục của thành phố Teotihuacan. Nhìn từ trên cao, thành phố này trông rất giống một bảng mạch điện tử với hai chip xử lý lớn là Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Nếu chỉ nhìn và hình dung ta sẽ thấy các kim tự tháp ở Teotihuacan và các đường đi ở đây rất giống với một bảng mạch điện tử. Nếu xem xét về chất liệu các công trình tại đây ta sẽ thấy điều này trở nên logic hơn vì các công trình tại Teotihuacan đều được gắn một lượng lớn mica, loại mica xác định là từ các mỏ ở Brazil, cách đó khoảng 3.400 km. Đặc biệt trong tường của kim tự tháp Mặt Trời, các nhà khoa học cho biết lớp mica dày đến 30cm. Như chúng ta đã biết mica là các khoáng vật dạng tấm thuộc nhóm silicat, bao gồm các loại vật liệu có mối liên kết chặt chẽ, có tính kháng điện, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ cao rất tốt và ổn định về hóa học nên nó là vật liệu được ứng dụng trong sản xuất tụ điện. Toàn cảnh thành cổ Teotihuacan từ trên không. Mica còn được sử dụng là vật liệu cách điện trong các thiết bị cao thế. Do mica có tính cách nhiệt nên nó cũng được dùng làm cửa sổ trong các lò sấy hoặc lò nung bằng dầu thay cho thủy tinh. Và ở Teotihuacan, mica được tìm thấy trong hầu hết các tòa nhà, khu nhà dân, đền thờ và dọc theo các con phố. Nhưng có lẽ mica ở đây không phải để trang trí cho đẹp vì người ta không thể nhìn thấy nó ở bề mặt bằng mắt thường, do đó rất có thể nó đã được kết hợp vào trong các công trình với một mục đích khác, như để khai thác một loại năng lượng nào đó chẳng hạn... Điều này không phải là không có lý khi các kim tự tháp và cấu trúc xung quanh trông giống một bảng mạch máy tính khi quan sát từ trên không. Teotihuacan là một thành phố thời tiền Colombo ở México, cách thủ đô Mexico 48 km về phía đông bắc, nổi tiếng với 2 công trình hùng vĩ Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng. Năm 1987, UNESCO đã công nhận thành phố Teotihuacan là Di sản thế giới. Nét tương đồng giữa bảng mạch điện tử với 2 chip xử lý lớn và bố cục Teotihuacan với 2 kim tự tháp Mặt Trời, Mặt Trăng. Theo các nhà khảo cổ học, mẫu thiết kế “tiên tiến” của Teotihuacan cho thấy những người thợ cổ đại đã không chỉ có vốn kiến thức phức tạp về kiến trúc xây dựng mà còn về toán học và thiên văn. Một điểm nổi bật của cổ thành Teotihuacan là nó được xây dựng để mô phỏng, bắt chước 3 ngôi sao trong chòm sao Orion (chòm sao Lạp Hộ). Ngôi sao thứ nhất chính là kim tự tháp Mặt Trời, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. So với các kim tự tháp được tìm thấy trên thế giới, thì kim tự tháp Mặt Trời lớn thứ 3 sau kim tự tháp Giza, Ai Cập và kim tự tháp Chobula. Nó có chiều cao trên 75m, phần nền móng dài hơn 225 m mỗi chiều. Trải qua thời gian và nhiều biến cố, ngôi đền cùng với phần trên đỉnh của kim tự tháp này đã bị phá hủy và không thể trùng tu hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng kim tự tháp Mặt Trời chỉ có 4 tầng chứ không phải là 5 tầng như ngày nay. Kiến trúc kim tự tháp mang tên Mặt Trăng nằm cách kim tự tháp Mặt Trời khoảng 1km về phía nam được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên chính là ngôi sao thứ 2 trong chòm sao Orion. Công trình này cao khoảng 46m, phần nền móng dài 149m và chiều ngang khoảng 168m. Những đồ vật hiến tế như các loại đá đen, đá lục (được coi là đồ vật của cõi âm), những bức tranh tường... tìm thấy ở các ngôi mộ cổ quanh đây đã thể hiện rất rõ những nghi lễ hiến tế thần linh được thực hiện trên những bậc thang của kim tự tháp này. Công trình thứ ba tượng trưng cho ngôi sao còn lại trong chòm sao Lạp Hộ chính là ngôi đền Rắn (hay kim tự tháp Quetzalcoatl) nhỏ hơn so với 2 kim tự tháp còn lại. Công trình này được xây dựng và hoàn thành vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên với 6 bậc thang cùng 2 căn hộ bên cạnh và được coi là nơi ở của những người quan trọng trong thành phố Những nghiên cứu cho thấy Teotihuacan từng là một thành phố phát triển hưng thịnh, đặc biệt là về kiến trúc, toán học và thiên văn... Song mạch điện khổng lồ Teotihuacan liệu có phải được xây dựng để khai thác một loại năng lượng nào đó hay không vẫn là một câu hỏi đầy thách thức đối với các nhà nghiên cứu lịch sử toàn cầu.Nguồn Công an Nhân dan Trần Đức Tân Trở về đầu trang bảng mạch điện tử di chỉ cổ đại kỳ diệu thành cổ 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10