Thành phố Tiwanaku và những bí ẩn cổng mặt trời Thành phố Tiwanaku và những bí ẩn cổng mặt trời Tiwanaku là một thành phố cổ nằm phía đông nam hồ Titicaca thuộc miền Tây La Paz, Bolivia, được nhà sử học Pedro Cieza de Leon phát hiện vào thế kỷ 16 sau khi thành phố này bị bỏ quên suốt nhiều thế kỷ. Ðây là một trong những địa danh bí ẩn có những vết tích huyền bí của thời kỳ tiền Columbia. Không chỉ có vậy, khu vực này còn là một trong những địa điểm quan trọng nhất lưu lại lịch sử của đế chế Inca hùng mạnh một thời. Nó từng là địa điểm chính trị, tinh thần quan trọng, là thủ đô của một nhà nước quyền lực trong suốt 500 năm. Cái tên Tiwanaku được cho là đặt theo ngôn ngữ Aymara, có nghĩa là "Trung tâm", điều này ám chỉ việc người xưa đã tin rằng thành phố này được đặt tại trung tâm của thế giới. Tiwanaku được xây dựng theo lối kiến trúc Inca sắc sảo, kỹ thuật xây dựng tinh vi và phức tạp. Căn cứ theo những dấu tích còn lại, các nhà khảo cổ cho rằng khu vực xung quanh Tiwanaku đã có người sinh sống từ những năm 1.500 TCN. Vào thời gian này, thành phố Tiwanaku trở thành trung tâm chính trị, tâm linh của cả khu vực. Vào thế kỷ thứ 7, 8, đế chế Tiwanaku phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất. Nông nghiệp và trồng trọt cũng phát triển thuận lợi nhờ vào nguồn nước mát tại hồ Titicaca, dù nằm trong khu vực khí hậu khô nóng. Hồ Titicaca chính là “lá phổi xanh” của thành phố này. Nó không những giúp điều hòa không khí, mà còn là nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu góp phần phát triển nông nghiệp, cũng như trồng trọt của các cư dân trong vùng. Vào giai đoạn thịnh vượng đó, nhiều công trinh kiến trúc có giá trị cao cả về nghệ thuật lẫn tính năng sử dụng đã được xây dựng. Một trong số đó là Cổng Mặt Trời tồn tại khá nhiều bí ẩn đến nay chưa có lời giải. Cổng Mặt Trời nằm ở phía tây bắc Quảng trường Chinese Sae Cashier, trong quần thể di chỉ đá Puma Punku thuộc di tích Tiwanaku, được tạo ra từ một phiến đá nham thạch, cao 3,05m, rộng 5m và nặng hơn 10 tấn. Trên Cổng Mặt Trời có một tượng thần, ngoài ra còn có những động vật đã tuyệt chủng. Người ta gọi nó là Cổng Mặt Trời vì vào ngày 21-9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa tảng đá này. Xét từ điểm tia nắng mặt trời đầu tiên xuyên qua Cổng Mặt Trời theo tiết thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cổng Mặt Trời đều có liên quan đến lịch pháp. Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào? Người Tiwanaku làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết thu phân với vị trí của Cổng Mặt Trời?... vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Những phù điêu được chạm khắc trên Cổng Mặt Trời. Trong cuốn “Hiện tượng ngẫu nhiên của Tiwanaku”, 2 nhà khoa học Bellermi và Aluan đã nghiên cứu tỉ mỉ các đồ án và ký hiệu của Cổng Mặt Trời, cho rằng, phía trên của Cổng Mặt Trời đã ghi lại số lượng lớn kiến thức thiên văn, sớm nhất và vào 2.700 năm về trước, mà những tri thức này được tạo nên trên cơ sở Trái đất là hình tròn. Còn học giả người Anh, Hanke, khi khảo sát Cổng Mặt Trời, đã phát hiện thấy trên mi Cổng Mặt Trời còn khắc những hình động vật thời kỳ tiền sử kỳ dị. Loài động vật này có cơ thể khỏe khoắn, 4 chân hơi thô, mọc ngà và mũi dài như voi... Theo các nhà sinh vật cổ, đây là loài thú răng hở giống loài voi lớn ở Nam Mỹ, có tên khoa học là Juxiak, động vật có hình thù chậm chạp thời tiền sử đã tiệt chủng. Không chỉ Cổng Mặt Trời, công nghệ chế tác đá ở khu vực đền Tiwanaku đều đạt đến trình độ rất cao. Nổi tiếng nhất là quần thể đền Kalasasaya, được bao quanh bởi một bức tường thành bằng đá hình chữ nhật có diện tích khoảng 128,74x 118,26m, được làm từ các phiến đá sa thạch đỏ, có phiến nặng đến 130 tấn và chỉ có một cổng vào. Cổng vào có các bậc được làm bằng đá, có bậc chỉ làm từ một phiến đá nguyên khối dài khoảng 10m. Các khối đá ở đây được cắt với cạnh góc vuông hoàn hảo đến nỗi khi ráp lại với nhau, chúng tạo thành các liên kết khít đến nỗi không thể nhét một tờ giấy mỏng vào giữa. Đặc biệt không kém là Quảng trường Puerta del Sol, đây là một công trình hình chữ nhật vô cùng hoành tráng bởi nó được tạo nên chỉ từ một phiến đá nặng 45 tấn với những hình khắc là các biểu tượng thần linh của người Tiwanaku xưa kia... Thế nhưng cho đến thời điểm này, ngoài việc phát hiện các di tích còn sót lại cho thấy sự tồn tại của một thành phố cổ Tiwanaku, các nhà nghiên cứu và các nhà khảo cổ vẫn chưa thể xác định được lý do tại sao Tiwanaku sụp đổ, cũng như các cư dân Tiwanaku làm sao xây dựng được những công trình cần độ chính xác cao như thế? Có ý kiến cho rằng, sau một thảm họa thiên nhiên, thành phố này đã bị nhấn chìm trong biển nước và tạo thành hồ Titicaca ngày nay vì sau hàng nghìn năm, lượng nước của hồ Titicaca đã rút dần, từ đó dấu tích của thành phố cổ Tiwanaku mới lộ ra. Còn lý do làm sao nền văn minh này có nền khoa học - kỹ thuật đã đạt đến trình độ rất cao, việc xây dựng đã sử dụng tới các thiết bị cơ khí chính xác hay không vẫn là một câu hỏi đang tìm kiếm câu trả lời.Trần Đức TânTheo CAND 2080 Tiwanaku là một thành phố cổ nằm phía đông nam hồ Titicaca thuộc miền Tây La Paz, Bolivia, được nhà sử học Pedro Cieza de Leon phát hiện vào thế kỷ 16 sau khi thành phố này bị bỏ quên suốt nhiều thế kỷ. Ðây là một trong những địa danh bí ẩn có những vết tích huyền bí của thời kỳ tiền Columbia. Không chỉ có vậy, khu vực này còn là một trong những địa điểm quan trọng nhất lưu lại lịch sử của đế chế Inca hùng mạnh một thời. Nó từng là địa điểm chính trị, tinh thần quan trọng, là thủ đô của một nhà nước quyền lực trong suốt 500 năm. Cái tên Tiwanaku được cho là đặt theo ngôn ngữ Aymara, có nghĩa là "Trung tâm", điều này ám chỉ việc người xưa đã tin rằng thành phố này được đặt tại trung tâm của thế giới. Tiwanaku được xây dựng theo lối kiến trúc Inca sắc sảo, kỹ thuật xây dựng tinh vi và phức tạp. Căn cứ theo những dấu tích còn lại, các nhà khảo cổ cho rằng khu vực xung quanh Tiwanaku đã có người sinh sống từ những năm 1.500 TCN. Vào thời gian này, thành phố Tiwanaku trở thành trung tâm chính trị, tâm linh của cả khu vực. Vào thế kỷ thứ 7, 8, đế chế Tiwanaku phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất. Nông nghiệp và trồng trọt cũng phát triển thuận lợi nhờ vào nguồn nước mát tại hồ Titicaca, dù nằm trong khu vực khí hậu khô nóng. Hồ Titicaca chính là “lá phổi xanh” của thành phố này. Nó không những giúp điều hòa không khí, mà còn là nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu góp phần phát triển nông nghiệp, cũng như trồng trọt của các cư dân trong vùng. Vào giai đoạn thịnh vượng đó, nhiều công trinh kiến trúc có giá trị cao cả về nghệ thuật lẫn tính năng sử dụng đã được xây dựng. Một trong số đó là Cổng Mặt Trời tồn tại khá nhiều bí ẩn đến nay chưa có lời giải. Cổng Mặt Trời nằm ở phía tây bắc Quảng trường Chinese Sae Cashier, trong quần thể di chỉ đá Puma Punku thuộc di tích Tiwanaku, được tạo ra từ một phiến đá nham thạch, cao 3,05m, rộng 5m và nặng hơn 10 tấn. Trên Cổng Mặt Trời có một tượng thần, ngoài ra còn có những động vật đã tuyệt chủng. Người ta gọi nó là Cổng Mặt Trời vì vào ngày 21-9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa tảng đá này. Xét từ điểm tia nắng mặt trời đầu tiên xuyên qua Cổng Mặt Trời theo tiết thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cổng Mặt Trời đều có liên quan đến lịch pháp. Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào? Người Tiwanaku làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết thu phân với vị trí của Cổng Mặt Trời?... vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Những phù điêu được chạm khắc trên Cổng Mặt Trời. Trong cuốn “Hiện tượng ngẫu nhiên của Tiwanaku”, 2 nhà khoa học Bellermi và Aluan đã nghiên cứu tỉ mỉ các đồ án và ký hiệu của Cổng Mặt Trời, cho rằng, phía trên của Cổng Mặt Trời đã ghi lại số lượng lớn kiến thức thiên văn, sớm nhất và vào 2.700 năm về trước, mà những tri thức này được tạo nên trên cơ sở Trái đất là hình tròn. Còn học giả người Anh, Hanke, khi khảo sát Cổng Mặt Trời, đã phát hiện thấy trên mi Cổng Mặt Trời còn khắc những hình động vật thời kỳ tiền sử kỳ dị. Loài động vật này có cơ thể khỏe khoắn, 4 chân hơi thô, mọc ngà và mũi dài như voi... Theo các nhà sinh vật cổ, đây là loài thú răng hở giống loài voi lớn ở Nam Mỹ, có tên khoa học là Juxiak, động vật có hình thù chậm chạp thời tiền sử đã tiệt chủng. Không chỉ Cổng Mặt Trời, công nghệ chế tác đá ở khu vực đền Tiwanaku đều đạt đến trình độ rất cao. Nổi tiếng nhất là quần thể đền Kalasasaya, được bao quanh bởi một bức tường thành bằng đá hình chữ nhật có diện tích khoảng 128,74x 118,26m, được làm từ các phiến đá sa thạch đỏ, có phiến nặng đến 130 tấn và chỉ có một cổng vào. Cổng vào có các bậc được làm bằng đá, có bậc chỉ làm từ một phiến đá nguyên khối dài khoảng 10m. Các khối đá ở đây được cắt với cạnh góc vuông hoàn hảo đến nỗi khi ráp lại với nhau, chúng tạo thành các liên kết khít đến nỗi không thể nhét một tờ giấy mỏng vào giữa. Đặc biệt không kém là Quảng trường Puerta del Sol, đây là một công trình hình chữ nhật vô cùng hoành tráng bởi nó được tạo nên chỉ từ một phiến đá nặng 45 tấn với những hình khắc là các biểu tượng thần linh của người Tiwanaku xưa kia... Thế nhưng cho đến thời điểm này, ngoài việc phát hiện các di tích còn sót lại cho thấy sự tồn tại của một thành phố cổ Tiwanaku, các nhà nghiên cứu và các nhà khảo cổ vẫn chưa thể xác định được lý do tại sao Tiwanaku sụp đổ, cũng như các cư dân Tiwanaku làm sao xây dựng được những công trình cần độ chính xác cao như thế? Có ý kiến cho rằng, sau một thảm họa thiên nhiên, thành phố này đã bị nhấn chìm trong biển nước và tạo thành hồ Titicaca ngày nay vì sau hàng nghìn năm, lượng nước của hồ Titicaca đã rút dần, từ đó dấu tích của thành phố cổ Tiwanaku mới lộ ra. Còn lý do làm sao nền văn minh này có nền khoa học - kỹ thuật đã đạt đến trình độ rất cao, việc xây dựng đã sử dụng tới các thiết bị cơ khí chính xác hay không vẫn là một câu hỏi đang tìm kiếm câu trả lời.Trần Đức TânTheo CAND Trở về đầu trang bí ẩn cổng Mặt trời thành phố cổ thời tiền sử Inka 0 Tổng số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10