Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu Trong bài “Về câu nói Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” (Tạp chí Văn hoá Nghệ An-2011), tác giả Nguyễn Trung Hiền nhận định: “Người ghi câu nói “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” đầu tiên có thể là H.Le Brơtông (H.Le Breton). Ông đã ghi câu nói trên vào “An Tĩnh cổ lục” (Le vieux An Tĩnh) xuất bản năm 1936 ở Tập san “Đô Thành hiếu cổ”. Quả tình, trong “An Tĩnh cổ lục”, Hyppolyte Le Breton có chép: “Thành Vinh hình 6 cạnh, do đó nhân dân gọi là thành “Con Rùa”, chu vi 630 trượng (…) Thành có bốn cổng nhưng cổng Bắc đã bịt lại nếu không sẽ có ma do những ác thần quấy nhiễu. Cũng giống như cổng phía Nam của Thanh Hóa mà tục ngữ đã có câu: “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” (Tiền = cổng phía Nam, hậu = cổng phía Bắc)”. Theo đây, hai chữ “có thể” đầy thận trọng của tác giả Nguyễn Trung Hiền đã không thừa. Bởi H.Le Breton không phải là người “đầu tiên” (1936) ghi lại câu “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu”. Ít nhất, 32 năm trước (1904), sách “Thanh Hoá kỉ thắng” (清 <span style="font-family: " calibri","sans-serif";" times="" new="" roman";="" " times="" roman";" times="" roman""="">化 紀 勝) mục “Mật Sơn”, đã chép như sau: “Núi Mật có tên là núi Kỳ Lân (...). Trên đỉnh núi ấy có một hòn đá như hình người chắp tay hướng về phương Nam, tục gọi là ngọn Ngọc Nữ, hoặc gọi là Lân Vĩ (đuôi con kỳ lân). Cách sông lại có ngọn núi tên gọi Kim Đồng, đối diện với Ngọc Nữ (...). Nay tỉnh thành Thanh Hoá lấy hai ngọn núi Kỳ Lân, tả - hữu làm tiền án. Hoặc cho rằng hữu là Kỳ (con đực-ND), tả là Lân (con cái-ND), hai ngọn gần nhau, hình trạng như thư hùng tương đấu. Đó là điều cấm kỵ của nhà phong thuỷ. Bởi vậy cổng thành phía trước thường không mở. Người ta thường lấy Thanh vô tiền đối với Nghệ vô hậu”. (Bản khắc chữ Hán của Hải Dương-Liễu Văn Đường, Hạc Thành-Mật Đa tự tàng bản, Thành Thái-Giáp Thìn [1904]-HTC dịch). Sách “Đại Nam nhất thống chí” (Tổng tài Cao Xuân Dục-Bản dịch mới của Hoàng Văn Lâu-NXB Lao Động-2002) khi chép về Mật Sơn cũng cho biết: “Phía Bắc núi có một phiến đá hệt như hình người, đứng chắp tay quay về hướng Nam, gọi là ngọn núi Kim Đồng, cùng với ngọn núi Ngọc Nữ, đối diện với nhau (…) Trong địa khoá có nói “Kim Đồng cúi Bắc, Ngọc nữ chầu Nam”. Sau này, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Bắc, còn Ngọc Hân công chúa về miền Nam với Tây Sơn, đúng là nghiệm vào câu địa khoá ấy (…). Hiện nay tỉnh thành Thanh Hoá lấy hai trái núi Kì Lân làm tiền án. Cũng có người cho bên hữu là con Kì mà bên tả là con Lân, hai núi sát nhau, chẳng khác con đực và con cái cùng đuổi nhau. Vì lẽ đó, cửa thành thường đóng mà không bao giờ mở”. Theo đây, “cổng thành phía trước” (cửa Tiền) thành Thanh Hoá vẫn có, nhưng “thường không mở”, chứ không phải “vô tiền” (hoàn toàn không có cửa Tiền), theo nghĩa hiển ngôn của câu tục ngữ. Thành Thanh Hoá hình lục lăng, có 4 cửa. Ảnh: ST Vậy, còn “Nghệ vô hậu” thì sao? Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép về thành tỉnh Nghệ An như sau: “Thành xây như hình con rùa, chu vi 630 trượng, cao một trượng (…)có ba cửa, ngoài cửa đều có xây nguyệt luỹ…”. Theo đây, thành Nghệ An chỉ thiết kế ba cửa, không có cửa Hậu. Trong bài “Về câu nói Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu”, Nguyễn Trung Hiền cũng cho biết, năm 1974, tác giả công tác ở Ty Văn hóa Nghệ An, trụ sở đóng ngay trong thành, và không “nhìn thấy gì về dấu tích một “cổng thành Bắc được bít lại”. Chúng tôi tin quan sát thực địa này là chính xác. Như vậy, nếu thành Thanh Hoá có cửa Tiền, nhưng “thường không mở” (nên gọi “vô tiền”), thì thành Nghệ An trong thiết kế, kiến trúc vốn không có cửa Hậu (cửa Bắc), chứ không phải “Thành có bốn cổng nhưng cổng Bắc (tức cửa hậu-HTC) đã bịt lại nếu không sẽ có ma do những ác thần quấy nhiễu”, nên gọi “vô hậu”, như ghi chép của H.Le Breton. Vậy, lí do thành Thanh Hoá thường không mở cửa Tiền, có đúng là do “phạm vào điều cấm kị của nhà phong thuỷ” như lời giải thích của “Thanh Hoá kỉ thắng” và “Đại Nam nhất thống chí”? Xin trích một đoạn trong bài vè ở Thanh Hoá ghi lại việc người Pháp kén lính An Nam tham gia Đệ nhất Thế chiến (1914-1918): “Nhớ năm Duy Tân thập niên Kén binh sang Tây hơn nghìn Mười ba phủ huyện, đi trình thật đông Kén rồi nhốt ở HOÀNG CUNG Rạng ngày mười tám đưa chân lên tàu…” Tại sao lại có “Hoàng cung” ở đây? “Hoàng Việt nhất thống địa dư chí” (Lê Quang Định soạn - Phan Đăng dịch, chú giải-NXB Thuận Hoá, 2005), chép cụ thể về mục đích xây thành này như sau: “Năm Quý Hợi niên hiệu Gia Long thứ 2 (1803), nhân ngự giá ra bắc, nhà vua ghé vào thành này, thấy thành không được vững chắc nên sai lấy đất ở đồng ruộng xã Thọ Hạc, tìm được địa thế tốt đẹp, có thể giữ vững mà chẳng lo lắng, nên sang năm Giáp Tí (1804) xuống chiếu sai trấn quan dời dựng trấn thành vào chỗ này. Thành có hình lục giác, chu vi đến 600 tầm, có 3 cửa, trong thành dựng hoàng cung để phòng khi nhà vua ngự đến.”[1]. Theo đây, “Hoàng cung” trong bài vè chính là thành Thanh Hoá. Về phương vị, chính Nam (正南) thuộc Ngọ (午), nên cửa chính Hoàng thành phía Nam còn được gọi là Đoan Môn (端門), “Ngọ Môn” (午門), hoặc “Ngọ Triều Môn” (<span style="font-family: " calibri","sans-serif";" times="" new="" roman";="" " times="" roman";" times="" roman""="">午朝門). Theo “Tiên Thiên Bát Quái” (先天 <span style="font-family: " calibri","sans-serif";" times="" new="" roman";="" " times="" roman";" times="" roman""="">八卦), hướng Nam ứng với quẻ Càn (乾), tượng trưng cho Trời, nên Ngọ Môn chỉ dành riêng cho Đế vương, Thiên tử đi. Theo đó, thành Thanh Hoá thường không mở cửa Tiền (cửa Nam), vì cửa này chỉ được phép mở khi hành cung được “nhà vua ngự đến”, nhân đi tuần thú ra Bắc, hoặc về thăm thang mộc ấp mà thôi. Có lẽ, trong suốt khoảng thời gian nước nhà loạn lạc (cuối thể kỉ 19, đầu thế kỷ 20), các vị vua triều Nguyễn chưa một lần có dịp “tiền hô hậu ủng” về thăm Thanh Hoá quý hương. Bởi thế, Vương Duy Trinh dù làm Tổng đốc Thanh Hoá, ở ngay trong Thành, nhưng cũng chưa một lần được chứng kiến cửa Tiền hành cung rộng mở đón đức vua ngự giá. Phải chăng, đây chính là lý do khiến ông quên rằng, cửa Tiền thành Thanh Hoá “thường không mở”, là theo quy định trong điển lễ, chứ không phải để tránh phạm vào điều “cấm kỵ của nhà phong thuỷ”? Trong khi đó, Hyppolyte Le Breton - một người cũng từng nhiều năm dạy ở trường Quốc học Vinh, gắn bó với vùng đất Nghệ An, nhưng có lẽ ông có mặt ở đây muộn, lại quá lệ thuộc thông tin trong câu tục ngữ, dẫn đến suy diễn rằng, thành Nghệ An vốn “có bốn cổng nhưng cổng Bắc đã bịt lại…”. Một cổng thành thuộc thành cổ Nghệ An Ảnh:ST Trong thực tế, tuỳ yêu cầu phòng thủ quân sự, hoặc yếu tố phong thuỷ trong xây dựng nói chung, mà nhiều thành chỉ có 3 cửa, thậm chí chỉ 2 cửa. “Đại Nam nhất thống chí” cho biết: -Thành phủ Diễn Châu (Nghệ An): “Chu vi 179 trượng, hai thước, cao chín thước (…). Thành có ba cửa, ở địa phận thôn Yên Lãng xã Cao Xá, huyện Đông Thành”. -Thành tỉnh Quảng Bình: “Chu vi 169 trượng lẻ, cao một trượng, dày ba trượng một thước, trong có đắp phụ đất ba trượng, có ba cửa: Tả, Hữu, và hậu”. -Thành tỉnh Bình Định: “Chu vi 200 trượng tám thước, cao 10 thước,có ba cửa”. -Thành tỉnh Quảng Ngãi “Chu vi 500 trượng hai thước lẻ; cao một trượng; có ba cửa (không có cửa phía Nam)”. -Hàng loạt thành thuộc tỉnh Hà Nội: Thành phủ Hoài Đức, phủ Thường Tín, phủ Ứng Hoà, phủ Lí Nhân; thành huyện Nam Xương, huyện Bình Lục…đều chỉ có ba cửa. Thậm chí, thành phủ Thiên Trường (Nam Định) chỉ có hai cửa…. Vậy tại sao nhiều địa phương có thành “vô hậu”, hoặc “vô tiền”, nhưng dân gian lại “thường lấy Thanh vô tiền đối với Nghệ vô hậu”? Thanh Hoá - Nghệ An là hai vùng đất láng giềng “giáp mái kề hồi” (thời Tần cùng thuộc Tượng Quận, Hán thuộc Cửu Chân), trải mấy ngàn năm gắn bó, “tắt lửa tối đèn” có nhau. Bởi vậy, dân gian hay đặt hai vùng đất này trong cái nhìn tương quan so sánh: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”; “Vua xứ Thanh, thần/quan xứ Nghệ”; “Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống”; “Thanh Hóa Trịnh Vạn vi ngọc quế, Nghệ An Quỳ Châu thứ chi” v.v... Bởi chỉ dành cho vua đi, nên không phải cả năm, mà có khi hàng chục năm liền, cửa Tiền thành Thanh Hoá im ỉm khoá. Điều vốn bình thường này trở nên bất thường trong mắt dân gian, “hữu tiền” mà ví tựa như “vô tiền”! Như vậy, theo chúng tôi, “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu”, chỉ là kiến văn của dân gian về đặc điểm kiến trúc và công năng sử dụng của hai toà thành hàng tỉnh, thuộc hai vùng đất láng giềng: “Thanh vô tiền” hiểu theo nghĩa bóng, “Nghệ vô hậu” hiểu theo nghĩa đen, chứ không có ý gì khác! Chú thích: [1] Chi tiết “có 3 cửa” là nhầm lẫn của “Hoàng Việt nhất thống địa dư chí”. Hoàng Tuấn Công/ 2019 (Bài viết cho “Lao Động Nghệ An” số Tết Kỷ Hợi 2019)Nguồn Tuấn Công Thư Phòng 2866 Trong bài “Về câu nói Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” (Tạp chí Văn hoá Nghệ An-2011), tác giả Nguyễn Trung Hiền nhận định: “Người ghi câu nói “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” đầu tiên có thể là H.Le Brơtông (H.Le Breton). Ông đã ghi câu nói trên vào “An Tĩnh cổ lục” (Le vieux An Tĩnh) xuất bản năm 1936 ở Tập san “Đô Thành hiếu cổ”. Quả tình, trong “An Tĩnh cổ lục”, Hyppolyte Le Breton có chép: “Thành Vinh hình 6 cạnh, do đó nhân dân gọi là thành “Con Rùa”, chu vi 630 trượng (…) Thành có bốn cổng nhưng cổng Bắc đã bịt lại nếu không sẽ có ma do những ác thần quấy nhiễu. Cũng giống như cổng phía Nam của Thanh Hóa mà tục ngữ đã có câu: “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” (Tiền = cổng phía Nam, hậu = cổng phía Bắc)”. Theo đây, hai chữ “có thể” đầy thận trọng của tác giả Nguyễn Trung Hiền đã không thừa. Bởi H.Le Breton không phải là người “đầu tiên” (1936) ghi lại câu “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu”. Ít nhất, 32 năm trước (1904), sách “Thanh Hoá kỉ thắng” (清 化 紀 勝) mục “Mật Sơn”, đã chép như sau: “Núi Mật có tên là núi Kỳ Lân (...). Trên đỉnh núi ấy có một hòn đá như hình người chắp tay hướng về phương Nam, tục gọi là ngọn Ngọc Nữ, hoặc gọi là Lân Vĩ (đuôi con kỳ lân). Cách sông lại có ngọn núi tên gọi Kim Đồng, đối diện với Ngọc Nữ (...). Nay tỉnh thành Thanh Hoá lấy hai ngọn núi Kỳ Lân, tả - hữu làm tiền án. Hoặc cho rằng hữu là Kỳ (con đực-ND), tả là Lân (con cái-ND), hai ngọn gần nhau, hình trạng như thư hùng tương đấu. Đó là điều cấm kỵ của nhà phong thuỷ. Bởi vậy cổng thành phía trước thường không mở. Người ta thường lấy Thanh vô tiền đối với Nghệ vô hậu”. (Bản khắc chữ Hán của Hải Dương-Liễu Văn Đường, Hạc Thành-Mật Đa tự tàng bản, Thành Thái-Giáp Thìn [1904]-HTC dịch). Sách “Đại Nam nhất thống chí” (Tổng tài Cao Xuân Dục-Bản dịch mới của Hoàng Văn Lâu-NXB Lao Động-2002) khi chép về Mật Sơn cũng cho biết: “Phía Bắc núi có một phiến đá hệt như hình người, đứng chắp tay quay về hướng Nam, gọi là ngọn núi Kim Đồng, cùng với ngọn núi Ngọc Nữ, đối diện với nhau (…) Trong địa khoá có nói “Kim Đồng cúi Bắc, Ngọc nữ chầu Nam”. Sau này, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Bắc, còn Ngọc Hân công chúa về miền Nam với Tây Sơn, đúng là nghiệm vào câu địa khoá ấy (…). Hiện nay tỉnh thành Thanh Hoá lấy hai trái núi Kì Lân làm tiền án. Cũng có người cho bên hữu là con Kì mà bên tả là con Lân, hai núi sát nhau, chẳng khác con đực và con cái cùng đuổi nhau. Vì lẽ đó, cửa thành thường đóng mà không bao giờ mở”. Theo đây, “cổng thành phía trước” (cửa Tiền) thành Thanh Hoá vẫn có, nhưng “thường không mở”, chứ không phải “vô tiền” (hoàn toàn không có cửa Tiền), theo nghĩa hiển ngôn của câu tục ngữ. Thành Thanh Hoá hình lục lăng, có 4 cửa. Ảnh: ST Vậy, còn “Nghệ vô hậu” thì sao? Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép về thành tỉnh Nghệ An như sau: “Thành xây như hình con rùa, chu vi 630 trượng, cao một trượng (…)có ba cửa, ngoài cửa đều có xây nguyệt luỹ…”. Theo đây, thành Nghệ An chỉ thiết kế ba cửa, không có cửa Hậu. Trong bài “Về câu nói Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu”, Nguyễn Trung Hiền cũng cho biết, năm 1974, tác giả công tác ở Ty Văn hóa Nghệ An, trụ sở đóng ngay trong thành, và không “nhìn thấy gì về dấu tích một “cổng thành Bắc được bít lại”. Chúng tôi tin quan sát thực địa này là chính xác. Như vậy, nếu thành Thanh Hoá có cửa Tiền, nhưng “thường không mở” (nên gọi “vô tiền”), thì thành Nghệ An trong thiết kế, kiến trúc vốn không có cửa Hậu (cửa Bắc), chứ không phải “Thành có bốn cổng nhưng cổng Bắc (tức cửa hậu-HTC) đã bịt lại nếu không sẽ có ma do những ác thần quấy nhiễu”, nên gọi “vô hậu”, như ghi chép của H.Le Breton. Vậy, lí do thành Thanh Hoá thường không mở cửa Tiền, có đúng là do “phạm vào điều cấm kị của nhà phong thuỷ” như lời giải thích của “Thanh Hoá kỉ thắng” và “Đại Nam nhất thống chí”? Xin trích một đoạn trong bài vè ở Thanh Hoá ghi lại việc người Pháp kén lính An Nam tham gia Đệ nhất Thế chiến (1914-1918): “Nhớ năm Duy Tân thập niên Kén binh sang Tây hơn nghìn Mười ba phủ huyện, đi trình thật đông Kén rồi nhốt ở HOÀNG CUNG Rạng ngày mười tám đưa chân lên tàu…” Tại sao lại có “Hoàng cung” ở đây? “Hoàng Việt nhất thống địa dư chí” (Lê Quang Định soạn - Phan Đăng dịch, chú giải-NXB Thuận Hoá, 2005), chép cụ thể về mục đích xây thành này như sau: “Năm Quý Hợi niên hiệu Gia Long thứ 2 (1803), nhân ngự giá ra bắc, nhà vua ghé vào thành này, thấy thành không được vững chắc nên sai lấy đất ở đồng ruộng xã Thọ Hạc, tìm được địa thế tốt đẹp, có thể giữ vững mà chẳng lo lắng, nên sang năm Giáp Tí (1804) xuống chiếu sai trấn quan dời dựng trấn thành vào chỗ này. Thành có hình lục giác, chu vi đến 600 tầm, có 3 cửa, trong thành dựng hoàng cung để phòng khi nhà vua ngự đến.”[1]. Theo đây, “Hoàng cung” trong bài vè chính là thành Thanh Hoá. Về phương vị, chính Nam (正南) thuộc Ngọ (午), nên cửa chính Hoàng thành phía Nam còn được gọi là Đoan Môn (端門), “Ngọ Môn” (午門), hoặc “Ngọ Triều Môn” (午朝門). Theo “Tiên Thiên Bát Quái” (先天 八卦), hướng Nam ứng với quẻ Càn (乾), tượng trưng cho Trời, nên Ngọ Môn chỉ dành riêng cho Đế vương, Thiên tử đi. Theo đó, thành Thanh Hoá thường không mở cửa Tiền (cửa Nam), vì cửa này chỉ được phép mở khi hành cung được “nhà vua ngự đến”, nhân đi tuần thú ra Bắc, hoặc về thăm thang mộc ấp mà thôi. Có lẽ, trong suốt khoảng thời gian nước nhà loạn lạc (cuối thể kỉ 19, đầu thế kỷ 20), các vị vua triều Nguyễn chưa một lần có dịp “tiền hô hậu ủng” về thăm Thanh Hoá quý hương. Bởi thế, Vương Duy Trinh dù làm Tổng đốc Thanh Hoá, ở ngay trong Thành, nhưng cũng chưa một lần được chứng kiến cửa Tiền hành cung rộng mở đón đức vua ngự giá. Phải chăng, đây chính là lý do khiến ông quên rằng, cửa Tiền thành Thanh Hoá “thường không mở”, là theo quy định trong điển lễ, chứ không phải để tránh phạm vào điều “cấm kỵ của nhà phong thuỷ”? Trong khi đó, Hyppolyte Le Breton - một người cũng từng nhiều năm dạy ở trường Quốc học Vinh, gắn bó với vùng đất Nghệ An, nhưng có lẽ ông có mặt ở đây muộn, lại quá lệ thuộc thông tin trong câu tục ngữ, dẫn đến suy diễn rằng, thành Nghệ An vốn “có bốn cổng nhưng cổng Bắc đã bịt lại…”. Một cổng thành thuộc thành cổ Nghệ An Ảnh:ST Trong thực tế, tuỳ yêu cầu phòng thủ quân sự, hoặc yếu tố phong thuỷ trong xây dựng nói chung, mà nhiều thành chỉ có 3 cửa, thậm chí chỉ 2 cửa. “Đại Nam nhất thống chí” cho biết: -Thành phủ Diễn Châu (Nghệ An): “Chu vi 179 trượng, hai thước, cao chín thước (…). Thành có ba cửa, ở địa phận thôn Yên Lãng xã Cao Xá, huyện Đông Thành”. -Thành tỉnh Quảng Bình: “Chu vi 169 trượng lẻ, cao một trượng, dày ba trượng một thước, trong có đắp phụ đất ba trượng, có ba cửa: Tả, Hữu, và hậu”. -Thành tỉnh Bình Định: “Chu vi 200 trượng tám thước, cao 10 thước,có ba cửa”. -Thành tỉnh Quảng Ngãi “Chu vi 500 trượng hai thước lẻ; cao một trượng; có ba cửa (không có cửa phía Nam)”. -Hàng loạt thành thuộc tỉnh Hà Nội: Thành phủ Hoài Đức, phủ Thường Tín, phủ Ứng Hoà, phủ Lí Nhân; thành huyện Nam Xương, huyện Bình Lục…đều chỉ có ba cửa. Thậm chí, thành phủ Thiên Trường (Nam Định) chỉ có hai cửa…. Vậy tại sao nhiều địa phương có thành “vô hậu”, hoặc “vô tiền”, nhưng dân gian lại “thường lấy Thanh vô tiền đối với Nghệ vô hậu”? Thanh Hoá - Nghệ An là hai vùng đất láng giềng “giáp mái kề hồi” (thời Tần cùng thuộc Tượng Quận, Hán thuộc Cửu Chân), trải mấy ngàn năm gắn bó, “tắt lửa tối đèn” có nhau. Bởi vậy, dân gian hay đặt hai vùng đất này trong cái nhìn tương quan so sánh: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”; “Vua xứ Thanh, thần/quan xứ Nghệ”; “Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống”; “Thanh Hóa Trịnh Vạn vi ngọc quế, Nghệ An Quỳ Châu thứ chi” v.v... Bởi chỉ dành cho vua đi, nên không phải cả năm, mà có khi hàng chục năm liền, cửa Tiền thành Thanh Hoá im ỉm khoá. Điều vốn bình thường này trở nên bất thường trong mắt dân gian, “hữu tiền” mà ví tựa như “vô tiền”! Như vậy, theo chúng tôi, “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu”, chỉ là kiến văn của dân gian về đặc điểm kiến trúc và công năng sử dụng của hai toà thành hàng tỉnh, thuộc hai vùng đất láng giềng: “Thanh vô tiền” hiểu theo nghĩa bóng, “Nghệ vô hậu” hiểu theo nghĩa đen, chứ không có ý gì khác! Chú thích: [1] Chi tiết “có 3 cửa” là nhầm lẫn của “Hoàng Việt nhất thống địa dư chí”. Hoàng Tuấn Công/ 2019 (Bài viết cho “Lao Động Nghệ An” số Tết Kỷ Hợi 2019)Nguồn Tuấn Công Thư Phòng Trở về đầu trang Tuấn Công Thư phòng Thanh Hóa Nghệ An dân gian 8 Tổng số:1 lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10