Genk -- La bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in ấn là bốn phát minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc xưa. Những phát minh của họ không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân loại.
1. Kỹ thuật làm giấy: khởi nguồn cho giấy viết, giấy vệ sinh, tiền giấy
Giấy
được ghi nhận sử dụng đầu tiên từ năm 105, tuy nhiên những cuộc nghiên
cứu gần đây cho rằng, nó đã xuất hiện từ thế kỷ 2 trước Công Nguyên.
Thái Luân, một thái giám trong triều đình Trung Quốc, chính là người cải
tiến kỹ thuật làm giấy từ phương pháp cổ đại.
Ông sử dụng vỏ cây,
sợi thân cây, vải rách… để làm nguyên liệu chế ra giấy. Kỹ thuật làm
giấy mới của ông đã truyền rộng sang khu vực Trung Á và lan truyền ra
toàn thế giới thông qua "con đường tơ lụa".
Thái Luân, một thái giám trong triều đình Trung Quốc, chính là người cải tiến kỹ thuật làm giấy.
Người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra giấy, và họ cũng chính là người tạo ra giấy vệ sinh vào thời nhà Đường.
Nhưng
phải đến triều Minh (1368 -1644), giấy vệ sinh mới thực sự phổ biến,
khi nhà vua cho phép sản xuất đại trà loại sản phẩm này.
Người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra giấy, và họ cũng chính là người tạo ra giấy vệ sinh, vào thời nhà Đường
Vào thế kỷ 9, người Trung Quốc bắt đầu sử dụng giấy để in tiền, ban
hành dưới dạng hối phiếu. Thương nhân có thể ký thác tiền của mình tại
kinh đô rồi nhận một chứng chỉ viết trên giấy để đổi lấy tiền ở các
tỉnh.
Những thành phố lớn ở Trung Quốc luôn là nơi sầm uất, đông
đúc và là điểm dừng chân của rất nhiều thương gia, lái buôn từ khắp nơi
trên thế giới. Do đó, việc bất đồng ngôn ngữ là điều không thể tránh
khỏi.
Đó cũng là lý do mà từ thời nhà Tống (960-1279), người ta đã dùng giấy để làm thực đơn nhằm giúp hành khách dễ dàng chọn món.
2. Ngành in ấn: Những bản in đầu tiên là kinh sách
Theo
thông tin lưu trữ, bản in đầu tiên được làm ra vào thời nhà Tần, năm
868 sau công nguyên. Vào thời đó, phương pháp in khắc gỗ đang thịnh
hành, đơn giản hóa việc in ấn sách kinh dịch mà không cần chỉnh sửa
nhiều.
Cuốn Kinh Kim Cương được xem là quyển sách đầu tiên dùng phương pháp in khắc gỗ để sản xuất sách.
Cuốn Kinh Kim Cương được xem là quyển sách đầu tiên dùng phương pháp in khắc gỗ để sản xuất sách
Những nhà in sách bôi mực lên những khối gỗ được khắc chữ, sau đó lăn
khối gỗ lên giấy để in các ký tự. Mỗi bản khắc gỗ in được khoảng 20.000
cuốn sách.
Một thế kỷ sau, Tất Thăng đã phát triển kỹ năng in ấn
này bằng cách phát minh ra phương pháp in bằng các con chữ di động. Từng
con chữ được tạo ra bằng đất nung, gắn lên một tấm kim loại để tạo
thành trang sách. Sau khi in, các con chữ được sắp xếp lại để in trang
tiếp theo.
Nhà phát minh Johann Gutenberg cũng dùng phương pháp tương tự để in quyển Kinh Thánh đầu tiên vào những năm 1450.
3. Rượu: Những bình rượu đầu tiên có niên đại 9000 năm
Trung Hoa là quốc gia đầu tiên phát minh ra phương pháp chưng cất và lên men để làm rượu
Trung Hoa là quốc gia đầu tiên phát minh ra phương pháp chưng cất và
lên men để làm rượu, theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học
Pennsylvania năm 2004. Từ những chất hữu cơ chứa trong các bình rượu cổ,
họ cho rằng người Trung Hoa đã uống rượu từ khoảng 9000 năm trước.
Tương
truyền rằng, vào khoảng 2000 năm trước Công Nguyên, vợ của Hạ Vũ, hoàng
đế thời nhà Hạ, là người đầu tiên dâng rượu lên cho chồng.
4. Nĩa: Được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Người Trung Hoa đã phát minh ra chiếc nĩa theo thiết kế khá giống thời nay từ rất lâu về trước
Đũa là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày cũng như trở
thành nét văn hóa lâu đời ở Trung Quốc. Thế nhưng, một cuộc khảo cổ
trong lăng tẩm của Tần Thủy Hoàng gần đây đã chứng minh rằng, người
Trung Hoa đã phát minh ra chiếc nĩa theo thiết kế khá giống thời nay từ
rất lâu về trước.
Lý do tại sao người Trung Hoa cổ đại không sử dụng rộng rãi chiếc nĩa này vẫn chưa được tìm ra.
5. La bàn: còn được gọi là "kim chỉ nam"
La
bàn là một trong những phát minh cổ vĩ đại nhất của người Trung Hoa. Nó
được tạo ra vào khoảng thế kỷ 3 trước Công Nguyên và được sử dụng chủ
yếu trong phong thủy.
Cây kim trên la bàn của người Trung Hoa được
làm từ nam châm và được chạm khắc thành hình chiếc muỗng. Không như
những chiếc la bàn hiện đại luôn chỉ về phía bắc, la bàn cổ Trung Hoa
chỉ về phía nam.
La bàn là một trong những phát minh cổ vĩ đại nhất của người Trung Hoa
Điều này sẽ có lợi hơn với những người lái tàu, vì vào giữa ngày, mặt
trời luôn ở phía nam. Những hoa tiêu người Trung Hoa bắt đầu dùng nó
trên tàu vào khoảng thế kỷ thứ 10 sau Công Nguyên.
Thương nhân Ả
Rập khi sang Trung Quốc trao đổi buôn bán có thể đã học được cách chế
tạo và sử dụng la bàn, rồi sau đó truyền sang các nước phương Tây.
6. Đồng hồ cơ khí: Ngoài chỉ giờ còn chỉ ngày tháng và vị trí các chòm sao
Người
sáng chế ra đồng hồ cơ khí là nhà sư, nhà khoa học Nhất Hạnh. Ông phát
minh mẫu đồng hồ cơ khí đầu tiên vào năm 725. Theo thiết kế của ông,
dòng nước chảy qua làm quay bánh xe lớn, tạo nên vòng xoay của 1 ngày,
dài 24 tiếng.
Vào thời Tống, kỹ sư – nhà khoa học Tô Tụng đã cải tiến chiếc đồng hồ cơ khí
Vào thời Tống, kỹ sư – nhà khoa học Tô Tụng đã cải tiến chiếc đồng hồ
cơ khí. Ở phiên bản của ông, chiếc đồng hồ không những có thể chỉ giờ
trong ngày, mà còn là ngày trong tháng, lịch âm, thậm chí là vị trí của
những chòm sao và các hành tinh khác.
Ngoài ra, Tô Tụng còn xây một tháp đồng hồ và thêm cơ chế dây xích vào hệ thống bánh răng cao cấp để đồng hồ có thể hoạt động.
7. Máy ghi địa chấn: Phát hiện được động đất từ cách xa một ngàn cây số
Chiếc
địa chấn kế đầu tiên được nhà bác học Trương Hành (78 – 139) phát minh
ra vào thời Đông Hán. Hình dáng của chiếc máy là một chiếc vạc đồng, bên
trong là một con lắc sẽ di chuyển phát hiện những chấn động nhẹ dưới
mặt đất.
Hình dáng của chiếc máy là một chiếc vạc đồng, bên trong là một con lắc sẽ di chuyển phát hiện những chấn động nhẹ dưới mặt đất
Con lắc sẽ đánh trúng một hệ thống các đòn bẩy để mở miệng của một
trong tám con rồng bên ngoài chiếc vạc, khiến nó thả ra một quả bóng
bằng đồng. Quả bóng này sẽ rơi xuống miệng một con cóc bên dưới, tạo nên
một tiếng vang lớn để cảnh báo động đất.
Với cơ chế này, năm 138, máy ghi địa chấn đã phát hiện một trận động đất xảy ra tại một khu vực cách Lũng Tây một ngàn cây số.
8. Thuốc súng: Phát minh làm thay đổi lịch sử loài người
Thuốc súng là phát minh đột phá nhất của người Trung hoa cổ đại, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển toàn nhân loại.
Vào khoảng thế kỷ VI, các nhà giả kim thuật trong khi mày mò, đã vô tình tạo ra thuốc súng từ than củi, diêm tiêu và lưu huỳnh.
Thuốc súng là phát minh đột phá nhất của người Trung hoa cổ đại, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển toàn nhân loại
Tuy ngày nay thuốc súng được dùng rộng rãi trong quân sự, thời bấy
giờ người ta vẫn dùng thuốc súng để bắn pháo hoa trong các lễ hội tại
cung đình.
Thuốc súng từ Trung Quốc được truyền qua Ấn Độ rồi sang
Ả Rập, qua Tây Ban Nha rồi đến nhiều nước ở châu Âu. Người phương Tây
đã nhanh chóng tiếp thu và sử dụng phát minh này của người Trung Hoa một
cách hữu hiệu trong các cuộc chinh chiến.
Nguồn: Ancient Origins