Chụp ảnh là cuộc chơi nội tâm, ở đó những gì biểu hiện ra ngoài cho biết bạn là ai, bạn suy nghĩ như thế nào và thấy được cái gì.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Anthony Epes, một nhiếp
ảnh gia cộng tác với nhiều tổ chức lớn như BBC, French Photo Magazine,
Atlas Obscura và CNN.
Trong vài năm vừa qua tôi nhận ra muốn
chụp được những tấm ảnh đẹp trước hết cần trau dồi bản thân bằng những ý
tưởng mang tính thúc đẩy và giúp chúng ta phát triển. Như Henry Miller
đã thành nhà văn theo cách sau: "Hãy phát triển sự hứng khởi trong
cuộc sống này bằng cách bạn nhìn ngắm nó: con người, cảnh vật, văn học,
âm nhạc - rằng thế giới này muôn hình vạn trạng, thổn thức với nguồn kho
báu quý giá, những tâm hồn đẹp và con người thú vị. Hãy quên bản thân
mình đi".
Tôi nghĩ nó cũng tương tự đối với nhiếp ảnh.
Chúng ta cần nhìn ra ngoài thế giới và tìm lấy nguồn cảm hứng để thổi
bùng sức tưởng tượng và nguồn năng lượng bất tận bên trong mỗi con
người.

Đôi khi tôi nghe nhạc hay nhìn ngắm một nghệ sĩ đang sáng tác để có
cảm hứng cầm máy lên và đi ra ngoài chụp ảnh. Đôi khi cảm hứng lại đến
từ việc tôi đọc một quyển sách về khoa học, tự nhiên, tâm lý học hay
phát triển bản thân.
Và thật sự tôi không quan tâm cảm hứng bản
thân bắt nguồn từ đâu bởi tôi biết tất cả chúng giúp tôi phát triển kỹ
năng nhiếp ảnh và tận hưởng hành trình sáng tạo của mình. Dưới đây là
một số ý tưởng đã tạo nên khác biệt cho bản thân tôi trong năm qua, giúp
tôi chu du khắp thế giới cùng gia đình để tạo nên rất nhiều dự án ảnh
mới và cả trong việc giảng dạy nhiếp ảnh của tôi nữa.

Trải nghiệm mới mẻ về việc làm thời gian trôi chậm đi
Người
ta thường bảo thời gian trôi càng nhanh khi con người càng già đi. Khi
bạn còn là đứa trẻ đã nhiều lần cảm thấy những buổi chiều nhàm chán sao
mà dài bất tận. Nhưng khi đã lớn, cảm giác về thời gian lại như một thứ
gì đó vừa vụt qua vậy.
Khoa học chứng mình rằng cảm nhận này phụ
thuộc nhiều vào sự quen thuộc hơn là tuổi tác. Tức càng quen thuộc một
sự vật, sự việc như môi trường xung quanh, thói quen, sở thích, … thì sẽ
càng ít thông tin não cần xử lý, từ đó dẫn tới cảm nhận về thời gian
trôi nhanh hơn.
Thú vị thay, chúng ta đang sống trong một xã hội
có quá nhiều thông tin cần xử lý. Điều đó tạo nên cảm giác về thời gian
như đang trôi chậm lại. Và có hàng trăm cách để bạn có thể thay đổi cuộc
sống của mình ngay lúc này. Tạo lấy một thói quen mới trong công việc,
đi đến một nơi chưa từng ghé đến bao giờ hay có thể đi ra ngoài lúc đêm
khuya hoặc trời còn tờ mờ sáng, …
Tôi dành rất nhiều thời gian để
chụp ảnh lúc bình mình, không chỉ bởi vì nó đẹp mà còn vì lúc đó rất ít
người xung quanh. Cảm giác thật tuyệt khi bạn được ở một mình, có trải
nghiệm rất mới mẻ về mọi vật thời khắc tia sáng đầu tiên trong ngày.
Bao
nhiêu trải nghiệm đáng nhớ trong tuần qua bạn có thể kể lại, nó không
quan trọng bằng thói quen của bạn dành cho môi trường xung quanh như thế
nào, luôn có những cách mới để trải nghiệm về cuộc sống, cảnh vật xung
quanh bạn

Mang tới những điều bất ngờ cho cuộc sống bằng sự tĩnh lặng
Chúng
ta đều biết mức độ nghiêm trọng khi có cuộc sống quá đỗi bận rộn, nhiều
lo nghĩ khiến con người không còn thời gian cho bản thân sáng tạo. Đoạn
trích dẫn bên dưới sẽ cho thấy sự im lặng và không có những điều gây
phiền nhiễu, không thời gian biểu cố định có thể mang tới nhiều đều
không mong muốn vào công việc sáng tạo lẫn cuộc sống của chúng ta.
"Sự
tĩnh lặng không đơn thuần là một không gian không có âm thanh mà còn
không có chương trình trong đó. Không gì diễn ra trong đó ngoại trừ
những chương trình bất ngờ có thể xảy ra. Làm sao những thứ mới có thể
diễn ra? Trong một thế giới mọi thứ đều được lên lịch, liệt kê ra và
được lên chương trình sẵn, điều đầu tiên mọi người cần là không gian.
Bạn phải có được thứ đó.
Nó không có nghĩa là một thứ gì đó
to lớn sẽ xảy đến, nhưng sẽ không có gì xảy đến nếu như bạn chưa có
khoảng không riêng cho mình. Không ai có đủ thời gian để nhận bất kỳ thứ
gì mới, kể cả trong suy nghĩ của họ", Ursula Franklin.
Dĩ
nhiên bạn muốn thực hiện một dự án ảnh mới hay đang tìm kiếm ý tưởng cho
những tấm hình tiếp theo. Hãy im lặng, không làm gì cả, đó là những
việc tôi sẽ làm đầu tiên. Dừng mọi thứ gây phiền hà, suy nghĩ bộn bề của
cuộc sống, thay vào đó cho phép tâm hồn được thả lỏng vô định.
Tĩnh
lặng không hẳn là một hoạt động tách biệt hoàn toàn, bên trong đó bao
gồm các hoạt động khác bên trong. Một khi ý tưởng mới ra đời, không có
sự phân tâm từ những thói quen hay suy nghĩ thường ngày sẽ giúp tâm hồn
của bạn sinh động, giàu có hơn bao giờ hết.

Làm ngay đi, bây giờ hoặc không bao giờ!
Năm ngoái tôi
cùng vợ và các con rời Luân Đôn để trải nghiệm cuộc phiêu lưu dài hạn,
dạy nhiếp ảnh trực tuyến và tạo ra các dự án ảnh mới. Khi tôi chia sẻ kế
hoạch này với người khác, nhiều người trong đó từng nói rằng rất muốn
thực hiện điều đó nhưng không thể nào sắp xếp được.
Nghe thấy những điều đó khiến tim tôi nhói đau một chút. Tôi biết tại
thời điểm những rào cản ngăn bạn làm điều bạn muốn quá to lớn để bất kỳ
ai cũng có thể dễ dàng nói từ "để sau vậy" nhiều lần, dù ngay cả khi bạn đã có một bộ máy ảnh mới tốt hơn, nhiều kiến thức, tiền bạc hơn.
Thử
suy nghĩ về một ngày mọi thứ bạn muốn vẫn chưa thể thành hiện thực và
bạn đã quá già để có thể thực hiện nó. Bạn sẽ nghĩ gì khi nhớ lại quãng
thời gian với rào cản ở thời điểm hiện tại? Bạn sẽ còn thấy chúng là thứ
gì đó bất khả thi nữa không?

"Mọi thứ bạn muốn đều nằm ở mặt bên kia của sự sợ hãi" - Jack CanfieldNỗi
sợ xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, bao gồm ở cả mảng đỏi hỏi sáng
tạo như nhiếp ảnh. Thử tưởng tượng khi ra ngoài và bắt gặp lấy một cô
gái xa lạ vô cùng xinh đẹp. Bạn rất muốn chụp ảnh cô ấy, trong lòng nghĩ
vậy nhưng một thứ gì đó đã ngăn bạn lại. Thay vì đi thẳng tới cô ấy và
xin chụp ảnh, bạn lại đứng hình và bỏ đi chỗ khác. Hoặc cũng có thể bạn
đủ dũng cảm để chụp nhưng lại rón rén không đến đủ gần, hay được cô ấy
cho phép chụp ảnh nhưng lại chưa đủ kiên nhẫn để tìm ra góc chụp đẹp
nhất.
Sự sợ hãi có thể ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta theo
nhiều cách khác nhau. Nó khiến chúng ta ngại sử dụng chế độ M bởi vì tự
nghĩ bản thân chưa đủ kinh nghiệm trong điều chỉnh mọi thông số. Hoặc
chúng ta ngại xuống đường chụp ảnh tại một nơi xa lạ chỉ vì nghĩ rằng
chưa biết liệu có chụp được thứ gì thú vị hay không.
Sợ hãi cũng
làm nhiều người ngại không dám nằm ra đường để chụp góc từ dưới lên
tuyệt đẹp. Chúng ta sợ mọi người sẽ nhìn bằng ánh mắt như ám chỉ: "thằng này có vấn đề".
Vâng,
sự sợ hãi chỉ là một dạng cảm xúc, tôi muốn suy nghĩ về nó chỉ như một
lớp sương mù mà tôi có thể chấp nhận và vượt qua nó. Sau tất cả sẽ là
một viễn cảnh tươi sáng hơn đang chờ chúng ta.
Chúng ta thường
nghĩ về việc khi cân nhắc một mối rủi ro nào đó sẽ mang lại sự mất mát
gì mà thực sự lại chẳng mấy khi để tâm tới thành quả sẽ gặt hái được.
Đối với tôi, trong nhiếp ảnh nếu không dám chụp ảnh sẽ không có gì hết.

Phép màu của một chút lo lắng
Cảm giác lo lắng đối với
tôi luôn là khởi đầu của nhiếp ảnh. Tôi cần lo lắng bởi theo một cách
nào đó chủ thể trong ảnh của tôi sẽ không tuyệt vời như tôi nghĩ. Hiển
nhiên không cần lo lắng tới mức kiểu sắp có động đất, chỉ đơn thuần là
cảm giác vừa đủ để chúng ta cố gắng hơn trong công việc, và bạn sẽ ngạc
nhiên về nó khi giúp bạn biết mình phải làm cụ thể những gì để hoàn
thành tốt công việc.
Không quan trọng việc bạn cảm thấy lo lắng
như thế nào bởi vì chúng ta đang bị thu hút bởi nhiều thứ khác nhau
nhưng việc đặt bản thân vào vị thế luôn bất ngờ trước chủ thể sẽ giúp
chúng ta dễ dàng sáng tạo và chụp được bức ảnh thú vị hơn.
Hãy nhìn xung quanh với mọi sự tò mò và bạn sẽ luôn tìm thấy những điều gây ngạc nhiên lẫn lo lắng cho bản thân mình.

"Nguồn cảm hứng luôn tồn tại, nhưng nó chỉ đến khi bạn làm việc" - Pablo Picasso
Tôi
rất thích câu nói này. Không phải kỹ thuật của bạn cao siêu đến đâu,
camera xịn sò thế nào hay bạn hiểu cái máy ảnh của mình tới đâu, bạn cần
ra ngoài và chụp ảnh thường xuyên để nâng cao tay nghề của mình.
Đừng
chỉ chờ đến những ngày, khoảnh khắc có ánh sáng tuyệt đẹp mới xách máy
đi chụp - đấy cũng từng là điểm yếu của tôi. Tôi sẽ nói với bạn rằng tôi
có rất nhiều tấm hình đẹp được chụp trong ngày mà tôi không nghĩ sẽ
chụp được.

"Nếu bạn muốn thứ chưa bao giờ có thì bạn phải làm những điều chưa bao giờ làm" - Thomas Jefferson
Rất
nhiều người trong đó có bản thân tôi đều có sự thụ động và chỉ làm theo
thói quen trong cuộc sống hằng ngày. Khi càng về già chúng ta càng ngại
tìm ra những thứ mới mẻ có thể thu hút, hấp dẫn đối với bản thân.
Nhưng
nếu chúng ta yêu nhiếp ảnh và chụp nên những tấm ảnh, khi đó chúng ta
phải bị thu hút, mê đắm với cuộc sống chung quanh. Chúng ta say mê trước
những thứ ánh sáng đẹp, con người thú vị, màu sắc, đổ bóng và hình
dáng. Chúng ta yêu cách phải làm sao truyền tải hết thông điệp muốn nói
vào khoảnh khắc ngắn ngủi của việc chụp một tấm hình. Chúng ta là những
người nhìn ngắm thế giới và không chỉ muốn bước qua mà còn khao khát
thám hiểm, khám phá nó.
Đó là điều mà tôi nhớ để làm hằng ngày. Cố
gắng thử những điều tôi không thể, luôn vươn tới những khả năng mới mà
bản thân mình còn có thể khi là một nhiếp ảnh gia.
Minh Ty
Trí Thức Trẻ