Tập đoàn hàng không Airbus thử nghiệm thành công phần mềm điều khiển máy bay trực thăng Giao diện Người – Máy (HMI) trong một chuyến bay tự động hoàn toàn trong một giờ do bộ phận FlightLab thực hiện.
Nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus đã đạt được một thành
tích quan trọng trong công nghệ hàng không, hoàn thành thành công dự án Vertex.
Phòng thí nghiệm FlightLab của Airbus Helicopters đã hoàn thành chuyến bay thử
nghiệm của máy bay trực thăng hoàn toàn tự động, sử dụng phần mềm Giao diện Người
Máy (HMI) đơn giản hóa, chạy trên máy tính bảng mới được thiết kế nhằm giảm khối
lượng công việc của phi công và tăng cường độ an toàn của chuyến bay.
Điều khiển bay trực thăng với công nghệ Giao diện Người - Máy trên máy tính bảng. Ảnh Airbus Helicopters
Dự án đã cho thấy những khả năng của công nghệ Giao diện Người
- Máy (HMI) đơn giản hóa mới, được điều khiển trên máy tính bảng màn hình cảm ứng
và những tính năng tự động hóa tiên tiến.
Trong khuôn khổ của dự án Vertex, công nghệ HMI được sử dụng
trong các chuyến bay thử nghiệm từ ngày 27/10 đến ngày 22/11 tại cơ sở của công
ty Airbus Helicopters ở Marignane, Pháp, do Airbus UpNext phát triển và là một
trong số các hệ thống đang được FlightLab thử nghiệm.
Công nghệ HMI do thương hiệu Airbus UpNext thuộc Airbus thiết
kế. Airbus UpNext là chi nhánh nghiên cứu phát triển các công nghệ hàng không tiên
tiến và cơ sở hạ tầng của ngành.
Công nghệ HMI được thiết kế nhằm mục đích hợp lý và đơn giản
hóa quá trình chuẩn bị cho nhiệm vụ bay, thực hiện chuyến bay và hạ cảnh, giảm
khối lượng công việc của phi công và nâng cao cấp độ an toàn cho mỗi chuyến bay.
Chuyến bay tự động được điều khiển bằng máy tính bảng
Trong cuộc thử nghiệm bay thực tế kéo dài một giờ, được chuẩn
bị và thực hiện từ ngày 27/10 đến ngày 22/11 tại cơ sở của Airbus Helicopters ở
Marignane, Pháp, phòng thí nghiệm bay FlightLab của công ty Airbus Helicopters
đã thực hiện chuyến bay của một máy bay trực thăng hoàn toàn tự động, từ cất
cánh đến hạ cánh.
Theo lộ trình được xác định trước, một chuyến bay bao gồm
nhiều giai đoạn khác nhau như lăn bánh ra vị trí, cất cánh, bay hành trình, tiếp
cận sân bay và hạ cánh. Phi công sử dụng giao diện HMI trên máy tính bảng giám
sát hệ thống trong khi hệ thống HMI tự điều khiển bay và điều hướng trong chuyến
bay thử nghiệm.
Thông thường, hoạt động lái trực thăng phức tạp đến mức phi
công phải sử dụng cả hai tay và hai chân, bổ sung thêm những kỹ năng khéo léo
khác. Hoạt đông bay nói chung là một nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và những
kỹ năng hoàn hảo, thuần thục của phi công. Những kỹ năng phức tạp này đã thúc đẩy
Airbus Helicopters và các doanh nghiệp hàng không khác tìm kiếp giải pháp đơn
giản hóa những hoạt động cần thiết, giúp máy bay trực thăng an toàn hơn và giảm
khối lượng công việc của phi công.
Sử dụng các cảm biến thị giác máy tính, thuật toán nhận biết
tình huống và phát hiện chướng ngại vật, hệ thống tự động điều khiển bằng dây (fly-by-wire),
kết hợp với giao diện người - máy tiên tiến, FlightLab có thể thực hiện tất cả
các giai đoạn từ chuẩn bị nhiệm vụ bay, kiểm tra máy bay trước khi bay, bật nguồn,
di chuyển, cất cánh, bay vòng trên không trung, tiếp cận sân bay và hạ cánh an
toàn trong chuyến bay thử nghiệm kéo dài một giờ.
Khi phần mềm HMI hoạt động, phi công thử nghiệm theo dõi
chuyến bay trên giao diện máy tính bảng và màn hình đeo trên đầu, có thể can
thiệp nhanh chóng nếu hệ thống không phát hiện chướng ngại vật và tính toán lại
lộ trình an toàn thay thế đường bay.
Công nghệ HMI không có mục đích thay thế phi công con người
mà chỉ đóng vai trò như một trợ lý ảo cho người lái. Nhưng trong quá trình phát
triển, sử dụng công nghệ Máy học tăng cường, công nghệ có thể được chuyển sang
nền tảng robotaxi hàng không eVTOL hoặc áp dụng cho các máy bay trực thăng trong
trường hợp sử dụng autopilot.
Ông Michael Augello, Giám đốc điều hành của Airbus UpNext
cho biết:
"Sự kiện thử nghiệm trình diễn công nghệ, thực hiện
thành công chuyến bay tự động hoàn toàn từ khi cất cánh đến khi hạ cánh là một
bước tiến lớn hướng tới khả năng giảm khối lượng công việc phi công và đơn giản
hóa điều khiển máy bay bằng HMI. Nhóm nghiên cứu vận tải hàng không đô thị
Airbus (Urban Air Mobility) dự định triển khai trên các phương tiện giao thông
hàng không thành phố (eVTOL) thế hệ tiếp theo (CityAirbus NextGen) của doanh
nghiệp. Công nghệ mới có thể được ứng dụng cho máy bay trực thăng ở cấp độ thấp,
hỗ trợ phi công trong những chuyến bay gần chướng ngại vật bằng thông tin, được
thiết bị Lidar gắn trên máy bay cung cấp."
Airbus có kế hoạch trước mắt, phát triển hệ thống hỗ trợ phi
công khi máy bay bay ở độ cao thấp, hỗ trợ phi công xác định sớm chướng ngại vật
nhờ thông tin do thiết bị Lidar gắn trên máy bay cung cấp. Thiết bị lidar thực
hiện vai trò phát hiện ánh sáng và đo khoảng cách đến vật thể, giúp phi công
phát hiện và xác định sớm chướng ngại vật không lường trước được trong chuyến
bay để thực hiện vòng tránh.
Airbus Helicopters cam kết hoàn thiện hơn nữa những công nghệ
trong dự án Vertex. Những công nghệ đang được phát triển là tăng cường độ
nhạy và độ tin cậy của các cảm biến thị giác máy tính, tối ưu hóa hệ thống điều
khiển bay tự động và HMI để hỗ trợ phi công, giám sát và kiểm soát toàn diện chuyến
bay.