Tháng trước, một nguyên mẫu máy bay không gian mới Trung Quốc thực hiện chuyến bay thử nghiệm từ Trung tâm Vệ tinh Jiuquan ở Sa mạc Gobi, hạ cánh về Trái đất vào ngày 6/9. Các vệ tinh Mỹ ghi lại quá trình hạ cánh và một phần hành trình của phi thuyền.
Bắc Kinh thông báo, tên lửa Long March (Vạn lý trường chinh)
2F đã đưa một “tàu vũ trụ thử nghiệm có thể tái sử dụng” vào quỹ đạo, tuyên bố
chuyến bay là một “bước đột phá quan trọng”. Máy bay được thiết kế có cấu
trúc tương tự US X-37B, tàu không gian Mỹ đã hoạt động gần một thập kỷ.
Một phi thuyền không gian như X-37B Mỹ được lắp đặt rất nhiều
thiết bị tinh vi trên cơ sở chất bán dẫn tối tân. Mặc dù Trung Quốc giới
thiệu chiếc máy bay không gian thử nghiệm là bước đột phá lớn của công nghệ
trong nước, nhưng phụ thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn nước ngoài
như Applied Materials, Inc, Lam Research Corp, Tokyo Electron Ltd của Nhật Bản
và ASML Holding NV của Hà Lan, các nhà máy sản xuất chíp Semiconductor
Manufacturing Co Ltd (TSMC) của Đài Loan hoặc Samsung Electronics Co Ltd của
Hàn Quốc.
Những công ty này sản xuất chip cho những thiết kế công nghệ
không có nhà máy độc lập. Nếu không có quyền truy cập vào các cơ sở thiết
kế chip, chế tạo thiết bị hoặc chính các xưởng sản xuất bán dẫn, Trung Quốc sẽ
không có chip, cung cấp năng lượng cho các thiết bị tinh vi trong các phương tiện
bay vũ trụ, các thiết bị quân sự hiện đại hoặc thiết bị điện tử tiêu dùng khác
như điện thoại thông minh 5G.
Đầu năm 2018, phát biểu hùng hồn của Tổng thống Donald Trump
châm ngòi cho cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc, công nghệ trở thành chiến
trường chính và tâm điểm của cuộc chiến là chất bán dẫn. Chiến tranh
thương mại và công nghệ biến thành Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường, Mỹ duy
trì lợi thế rõ ràng so với Trung Quốc vì có ưu thế dẫn đầu về chất bán dẫn. Do
đó, không hề ngạc nhiên khi Washington kiên quyết ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận
công nghệ chip, thiết bị hoặc cơ sở vật chất, có thể cho phép Trung Quốc thu hẹp
khoảng cách giữa hai nước.
Trong tháng 9, Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất lệnh cấm xuất khẩu
cho nhà điều hành sản xuất chip , Semiconductor Manufacturing International
Corp (SMIC) lớn thứ năm thế giới. Tình báo Mỹ điều tra mối quan hệ giữa
SMIC tại Hồng Kông và quân đội Trung Quốc từ lâu. Đầu năm 2018, Mỹ áp đặt
lệnh trừng phạt nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE Corp vì đã bỏ
qua lệnh trừng phạt chống lại Iran và Triều Tiên, cấm các công ty Mỹ cung cấp
linh kiện cho họ. Cổ phiếu ZTE sụt giảm gần 70% do thiếu chip và các thành
phần khác. Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm sau khi ZTE nộp phạt 1 tỷ USD cuối năm 2018.
Hiện nay, Washington đưa ra những quyết định chế tài Huawei với
lý do an ninh quốc gia nhằm bóp nghẹt gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc. Thực
tế, Huawei đã tích trữ được một số lượng lớn chip Mỹ và vẫn giữ được nhịp độ hoạt
động bình thường. Huawei cũng sử dụng công ty thiết kế chip thành viên
HiSilicon Technologies Co Ltd và những thiết kế được sản xuất bởi nhà máy của Đài
Loan mà Trung Quốc đầu tư - SMIC. Lúc này, Washington áp đặt lệnh cấm xuất
khẩu cho chính SMIC. Kế hoạch chip war của Mỹ là làm tê liệt toàn bộ hệ thống
cung cấp chip của Trung Quốc.
Nhưng lệnh cấm xuất khẩu mới nhất của Mỹ đối với SMIC sẽ gây
tổn thất nghiêm trọng cho công nghiệp điện tử thế giới. Cuộc chiến chip
kéo dài sẽ làm tổn hại không chỉ ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, đặc biệt
là các doanh nghiệp như SMIC, Hua Hong Semiconductor Ltd và Huawei và cả các
nhà sản xuất thiết bị toàn cầu, do sức mua Trung Quốc chiếm 24% tổng số lượng
mua chip, chi tiết điện tử năm 2020.
Edison Lee, nhà phân tích viễn thông Jefferies & Co ở Hồng
Kông ước tính rằng các nhà máy bán dẫn của Trung Quốc hiện đang trong quá trình
xây dựng có thể chi 36 tỷ USD (150 tỷ RM) cho trang thiết bị mới trong vài năm
tới.
Thiết bị bán dẫn (SPE) và phần mềm thiết kế mạch tích hợp hoặc
tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) là những điểm nút trở ngại trong nỗ lực nội
địa hóa toàn bộ chuỗi cung ứng bán dẫn của Trung Quốc và trở thành tự cung tự cấp,
Lee lưu ý.
Ông nói, quyết định của Washington áp đặt Quy tắc sản phẩm
trực tiếp (DPR) chống lại Huawei trở thành động lực mới trong nỗ lực của Trung
Quốc nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào Mỹ và các nhà sản xuất toàn cầu khác.
Có hàng chục xưởng đúc chip, với TSMC là công ty dẫn đầu về
công nghệ cũng như quy mô tuyệt đối. Gã khổng lồ Đài Loan có gần 50% thị
phần doanh thu từ xưởng đúc toàn cầu. Samsung Electronics có thị phần gần
20% trong việc sản xuất chip tùy chỉnh cho các công ty thiết kế chip,
GlobalFoundries do Abu Dhabi kiểm soát (đã mua lại Chartered Semiconductors của
Singapore một thập kỷ trước cũng như xưởng đúc của IBM ở New York) là một phần
ba thị trường thế giới.
Trong số các công ty đúc bán dẫn lớn khác có United
Microelectronics Corp (UMC) của Đài Loan, SMIC có trụ sở tại Thượng Hải và
Tower Semiconductor Ltd. của Israel. Ngoài SMIC, Trung Quốc còn có nhiều xưởng
đúc nhỏ khác, bao gồm cả Hua Hong được niêm yết tại Kong Kong. TSMC thu được
14% hoạt động kinh doanh từ công ty con HiSilicon của Huawei năm 2019. Lệnh
cấm hoàn toàn của Mỹ sẽ có nghĩa là TSMC có thể mất 14% tổng doanh thu.
Trung Quốc hiện đang chậm trong lĩnh vực sản xuất
chip. Những chiếc iPhone 5G mới của Apple sẽ được tung ra thị trường, sử dụng
chip do TSMC sản xuất bằng quy trình hiện đại 5nm của hãng. Chip càng nhỏ càng
tinh vi. SMIC gần đây bắt đầu sử dụng quy trình 14nm và có kế hoạch chuyển
sang quy trình 7nm vào cuối năm sau hoặc đầu năm 2022. TSMC dự kiến sẽ sử dụng
quy trình 3nm thương mại vào thời điểm đó. Hiện nay, SMIC đi sau TSMC từ 3
đến 4 năm trong lĩnh vực sản xuất chip khi đang có một số quyền truy cập mua sắm
các chi tiết, thiết bị và phần mềm của phương Tây. Nếu không có khả năng
đó, Trung Quốc có thể tụt hậu hơn nữa, ít nhất là trong vài năm tới.
Mối quan tâm chính của Bắc Kinh không chỉ công nghệ chế tạo
chip mà còn là những thiết bị điện tử tiên tiến nhất và phần mềm thiết kế
chip. Lee cho biết, các công ty Mỹ hiện chiếm 50% đến 60% thị trường SPE
toàn cầu. Trong một số quy trình chính, thị phần của các công ty Mỹ đạt gần
100%, các công ty phần mềm thiết kế chip của Hoa Kỳ như Synopsys, Inc, Cadence
Design Systems Inc cũng như Mentor Graphics Corp, một bộ phận của Siemens AG của
Đức, chiếm 90 % thị phần toàn cầu. SMIC thường nhập gần một nửa thiết bị
điện tử từ Mỹ. Gần đây, SMIC khai trương một xưởng đúc bán dẫn mới, liên
doanh với chính phủ Trung Quốc và nâng ngân sách chi tiêu vốn năm 2020 từ 4,3 tỷ
USD lên 6,9 tỷ USD, từ 4,3 tỷ USD.
Washington vẫn đang tuyên bố điều nghiên những mối liên hệ của
SMIC với quân đội Trung Quốc trước khi ra quyết định cuối cùng về lệnh cấm.
SMIC khẳng đinh không có mối liên hệ nào với quân đội Trung Quốc và tất cả các
sản phẩm của họ đều dành cho mục đích dân sự. SMIC ban đầu được niêm yết
trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York nhưng bị hủy niêm yết vào năm 2019, quay
trở về thị trường chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải.
Sau đợt IPO A-share gần đây, hai cổ đông lớn nhất của SMIC
là Tập đoàn Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CICT) (doanh nghiệp
nhà nước), với 15,1% cổ phần và Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Trung Quốc, với
17,23%. cổ phần. CICT được thành lập vào năm 2018, kết quả của sự hợp nhất
Datang Telecom Group, chi nhánh R&D có trụ sở tại Bắc Kinh của Bộ Bưu chính
Viễn thông Trung Quốc (MPT) trước đây và nhà sản xuất thiết bị truyền thông quang
học FiberHome Technologies Group. Không có bằng chứng về các mối liên hệ
quân sự của SMIC, nhưng rõ ràng SMIC được kiểm soát bởi các tổ chức chính phủ
Trung Quốc, và dễ dàng bị Washington cáo buộc là doanh nghiệp của Đảng Cộng sản
Trung Quốc.
Mặc dù được coi là đối thủ 5G, nhưng Mỹ lo ngại hơn về việc
cho phép Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip phức tạp trên toàn cầu tự do. Huawei
hiện có cổ phần lớn nhất về bằng sáng chế 5G, nhưng Trung Quốc vẫn tụt hậu
trong lĩnh vực sản xuất chip và phần mềm.
Chiếm lĩnh phần quan trọng trong sự phát triển 5G đã không
mang lại cho Huawei lợi thế đáng kể trong hệ sinh thái bán dẫn tổng thể. Chuỗi
cung ứng phức tạp ràng buộc các công ty chip của Mỹ và Trung Quốc với nhau và phụ
thuộc vào nhau trong cấp phép chéo và công nghệ. Hơn nữa, đã quá muộn và
quá tốn kém cho bất kỳ quốc gia nào phát triển tiêu chuẩn 5G của riêng
mình.
Mỹ và các đồng minh phương Tây hiện đang tập trung vào việc
lập biểu đồ lộ trình lên 6G và xem các tiêu chuẩn băng thông rộng di động có thể
được sử dụng như một nền tảng để xác định công nghệ 6G sẽ thế nào.
Cách tiếp cận của Hoa Kỳ trong việc đối phó với Huawei có
hai hướng: Cắt đứt cả nguồn cung linh kiện cho Huawei và nhu cầu về các sản phẩm
hoàn chỉnh như thiết bị cho các công ty viễn thông ở các thị trường mới nổi. Mỹ
cũng đã thuyết phục Canada, Australia, New Zealand, Anh và một số quốc gia ở
châu Âu từ bỏ Huawei với tư cách là nhà cung cấp thiết bị viễn thông và chủ yếu
nhập khẩu từ Mỹ hoặc các nhà sản xuất thiết bị phương Tây khác. Washington
cũng đang sử dụng các đòn bẩy tài chính khuyến khích các quốc gia thị trường mới
nổi làm điều tương tự. Ấn Độ đã cắt đứt quan hệ với các công ty công nghệ
Trung Quốc - không chỉ Huawei mà còn với các doanh nghiệp thu thập dữ liệu Trung
Quốc như gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd, gã khổng lồ
internet Tencent Holdings Ltd và công ty truyền thông xã hội Bytedance, chủ sở
hữu TikTok. Trong số các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn khác, Brazil
cũng có khả năng chú ý đến lời kêu gọi của Mỹ từ bỏ Huawei.
Hiện tại, mục tiêu chính của Washington không phải là Huawei
mà là công ty con thiết kế chip HiSilicon. Đóng cửa những xưởng đúc bán dẫn
với HiSilicon và vẫn cấp cho Huawei giấy phép mua chip từ Qualcomm, Inc và
Broadcom Inc do TSMC và Samsung sản xuất, Washington đảm bảo rằng các công ty sản
xuất chip Mỹ duy trì doanh thu từ Huawei. Lệnh cấm đối với SMIC cho phép Mỹ
và các đồng minh phương Tây mở rộng hơn nữa vị thế dẫn đầu so với các xưởng đúc
bán dẫn của Trung Quốc. Khi Huawei mua thêm chip từ các nhà sản xuất chip
của Mỹ theo giấy phép nghiêm ngặt từ Washington, HiSilicon không được chuyển
giao công nghệ hoặc doanh thu.
Nếu không có HiSilicon, Trung Quốc không thể phát triển công
nghệ quân sự tinh vi hoặc máy bay không gian như chiếc phi thuyền mà họ đã thử
nghiệm thánh trước. Cuối cùng, Bắc Kinh vẫn có thể bắt kịp phương Tây sau
10 năm, hoặc có thể lâu hơn bằng cách đổ hàng chục tỷ đô la mỗi năm cho nghiên
cứu, nhưng các đồng minh của Mỹ và phương Tây sẽ không ngồi yên và trong bất kỳ
tình huống nào, Mỹ vẫn hy vọng dẫn đầu trong lĩnh vực chất bán dẫn then chốt
này.
Nếu không có HiSilicon, Trung Quốc không thể phát triển công
nghệ quân sự tinh vi hoặc máy bay không gian như chiếc phi thuyền mà họ đã thử
nghiệm thánh trước. Cuối cùng, Bắc Kinh vẫn có thể bắt kịp phương Tây sau
10 năm, hoặc có thể lâu hơn bằng cách đổ hàng chục tỷ đô la mỗi năm cho nghiên
cứu, nhưng các đồng minh của Mỹ và phương Tây sẽ không ngồi yên và trong bất kỳ
tình huống nào, Mỹ vẫn hy vọng dẫn đầu trong lĩnh vực chất bán dẫn then chốt
này.
Theo kế hoạch công nghiệp “Made in China 2025” của Bắc Kinh,
Trung Quốc tuyên bố sẽ tự sản xuất 40% chất bán dẫn theo nhu cầu nội địa vào cuối
năm 2020 và 70% vào năm 2025. Đạt mức chỉ hơn 10% hiện tại, kết quả còn rất xa
so với mục tiêu đầu tiên và mục tiêu 70% cho năm 2025 có vẻ quá viễn tưởng nếu
xét đến lệnh cấm của Mỹ đối với các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Bắc Kinh
đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi cố gắng bắt kịp công nghệ thiết kế
và sản xuất chip để trở thành cường quốc, có thể cạnh tranh hiệu quả với Mỹ.