Một con cá robot lọc vi nhựa đã được chế tạo ra sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi chế tạo robot tại Đại học Surrey Anh. Theo thông cáo báo chí của trường Đại học ngày 20/10.
Cá robot lọc vi nhựa, do một sinh viên tên là Eleanor
Mackintosh sinh viên trường Hóa học tại Đại học Surrey thiết kế đã được Hội đồng
giám khảo quốc tế lựa chọn vì thiết bị có thể trở thành một phần của giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa trên sông và trên biển.
Cuộc thi diễn ra vào mùa hè năm 2022 dành cho bất kỳ ai có ý
tưởng về một robot, lấy ý tưởng từ sinh học tự nhiên, với cam kết thiết kế chiến
thắng sẽ được chế tạo thành một nguyên mẫu hoạt động.
Eleanor Mackintosh nói trong cuộc phỏng vấn với New Atlas:
"Ô nhiễm nước, đặc biệt là ô nhiễm vi nhựa, là một vấn đề rất lớn. Không
chỉ đại dương bị ảnh hưởng mà cả sông, suối, hồ và ao. Thiết kế của tôi tập
trung vào hướng đảm bảo tính linh hoạt trong chức năng của robot. Còn sinh vật
nào tốt hơn để giải quyết các vấn đề trong các vùng nước hơn sinh vật sống
trong đó?"
Cá robot có mang dùng để lọc nước khi bơi và kích thước bằng
một con cá hồi.
Mackintosh cho biết: “Cá thích nghi với môi trường sống của
chúng và mang cá là cơ chế đáng kinh ngạc trong tự nhiên chuyên để lọc oxy vào
máu. Tôi đã điều chỉnh thiết kế theo hướng đó, tạo ra một bộ lọc vi nhựa kiểu mang
cá.”
Robot di chuyển trong nước bằng quẫy đuôi, há miệng để hấp
nước và vi nhựa vào khoang bên trong. Khi khoang đã đầy nước, robot đóng miệng
lại, mở các nắp mang giống như cửa gió và nâng sàn khoang lên để đẩy nước ra
ngoài qua các nắp. Những nắp mang cá được bao phủ một màng lưới nhỏ cho phép nước
đi qua nhưng giữ lại các mảnh vụn nhựa.
Robo-fish dài 50 cm (19,7 in), có thể thu giữ các hạt vi nhựa
có kích thước nhỏ 2 mm. Cùng với thiết bị đo quán tính IMU theo dõi chuyển động
trong nước, robot được trang bị các cảm biến đánh giá độ vẩn đục và cấp độ ánh
sáng dưới nước. Robot được chiếu sáng vào ban đêm.
TS Robert Siddall, Giảng viên tại Đại học Surrey, người đưa
ra sáng kiến tổ chức cuộc thi, cho biết, "Chúng tôi không biết phần lớn nhựa
đổ nguồn nước của chúng ta sẽ đến đâu. Chúng tôi hy vọng rằng chú cá robot này sẽ
là tiền đề trong tương lai có được các giải pháp kiểm soát vấn đề ô nhiễm nhựa
này."
Cuộc thi nhận được nhiều ý tưởng từ khắp nơi trên thế giới,
từ robot gấu bảo vệ rừng đến các máy bay không gian lấy ý tưởng từ cua hoặc một
chú nhím biển robot.
Thiết kế của cá robot là mã nguồn mở và tải miễn phí trên
trang web của cuộc thi. Bất kỳ ai có máy in 3D đều có thể tự chế tạo. TS
Siddall nói thêm, " Cá rô-bốt sẽ tham gia cùng những robot chống ô nhiễm
khác, đang được Đại học Surrey phát triển, giúp làm cho thế giới bền vững
hơn."