Các nhà nghiên cứu thuộc công ty an ninh mạng Human Security (trước đây là White Ops) tuyên bố phát hiện và phá vỡ một hoạt động gian lận, có tên gọi là mạng botnet Pareto CTV, cho phép tin tặc lây nhiễm mã độc hơn một triệu thiết bị di động Android để đánh cắp doanh thu của các nhà quảng cáo.
Các chuyên gia cho biết: “ Pareto là gần một triệu
thiết bị Android di động bị nhiễm virus giả danh hàng triệu người đang xem quảng
cáo trên TV thông minh và các thiết bị khác. Mạng botnet sử dụng hàng chục
ứng dụng dành cho thiết bị di động để mạo danh hoặc giả mạo hơn 6.000 ứng dụng
CTV (mạng lưới truyền hình Canada), chiếm trung bình 650 triệu yêu cầu quảng
cáo mỗi ngày ”.
Theo nhóm nghiên cứu, những kẻ lừa đảo tạo ra trung bình 650
triệu yêu cầu mỗi ngày trên các sàn giao dịch quảng cáo trực tuyến trong thủ đoạn
gian lận này, thu tiền từ những ứng dụng có sẵn trên các nền tảng truyền hình
trực tuyến phổ biến do Roku, Amazon, Google và Apple điều hành.
Tin tặc lây nhiễm mã độc các thiết bị hệ điều hành Android bằng
phần mềm bắt chước hàng triệu sản phẩm TV (CTV), được kết nối để tạo lượt xem
quảng cáo giả mạo.
Human Security trong một bài báo cho biết: "Pareto là gần
một triệu thiết bị Android di động bị lây nhiễm, giả danh hàng triệu người đang
xem quảng cáo trên TV thông minh và các thiết bị khác. Mạng botnet đã sử dụng
hàng chục ứng dụng di động để mạo danh hoặc giả mạo hơn 6.000 ứng dụng CTV, chiếm
trung bình 650 triệu quảng cáo yêu cầu mỗi ngày ".
29 ứng dụng Android, hầu hết có sẵn trên thị trường Play
chính thức của Google, khiến các thiết bị bị nhiễm virus hoạt động như TV thông
minh, lừa các nhà cung cấp quảng cáo tin rằng các lượt xem quảng cáo là thực, mặc
dù không có người thực nào xem. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra 36 ứng dụng
trên Roku cũng nằm trong chiến dịch gian lận này.
Những ứng dụng có vẻ lành tính, nhưng chưa một "bộ công
cụ phát triển phần mềm" để tạo ra các lượt xem quảng cáo giả mạo.
Any Light, một ứng dụng màu sắc ánh sáng, cho phép người
dùng lựa chọn các màu sắc khác nhau, nằm trong số các ứng dụng có chứa mã lừa đảo.
Theo Forbes, ứng dụng được tải xuống hơn 10.000 lần.
Ứng dụng trò chơi Sling Puck 3D Challenge, khoảng 100.000 lượt
tải xuống, cũng bị phát hiện chứa mã gian lận.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Pareto hoạt động bằng cách tạo
ra tín hiệu trong những ứng dụng di động Android độc hại, giả mạo các sản phẩm
phát trực tuyến TV cho người tiêu dùng, chạy trên Fire OS, tvOS, Roku OS và các
phương tiện thông dụng khác của CTV.
"Mạng botnet lợi dụng sự thay đổi kỹ thuật số, thúc đẩy
mạnh mẽ bởi đại dịch, ẩn mình trong tiếng ồn, đánh lừa các nhà quảng cáo và nền
tảng công nghệ tin rằng, quảng cáo đang được hiển thị trên các CTV."
"Phương thức tiếp cận này tạo ra lợi nhuận cho những kẻ
gian lận, do giá quảng cáo trên TV được kết nối thường cao hơn nhiều so với giá
quảng cáo trên thiết bị di động hoặc trên web."
Theo nhà khoa học Michael McNally thuộc Human Security, quy
mô và mức độ tinh vi của thủ đoạn gian lận này "đặc biệt đáng chú ý".
McNally giải thích: “Những kẻ đứng sau Pareto có hiểu biết
cơ bản về nhiều khía cạnh khác nhau của công nghệ quảng cáo, sử dụng kiến thức
đó làm lợi thế khi giấu các hoạt động trong hệ thống tương tác những phương tiện
của CTV.
Năm 2020, các nhà khoa học từ công ty an ninh mạng Snyk của
Anh cho biết, một bộ công cụ phát triển phần mềm do Mintegral của Trung Quốc tạo
ra, có thể thực hiện các hành vi độc hại, đánh cắp doanh thu từ những phương tiện
quảng cáo của đối thủ, thu thấp dữ liệu người dùng đến các máy chủ do các nhà
phát triển bộ công cụ phần mềm này kiểm soát.
Các nhà nghiên cứu của Snyk tuyên bố rằng các hành vi độc hại
từ Bộ công cụ tạo phần mềm (SDK) của Trung Quốc, được đặt tên là
"SourMint" hiện diện trong hơn 1.200 ứng dụng iOS trên App Store của
Apple - bao gồm Helix Jump, PicsArt, Subway Surfers, Talking Tom và
Gardenscapes.
Năm 2020, Cơ quan giám sát người tiêu dùng Anh “Which?” cảnh
báo, hơn một tỷ điện thoại và máy tính bảng hệ điều hành Android dễ bị tấn công
vì không còn được hỗ trợ bởi các bản cập nhật bảo mật.
Báo cáo cho biết, khoảng 40% người dùng thiết bị Android
trên khắp thế giới không nhận được các bản cập nhật quan trọng và những thiết bị
có nguy cơ cao nhất là những thiết bị di động, đang chạy Android 4 hoặc cũ hơn.