Các công ty khởi nghiệp công nghệ Indonesia đang thu lợi lớn trong nuôi trồng hải sản. Kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên, quốc gia này có đường bờ biển dài nhất thế giới và hơn 18.000 hòn đảo lớn nhỏ.
Nhưng có một nguyên nhân khác: “Khoảng cách công nghệ” đang
cản trở ngành thủy hải sản Indonesia mở ra tiềm năng to lớn, theo các nhà đầu
tư và công ty khởi nghiệp mà CNBC đã phỏng vấn.
Năm 2022, một số công ty khởi nghiệp huy động được hàng triệu
USD từ các nhà đầu tư tên tuổi để lấp đầy khoảng trống đó: eFishery (90 triệu USD
trong Series C), Aruna (30 triệu USD trong Series A tiếp theo), Delos (8 triệu
đô la trong phần mở rộng hạt giống) và FishLog (3,5 triệu đô la tiền Series A).
“Indonesia là nước sản xuất đánh bắt tự nhiên lớn thứ hai thế
giới sau Trung Quốc. Indonesia đứng thứ ba về sản lượng nuôi trồng thủy sản sau
Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng nếu nói về giá trị xuất khẩu, chúng tôi chỉ đứng thứ
12 trên thế giới”, Farid Naufal Aslam, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của
Aruna, công ty khởi nghiệp thương mại điện tử thủy sản cho biết. Nuôi trồng thủy
sản là hoạt động canh tác có kiểm soát các loại sinh vật dưới nước như cá và động
vật có vỏ, phục vụ cho nhu cầu con người.
SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THEO QUỐC GIA NĂM 2020
|
Nuôi trồng thủy sản (động
vật, không bao gồm tảo)
|
Các quốc gia sản xuất hàng đầu năm
2020
|
Các quốc gia xuất khẩu hàng đầu năm
2020
|
1
|
Trung Quốc
|
Trung Quốc
|
2
|
Ấn Độ
|
Na Uy
|
3
|
Indonesia
|
Việt Nam
|
4
|
Việt Nam
|
Chi-lê
|
5
|
Băng-la-đét
|
Ấn Độ
|
NGUỒN: FAO, STATISTA
|
Guntur Mallarangeng, đồng sáng lập và CEO của công ty quản
lý trang trại nuôi tôm Delos cho biết: “Rất nhiều quyết định được đưa ra dựa
trên cảm tính hoặc theo những gì tổ tiên đã làm trong 60 năm qua. Ông không đơn
độc trong suy nghĩ đó.
Yinglan Tan, đối tác quản lý sáng lập và Giám đốc điều hành
công ty Insignia Ventures Partners có trụ sở tại Singapore, công ty đầu tư vào
FishLog cho biết: “Ngành thủy sản của Indonesia có rất nhiều người làm việc
theo phương pháp truyền thống, đã truyền lại những hoạt động kinh doanh sản xuất thông
thường từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giúp ngư dân “trưởng thành”
Ông Tan cho biết, những nhà sản xuất trong ngành thủy sản Indonesia
cần công nghệ hiệu quả hơn và quy trình tốt hơn.
Gibran Huzaifah Amsi El Farizy, nhà sáng lập kiêm Giám đốc
điều hành của eFishery một công ty khởi nghiệp về công nghệ thủy sản cho biết:
“Phương pháp duy nhất để ngành thủy sản có thể phát triển là khi ngư dân phát
triển. Nếu ngư dân không phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất, chúng ta thực
sự không thể sản xuất thêm cá”.
Robot phân phối thức ăn thủy sản eFishery tại một trang trại cá ở Subang Regency ở Tây Java, Indonesia, tháng 6/2022. Ảnh CNBC
eFishery giúp ngư dân tối ưu hóa quy trình nuôi trồng thủy sản
thông qua máy cho ăn tự động và ứng dụng di động. Máy cho ăn tự động phát hiện
mức độ đói của cá và tôm thông qua chuyển động của sinh vật, giúp ngăn ngừa một
vấn đề phổ biến hơn trong quy trình cho ăn thủ công, cho ăn quá nhiều và thiếu.
Ông Farizy bắt đầu nuôi cá da trơn vào năm 2009 khi còn là
sinh viên để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Khi tốt nghiệp, ông đã quản lý 76
ao nuôi và bắt đầu khám phá những phương pháp sử dụng công nghệ để giúp đỡ nông
dân.
Sau đó, ông chế tạo nguyên mẫu máy cấp liệu tự động vào năm
2012, tung ra thị trường vào năm 2013.
“Chi phí cho ăn vật nuôi nước chiếm 70%-90% tổng chi phí. Vì
vậy phương pháp cho ăn tự động cho phép tăng năng suất và giảm chi phí,” Farizy
nói. Ông tuyên bố rằng máy cho ăn tự động có thể giảm 28% chi phí thực phẩm vật
nuôi.
Trong lĩnh vực kinh doanh của mình, Aruna giúp kết nối những
người nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ của Indonesia với người mua. Công ty tuyên
bố kết nối hoạt động với 40.000 ngư dân trên 170 địa điểm.
Theo tạp chí Marine Policy về các nghiên cứu chính sách đại
dương, nghề cá quy mô nhỏ chiếm khoảng 90% tổng số ngư dân. “Trên bình diện năng
suất và hiệu quả, nghề cá vẫn rất truyền thống,” Aslam nói.
Ông tuyên bố, những người ngư dân làm việc với Aruna có thể
bán sản phẩm đánh bắt của họ với giá cao hơn tới 50%. Và theo báo cáo của Trung
tâm Thực hành và Đầu tư Tác động, Đại học Quản lý Singapore và Accenture, ngư
dân đã đạt được mức tăng thu nhập từ 3 đến 12 lần thông qua Aruna.
“Ngư dân sẽ sản xuất những gì thị trường cần. Công nghệ
marketing khiến chuỗi cung ứng hiệu quả hơn và tăng thu nhập cho ngư dân vì người
dân biết loại cá phải đánh bắt và những gì có thể bán với giá cao hơn”, Aslam
nói.
Tiềm năng trở thành cường quốc thủy sản toàn cầu
Theo báo cáo năm 2016 của công ty nghiên cứu thị trường
Ipsos, mặc dù Indonesia chỉ sử dụng 7,38% tổng diện tích tiềm năng cho nuôi trồng
thủy sản, nhưng quốc gia này đã được xếp hạng một trong số các quốc gia có năng
suất cao nhất trong sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Báo cáo cho biết: “Với việc chuyển giao kiến thức và công
nghệ phù hợp thực tế nuôi trồng thủy sản, Indonesia có xuất phát điểm rất tốt để
củng cố vị thế là một trong những quốc gia nuôi trồng thủy sản hàng đầu trên thế
giới”.
Aakash Kapoor, phó chủ tịch của công ty đầu tư mạo hiểm
Sequoia Đông Nam Á - đã đầu tư vào eFishery cũng rất “lạc quan” về ngành chăn
nuôi thủy sản Indonesia.
“Việc Indonesia trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu
cá và tôm lớn nhất thế giới được cho là cơ hội có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Chính
phủ cũng có những chính sách thúc đẩy Indonesia trở thành nền kinh tế xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực
bao gồm nuôi trồng thủy sản”, ông nói.
“Indonesia có những mảnh ghép để trở thành quốc gia dẫn đầu
toàn cầu về nuôi trồng và sản xuất thủy sản. Một khi chúng tôi tìm ra cách kết
hợp chúng lại với nhau, chúng tôi sẽ có thể trở thành cường quốc thủy sản trên
thị trường toàn cầu.”
Guntur Mallarangeng – đồng sáng lập và là CEO của
Delos tuyên bố.