Các nhà khoa học đang nghiên cứu những giải pháp tiềm năng, sử dụng một số loại công nghệ quang điện tích hợp (BIPV) với tòa nhà. Được nghiên cứu rộng rãi là công nghệ tập trung năng lượng mặt trời phát quang (LSC).
Các tấm pin mặt trời trên mái nhà được sử dụng rộng rãi để sản
xuất điện, nhưng có những hạn chế về không gian ở đô thị, diện tích trên mái
nhà thường không đủ để tạo ra năng lượng điện đáp ứng nhu cầu của tòa nhà và hạn
chế về thẩm mỹ.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu những giải pháp tiềm năng, sử
dụng một số loại công nghệ quang điện tích hợp (BIPV) với tòa nhà. Được nghiên
cứu rộng rãi là công nghệ tập trung năng lượng mặt trời phát quang (LSC), có khả
năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện từ các cửa sổ ngôi
nhà.
Khái niệm về Thiết bị tập trung năng lượng mặt trời phát
quang (LSC) được giới thiệu vào những năm 1970 và từ đó, những nghiên cứu này
phát triển nhanh chóng do những tiến bộ đáng kể trong các công trình nghiên cứu
về chất phát quang. Công nghệ LSC mang đến khả năng tích hợp các thiết bị quang
điện (PV) vào các tòa nhà một cách thẩm mỹ và có hiệu quả.
Ví dụ, những cửa sổ đầy màu sắc trong một ngôi nhà có thể vừa
thực hiện chức năng sản xuất điện vừa là một đặc điểm thiết kế khiến tòa nhà trở
lên ấn tượng.
Trong một LSC điển hình, một ống dẫn sóng phát quang tập
trung ánh sáng mặt trời từ một vùng lớn đến một khu vực nhỏ, giảm việc sử dụng
vật liệu pin mặt trời và giảm độ nhạy với bóng râm so với pin mặt trời truyền
thống.
Ánh sáng mặt trời đi vào một ống dẫn sóng phát quang, bị các
chất phát quang hấp thụ và chuyển đổi những photon mặt trời bước sóng ngắn
thành photon mặt trời bước sóng dài.
Những photon bước sóng dài được vận chuyển đến vành đai chu
vi nhờ phản xạ toàn phần bên trong và được hấp thụ bởi những tế bào quang điện
PV gắn liền với các cạnh.
Vật liệu Polyme liên hợp có những đặc tính quang học và điện
tử hữu ích, do đó có nhiều ứng dụng nhưng tính linh hoạt về cấu trúc nhưng không
có nhiều thông tin nghiên cứu về ứng dụng vật liệu polyme liên hợp trong năng
lượng mặt trời phát quang LSC.
Nhóm nhà khoa học từ Khoa Kỹ thuật Hóa học và Phân tử Sinh học
thuộc Đại học Rice, Houston, Texas, Mỹ đã khảo sát một polyme liên hợp phát
quang, poly (naphthalene‐ alt ‐vinylene)
(PNV) dành cho LSC. Công trình nghiên cứu được giới thiệu trên trang Wiley.
Theo nhận xét của các nhà khoa học, hiền còn tồn tại những khó
khăn phải giải quyết với độ ổn định của polyme liên hợp, nhưng đã có nhiều phát
hiện trong lĩnh vực này, các polyme liên hợp có tiềm năng lớn cho sự đổi mới
trong những lĩnh vực như điện tử và năng lượng.
Từ những tiềm năng của polyme liên hợp, các nhà khoa học Mỹ
chế tạo một loại polymer liên hợp phát quang cho LSC, được gọi là poly
(naphthalene ‐ alt ‐ vinylene) (PNV).
Nhóm nghiên cứu kẹp một lớp mỏng thủy tinh hữu cơ Poly(methyl
methacrylate) PMMA pha tạp PNV giữa hai tấm thủy tinh acrylic trong suốt, tạo
ra kính “cửa sổ” hình vuông với kích thước từ 1 đến 12 inch.
Những tấm kính cửa sổ này được thử nghiệm dưới ánh sáng mặt
trời trực tiếp ngoài trời và ánh sáng đi-ốt phát quang (đèn LED) khuếch tán
trong nhà. PNV hấp thụ và phát ra ánh sáng đỏ, nhưng những điều chỉnh trong
tương lai sẽ mang lại tiềm năng phát ra nhiều màu sắc khác nhau.
(a) Khái niệm về các
LSC như những cánh cửa sổ kiểu Pháp trong một ngôi nhà (b) Kiến trúc và cơ chế
hoạt động của các LSC. (c) Một ống dẫn sóng chứa polyme liên hợp phát quang
trong nghiên cứu này, cho thấy sự phát xạ cạnh ánh sáng đỏ đậm
Công suất tạo ra trong quá trình thử nghiệm thấp hơn so với
các tế bào quang điện PV thương mại sử dụng ánh sáng mặt trời, nhưng ngoài việc
chuyển đổi ánh sáng mặt trời, nhưng những cửa sổ LSC có thể tận dụng ánh sáng từ
bên trong ngôi nhà vào ban đêm.
Các nhà khoa học phát hiện được, hiệu quả thực sự cao hơn khi
hấp thụ ánh sáng LED bên trong nhà (10 W /m 2 ± 10%) nếu so với ánh sáng mặt trời
trực tiếp (1000 W/m 2 ± 10%), dù ánh sáng mặt trời mạnh hơn 100 lần.
Khi được thử nghiệm dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp ngoài
trời và ánh sáng LED khuếch tán trong nhà, các LSC dựa trên PNV với kích thước
12 inch cho thấy hiệu suất chuyển đổi điện năng thứ tự là 2,9% và 3,6%. Họ cũng
chứng minh tỷ lệ hấp thụ các photon ánh sáng theo thứ tự là 1,49 và 3,53.
Các nhà khoa học sử dụng Mô phỏng theo dõi tia Monte Carlo để
dự đoán hiệu suất của các cửa số LSC lớn với kích thước lên đến 120 in. Đối với
những LSC này, dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và ánh sáng LED khuếch
tán trong nhà, hiệu suất chuyển đổi điện năng dự kiến có giá trị lần lượt là
1,29% và 0,88%, tỷ lệ chuyển đổi dự kiến theo thứ tự là 6,73 và 8,62.
Công trình nghiên cứu này cho thấy được tiềm năng ứng dụng của
polymer liên hợp phát quang (PNV) cho các thiết bị điện mặt trời phát quang LSC
hiệu suất cao.
Các kỹ sư của Đại học Rice thiết kế và chế tạo những ô kính
cửa sổ nhiều lớp chuyển hướng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng trong nhà đến các
tế bào năng lượng mặt trời dải biên (Ảnh: tiến sĩ Yilin Li / Đại học Rice, Mỹ)