• Home
  • Site Map
  • Contact
  • Login
    • Register
  • Subscribe
Side Logo

Travel News

Trang tin du lịch

  • Home
  • Tin tức - Sự kiện
    • Thống kê du lịch
    • Chuyện lạ
  • Dịch vụ du lịch
    • Khám phá
    • Ẩm thực
    • Người Du lịch
    • Dự án đầu tư Du lịch
  • Visa, hộ chiếu
  • Thông tin cần biết
    • Đến Việt Nam
    • Tại Việt Nam
    • Giao thông
    • Thông tin khác
  • Văn Hóa
    • Tết Việt Nam
    • Giá trị lịch sử
    • Ngôn ngữ văn học
    • Lễ hội, trò chơi dân gian
    • Nghệ thuật biểu diễn
    • Trang phục
    • Kiến trúc, mỹ thuật
    • Món ăn, hoa, trái
    • Chợ
    • Phong tục tập quán
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Nhìn ra thế giới
  • Doanh nghiệp du lịch
  • UKEnglish

Công nghệ du lịch

Các cường quốc công nghiệp châu Á hướng tới mục tiêu trung hòa carbon giữa thế kỷ 21

17/11/2020 16:47 170
Theo tuyên bố của Tổng thống Moon Jae In, Hàn Quốc có kế hoạch tổ chức lại hệ thống kinh tế nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon trong môi trường vào năm 2050.

Trong bài phát biểu về chính sách của chính phủ mới tại Quốc hội Hàn Quốc ngày 28/10/2020, ông Moon tuyên bố: "Là một phần trong nỗ lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ cố gắng trở thành quốc gia trung hòa carbon vào năm 2050."

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Hàn Quốc vẫn phụ thuộc chủ yếu vào than nhập khẩu - cung cấp 40% nhu cầu năng lượng của quốc gia châu Á.

Trong một bài báo từ Agence France-Presse, được đăng lại trên Barron's, tổng thống Moon thông báo, để bắt đầu những hành động bảo vệ môi trường, Seoul sẽ đầu tư 2,4 nghìn tỷ won, tương đương khoảng 2,1 tỷ USD.

Hàn Quốc sẽ "từng bước thay thế sản xuất năng lượng từ than đá bằng năng lượng tái tạo", bắt đầu từ năm 2021, sau đó sẽ là khoản đầu tư 4,3 nghìn tỷ won, tương đương 3,8 tỷ USD, triển khai các trạm sạc pin xe điện.

Trước đó, chính quyền Hàn Quốc thông báo, 60 nhà máy điện than sẽ giảm xuống một nửa vào năm 2034, đầu tư phát triển các nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng, các nông trang năng lượng mặt trời và gió trong 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia.

Một thách thức khác trên con đường giảm xả thải của Hàn Quốc là lập trường chống năng lượng hạt nhân mạnh mẽ của quốc gia này. Chính quyền tổng thống Moon đang tìm cách cắt giảm 24 nhà máy điện hạt nhân của Seoul, một trong những khu vực có nhà máy điện dày đặc nhất thế giới, xuống còn 17 nhà máy cũng vào năm 2034. Mức cắt giảm này tương đương với gần một nửa sản lượng của ngành năng lượng, chuyển sang các nguồn năng lượng khí hóa lỏng, năng lượng mặt trời và gió, đây thực tế là một khó khăn vô cùng lớn.

Joojin Kim, luật sư của tổ chức phi lợi nhuận “Giải pháp cho Môi trường Khí hậu của Chúng ta” cho biết: “Không thể hoàn thành 'Net-zero 2050' nếu không có những thay đổi cơ bản trong chính sách năng lượng của Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc phải dừng ngay việc xây dựng các nhà máy điện than mới và bắt đầu chuyển các nhà máy than hiện có sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Các cường quốc châu Á cam kết chống biến đổi khí hậu

Thông báo từ Hàn Quốc nối tiếp theo nhưng thông báo trước đó của các cường quốc công nghiệp láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Tháng 10/2020, trên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết đưa quốc gia công nghiệp khổng lồ này trở thành quốc gia trung hòa với carbon năm 2060.

Thông qua cầu truyền hình do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phát biểu trước Đại hội đồng LHQ tại New York, ông Tập tuyên bố, Trung Quốc sẽ đạt đỉnh điểm xả thải carbon cao nhất trước năm 2030, sau đó sẽ giảm dần và tiến tới mục tiêu trung hòa carbon năm 2060.

Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Hiệp định Paris - một thỏa thuận toàn cầu của gần 200 quốc gia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuyên bố của ông nhận được nhiều phát biểu khen ngợi từ các nhà môi trường trên thế giới do chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm hơn 1/4 lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu .

Nhật Bản cũng đưa ra tuyên bố thời điểm trung hòa khí các-bon. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ trung hòa khí carbon năm 2050.

Trong bài phát biểu chính sách đầu tiên của mình trước quốc hội Nhật Bản kể từ khi được bầu vào vị trí này ngày 14/9/2020", thủ tướng Suga nói: “Ứng phó với biến đổi khí hậu không còn là hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế".

Tuyên bố này xuất phát từ thực tế, quốc đảo chịu áp lực rất lớn khi áp dụng các biện pháp đối phó với sự biến đổi khí hậu tích cực hơn khi lần đầu tiên đưa ra mục tiêu giảm 80% lượng khí thải carbon, hướng tới đạt được mức trung hòa carbon "càng sớm càng tốt."

Theo KH&ĐS

Trịnh Thái Bằng

Trở về đầu trang
   Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản Trung hòa carbon biến đổi khí hậu đấu tranh
0   Tổng số:

Các tin khác

  • “Điểm tới hạn tích cực” ngăn chặn “Điểm tới hạn” biến đổi khí hậu
  • Lý Sơn gắn mã QR tại các điểm tham quan du lịch
  • Microsoft cập nhật bản vá 83 lỗi bảo mật Window đầu năm 2021
  • Anh cấp phép 3 loại vắc xin khác nhau, có khác biệt trong tiêm chủng?
  • Ức chế quá trình thoát oxy ở cực âm tăng hiệu suất của pin lithium-ion
  • Ý tưởng đột phá: chế tạo pin mặt trời trong suốt
  • Các nhà khoa học thành công dịch chuyển lượng tử độ chính xác cao trên khoảng cách xa
  • Cảm biến sinh học phát hiện lây nhiễm Covid-19 trong vài giây
  • Phát hiện mới giúp quy trình khử muối trong nước biển hiệu quả và rẻ hơn
  • Mô hình in sinh học 3D giúp nghiên cứu sự phát triển và bệnh bẩm sinh tim người
  • 12345...>>

Tin đọc nhiều

  • Cẩm nang du lịch Pù Luông Thanh Hóa đầy đủ từ A –...

    Bạn muốn rời xa cái nắng nóng oi ả nơi thành thị ồn ào và tạm quên đi những mệt mỏi của...

    553
  • Hoài niệm quá khứ qua hình ảnh Tết của một thời...

    Tết xưa luôn là ngày mà tất cả mọi người cùng trông ngóng để háo hức, để trở về. Kỷ niệm...

    370
  • Vượt núi băng rừng lên đỉnh Lảo Thẩn “tắm mây”

    Lảo Thẩn là cái tên phổ biến nhất mà người dân địa phương ở đây khi nhắc tới đỉnh núi...

    270
  • Mai anh đào nhuộm hồng phố núi Đà Lạt

    Từ trung tuần cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, thành phố ngàn hoa Đà Lạt lại đón chào mùa...

    225
  • Du lịch Buôn Ma Thuột, Pleiku có gì mà thu hút...

    Nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Pleiku là địa điểm du lịch thu hút du khách...

    200

- Trang thông tin du lịch
- Email: contact@didulich.net
 

© 2021 Trang thông tin du lịch